Tuyênssinh247 môn toán lớp 7 năm 2023_2023 của đồng nai

Đề thi giữa kì 1 toán 10 năm học 2023-2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo?

Dưới đây là một số đề thi giữa kì 1 toán 10 năm học 2023-2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo:

Đề thi giữa kì 1 toán 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Lê Trọng Tấn – TP HCM

Tải về

Đề thi giữa kì 1 toán 10 minh họa năm 2023 – 2024 trường THPT Hướng Hóa – Quảng Trị

Tải về

Đề thi giữa kì 1 toán 10 năm 2023 – 2024 trường Trung học Thực hành ĐHSP – TP HCM

Tải về

Đề thi giữa kì 1 toán 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Nội

Tải về

Đề thi giữa kỳ 1 Toán 10 năm 2023 – 2024 trường THPT Việt Nam – Ba Lan – Hà Nội

Tải về

Đề thi giữa kì 1 toán 10 năm học 2023-2024 cho giáo viên và học sinh tham khảo? Tải đề thi giữa kì 1 toán 10 ở đâu? [Hình từ Internet]

Chương trình học lớp 10 năm 2023 - 2024 có bao nhiêu môn bắt buộc?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12

Theo đó, học sinh lớp 10 năm học 2023-2024 sẽ được học chương trình giáo dục phổ thông 2018

Căn cứ tại Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành 02 giai đoạn:

- Giáo dục cơ bản;

- Giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Trong đó, chương trình học lớp 10 thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp bao gồm các môn sau:

[1] Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương

[2] Các môn học lựa chọn:

Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.

[3] Chuyên đề học tập

Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học.

Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học.

Ở mỗi lớp, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

[4] Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thủ tục nhập học lớp 10 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT [có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT] quy định như sau:

Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a] Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b] Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.

Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:

Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. [Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần]

Chủ Đề