Ty lệ sinh viên ra trường có việc làm của Học viện Ngân hàng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Học viện Tài chính về việc khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp nhằm:

- Khảo sát, đánh giá tình hình việc làm của sinh viên hệ Đại học chính quy Học viện Tài chính sau khi tốt nghiệp trên các mặt: Tỷ lệ sinh viên có việc làm, thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp Việc làm có đúng với chuyên ngành đào tạo và nhận định lý do sinh viên có việc làm…

- Tổng hợp ý kiến của sinh viên hệ Đại học chính quy đã tốt nghiệp góp ý với Học viện về chương trình đào tạo, định hướng các kiến thức bổ trợ trong quá trình đào tạo, góp ý về công tác quản lý đào tạo, quản lý sinh viên trong Học viện.

Ban chỉ đạo và Tổ khảo sát đã triển khai thực hiện các công tác:

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Tổ

- Liên hệ với đại diện cựu sinh viên một số khoá tốt nghiệp gần đây để nắm bắt các thông tin, địa chỉ của cựu sinh viên Học viện Tài chính

- Thiết kế phiếu khảo sát đảm bảo đúng mục đích khảo sát và triển khai hoàn thiện phiếu gửi cho 3.600 SV theo địa chỉ qua đường bưu điện

- Tổ chức 10 đoàn khảo sát trực tiếp đến các đơn vị có nhiều cựu sinh viên Học viện đang công tác, kết hợp xin ý kiến của lãnh đạo đơn vị đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực do Học viện Tài chính cung cấp

- Xây dựng phần mềm tổng hợp kết quả khảo sát, nhập dữ liệu và viết báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp theo các nội dung khảo sát

Kết quả tổng hợp khảo sát SV sau tốt nghiệp: [tính đến ngày 29/12/2009]

1. Tổng số phiếu phát ra: 4.200 phiếu

- Gửi thư qua bưu điện theo địa chỉ SV: 3.600 phiếu

Trong đóSV khoá 41: 750 địa chỉ SV khoá 42: 1.025 địa chỉ

SV khoá 43: 1.225 địa chỉ các khoá trước: 600 địa chỉ

- Gửi trực tiếp đến các đơn vị 600 phiếu

2. Tổng số phiếu nhận về: 1.362 phiếu [đạt 32,4%]

- Theo đường bưu điện: 880 phiếu [chiếm 64,6%]

[đạt 24,4% so với tổng số phiếu gửi theo đường bưu điện]

- Trực tiếp từ các đơn vị: 400 phiếu [chiếm 29,4%]

[đạt 66,7% so với tổng số phiếu gửi trực tiếp đến các đơn vị]

- Tham gia trả lời qua website HVTC: 82 phiếu [chiếm 6%]

* Theo năm tốt nghiệp đại học hệ chính quy HVTC

+ Tốt nghiệp năm 2009 [SV CQ43]: 408

+ Tốt nghiệp năm 2008 [SV CQ42]: 327

+ Tốt nghiệp năm 2007 [SV CQ41]: 236

+ Tốt nghiệp từ năm 2006 về trước: 391

3. Số SV có tham gia các khoá học sau tốt nghiệp: 922 SV [chiếm 69,5%].

Cụ thể:

- Học tin học: 477 SV [chiếm 51,7%]

- Học ngoại ngữ: 569 SV [chiếm 61,7%]

- Học cao học chuyên ngành đào tạo: 272 SV [chiếm 29,5%]

- Học chuyên ngành khác 277 SV [chiếm 30%]

[trong đó học cao học chuyên ngành khác có 65 SV]

4. Số SV đã có việc làm: 1.308 SV [đạt 96%]

Số SV chưa có việc làm: 54 SV [chiếm 4%], đa số là SV 43 tốt nghiệp tháng 8/2009

Các thông tin khảo sát cụ thể như sau:

4.1. Với 1.308 sinh viên đã có việc làm:

4.1.1. Việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo: 998 SV [chiếm 73,2%]

Việc làm không đúng với chuyên ngành đào tạo: 274 SV [chiếm 20,1%]

Việc làm gần đúng với chuyên ngành đào tạo: 90 SV [chiếm 6,7%]

4.1.2 Thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp:

+ Có việc làm ngay: 745 SV [chiếm 56,9%]

+ Từ 3 tháng đến 6 tháng: 445 SV [chiếm 34%]

+ Từ 7 tháng đến 12 tháng: 69 SV [chiếm 5,2%]

+ Sau 1 năm: 49 SV [chiếm 3,9%]

4.1.3. Lý do có việc làm [theo nhận định của SV, có thể chọn nhiều lý do]:

+ Trình độ chuyên môn: 1.222 SV [chiếm 93,4%]

+ Trình độ vi tính: 730 SV [chiếm 55,8%]

+ Trình độ ngoại ngữ: 658 SV [chiếm 50,3%]

+ Sức khoẻ: 599 SV [chiếm 45,8%]

+ Ngoại hình: 350 SV [chiếm 26,8%]

+ Kinh nghiệm: 198 SV [chiếm 15,1%]

+ Quen biết: 222 SV [chiếm 20%]

+ Lý do khác: 80 SV [chiếm 6,1%]

4.1.4. Đánh giá của SV về kiến thức, kỹ năng học được tại HVTC:

+ Học được toàn bộ: 77 SV [chiếm 5,9%]

+ Học được phần lớn: 731 SV [chiếm 55,9%]

+ Học được một phần: 493 SV [chiếm 37,7%]

+ Không học được: 7 SV [chiếm 0,5%]

4.1.5. Mức thu nhập của SV đã tốt nghiệp hiện nay:

+ Dưới 2 triệu đồng/tháng: 89 SV [chiếm 6,8%]

+ Từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng: 275 SV [chiếm 21%]

+ Từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng: 331 SV [chiếm 25,3%]

+ Trên 4 triệu đồng/tháng: 554 SV [chiếm 42,3%]

Không trả lời: 59 SV

4.2. Với 54 sinh viên chưa có việc làm:

Trong đó:

+ Đã xin việc nhưng chưa thành công: 28 SV [chiếm 51,85%]

+ Chưa có ý định tìm việc hoặc muốn đi học tiếp: 26 SV [chiếm 48,15%]

Lý do đã xin việc nhưng chưa thành công [với 28 SV]

+ Chuyên môn, ngoại ngữ, tin học chưa phù hợp: 22 SV [chiếm 78,5%]

+ Lý do khác: 6 SV [chiếm 21,5%]

5. Đánh giá, nhận định về kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp:

- Hầu hết sinh viên Học viện sau khi tốt nghiệp đều có việc làm [với tỷ lệ 96%] và có việc làm sớm [mục 4.1.1: tỷ lệ 90,9% SV có việc làm ngay và sau thời gian tốt nghiệp 3 đến 6 tháng] hầu hết SV có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo [mục 4.1.1: tỷ lệ 73,2%], trình độ chuyên môn của SV là lý do chính giúp SV có việc làm [mục 4.1.3: tỷ lệ 93,4%].

- Bên cạnh sự hỗ trợ có hiệu quả của Học viện về thông tin việc làm, sinh viên Học viện có sự năng động, chủ động trong tìm kiếm việc làm [mục 4.1.1: 90,9% SV có việc làm trong thời gian sau tốt nghiệp 6 tháng], nhiều sinh viên tiếp tục học thêm nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết phù hợp với nghề nghiệp [số liệu mục 3].

- Ngành và quy mô các chuyên ngành đào tạo của Học viện hiện nay phù hợp với nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực kinh tế tài chính chương trình đào tạo theo chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu sử dụng nguồn lao động có tri thức và trình độ phù hợp với nghề nghiệp [mục 4.1.3].

- Sinh viên đã tốt nghiệp nhận định học được phần lớn kiến thức và kỹ năng tại Học viện [mục 4.1.4], song qua các ý kiến góp ý cho thấy kiến thức thực tế về chuyên ngành đào tạo của sinh viên Học viện còn hạn chế, thời gian đầu tiếp cận với thực tế công việc được giao còn nhiều lúng túng đa số SV sau khi tốt nghiệp đều học thêm về ngoại ngữ [mục 3: 61,7%] và tin học [mục 3: 51,7%]

6. Các ý kiến nghị của SV được tổng hợp theo các nội dung chính như sau:

- Quy mô đào tạo ngành và chuyên ngành của Học viện hiện nay là phù hợp với nhu cầu của xã hội, song cần xem xét tăng thời gian học các môn chuyên ngành, tạo điều kiện cho SV được học đầy đủ các môn học về tài chính, kế toán. Điều này giúp SV Học viện sau tốt nghiệp có khả năng thích ứng cao với các vị trí công tác về tài chính kế toán trong đơn vị.

- Tăng cường liên kết với các đơn vị để nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên tăng cường giao lưu và hỗ trợ sinh viên tiếp cận thực tế bằng nhiều hình thức như: học tại doanh nghiệp, tổ chức nhiều buổi báo cáo chuyên đề, xây dựng phòng thực hành cho các môn nghiệp vụ đối với các môn chuyên ngành cần có thêm nhiều bài tập nhóm hoặc bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng làm việc, phối hợp công việc theo nhóm…

- Học viện cần thay đổi chương trình đào tạo về tin học cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thực tế, đẩy mạnh tin học văn phòng và kỹ năng sử dụng, khai thác các phần mềm tài chính kế toán. Môn học này cần đưa vào các kỳ cuối phù hợp với phân bổ thời gian học các môn chuyên ngành và gần sát với thời gian SV chuẩn bị ra trường.

- Chương trình đào tạo về ngoại ngữ cần sắp xếp phù hợp với phân bố chương trình đào tạo, cơ cấu lại theo năm học theo hướng giảm bớt thời gian học ngoại ngữ ở những năm đầu tiên, tăng cường thời gian học ngoại ngữ ở 2 năm học cuối. Điều này có thuận lợi là SV đã có thời gian tiếp cận trước với các thuật ngữ chuyên ngành ở các môn học bằng tiếng Việt trong, gần sát với thời gian SV sắp tốt nghiệp để nâng cao tính ứng dụng của ngoại ngữ chuyên ngành. Đồng thời phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cần tăng cường kỹ năng giao tiếp và tính chủ động của SV. Có ý kiến cho rằng Học viện cần có phân loại, đánh giá trình độ ngoại ngữ của SV ngay từ khi nhập học để phân lớp và có phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ, song Tổ khảo sát nhận định ý kiến này không khả thi.

Trên đây là tập hợp lần 1, kết quả khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp. Tổ khảo sát sẽ tiếp tục cập nhật các số liệu theo phiếu khảo sát của SV gửi về đến hết ngày 10/01/2010 và có báo cáo chính thức với Giám đốc Học viện chậm nhất 15/01/2010.

TM TỔ KHẢO SÁT

TỔ TRƯỞNG

HỒ VĂN THỂ

[Trưởng ban CTCT& SV]

Tin liên quan:

>> Sinh viên thất nghiệp hàng loạt do giáo dục định hướng lệch

>> Tân cử nhân truớc nguy cơ thất nghiệp hàng loạt


>>  Sinh viên ngành tài chính lo thất nghiệp & Ý kiến người trong cuộc

Sinh viên ngân hàng lo thất nghiệp

Không chỉ các sinh viên tốt nghiệp ĐH trong nước gặp khó khăn mà sinh viên ngành tài chính ngân hàng, tự bỏ tiền du học ở nước ngoài cũng rơi vào tình cảnh khó xin việc làm.

Với tấm bằng cử nhân của Trường ĐH Ngoại thương năm 2011, anh Vũ Đức Hải tự tin vào làm việc ở một ngân hàng lớn ở Hà Nội ngay sau khi tốt nghiệp.

Hải nói: Năm 2011 trở về trước, sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH chính quy, có thêm một số kỹ năng mềm tốt, có thể xin được việc ngay; năm 2012 tình hình đã khác xa…

Sau khi có việc làm, anh Vũ Đức Hải tạm nghỉ việc một thời gian ngắn và đến nay, việc xin làm trở lại một số ngân hàng là điều xa vời. Hải đã chuyển sang làm kinh tế riêng cho bản thân.

Anh nói: Trong thời buổi kinh doanh khó khăn như hiện nay, khi các ngân hàng giải thể, tách nhập, dù có xin được việc, tôi vẫn duy trì việc kinh doanh của mình để phân tán bớt rủi ro.

Không chỉ các sinh viên tốt nghiệp ĐH trong nước như Hải gặp khó khăn mà sinh viên ngành tài chính ngân hàng, tự bỏ tiền du học ở nước ngoài cũng rơi vào tình cảnh khó xin việc làm.

Phạm Tiến Dũng, Thạc sĩ tài chính tín dụng, tốt nghiệp tại Anh, đã từng học tại Học viện Ngân hàng và tự túc du học tại Anh.

Sau 3 năm du học, trở về nước, Dũng xin vào Ngân hàng Công thương VN nhưng không còn chỗ. Cầm nắm hồ sơ rải khắp các ngân hàng trong địa bàn Hà Nội và sau hơn nửa năm anh thạc sĩ may mắn được nhận vào làm tại Ngân hàng Hàng hải.

Cắt nghĩa cho khó khăn về việc làm, Tiến Dũng nói: Công việc không nhiều và các ngân hàng, các doanh nghiệp tuyển không nhiều nhưng sinh viên tốt nghiệp ngành này cả trong lẫn ngoài nước ngày càng đông.

“Ngân hàng chạy theo chỉ tiêu huy động vốn, huy động, cho vay không thẩm định rõ ràng. Thiếu kiến thức về luật và áp đặt chỉ tiêu huy động vốn cho nhân viên… dẫn tới việc chịu “quả báo” như hôm nay”. Hồng Hân, sinh viên năm 3, Khoa Thị trường Chứng khoán Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nói vậy khi được hỏi về tình trạng khó khăn của ngân hàng hiện nay.

Theo Hứa Vũ Long, sinh viên năm thứ 3, Khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH Ngân hàng TPHCM, việc nhân viên ngân hàng bị sa thải nhiều, là do nhân viên kém kinh nghiệm và dựa dẫm vào mối quan hệ.


Thừa do trường không chuyên cũng đào tạo

Thạc sĩ ngành kinh tế và máy tính của trường ĐH Ithaca [Mỹ], anh Tiến Anh, đang công tác tại Bảo hiểm nhân thọ Fubon nói: Trong khi nhiều người không tìm được việc làm vẫn có những người có việc làm ở ngân hàng hoặc doanh nghiệp với mức lương đến 40 triệu đồng/tháng.

Đó là những người làm việc 12 tiếng/ngày và làm việc 7 ngày/tuần. Anh Tiến Anh bật mí: một số bạn bè của anh, học kinh tế hoặc ngân hàng tài chính ra, chưa xin được việc đã chuyển sang kinh doanh tiền tệ hoặc môi giới chứng khoán.

Ông Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng [HVNH] cho biết, hằng năm, HVNH tuyển khoảng 2.300 sinh viên với 5 ngành nhưng riêng ngành tài chính ngân hàng chiếm 1.200 đến 1.400 chỉ tiêu, ngành ngân hàng chiếm 700-800 chỉ tiêu.

Do đầu tư mới, sản phẩm mới đòi hỏi tự động hóa làm cho đội ngũ cán bộ cũ không theo kịp khiến lực lượng ngân hàng thiếu hụt; lực lượng trẻ ra có thể bù đắp vào chỗ đó.

Ông Hưng nói: Vừa qua, do tính toán không chuẩn, các trường không chuyên về tài chính ngân hàng đào tạo ồ ạt các ngành ăn khách này mặc dù không phải là trường có kinh nghiệm, có đội ngũ giảng dạy, có bề dày đào tạo chuyên ngành mà chỉ là đào tạo cho có ngành hot.

Điều này dẫn đến việc trường kỹ thuật, trường đa ngành cũng đào tạo… tài chính ngân hàng!

Tất nhiên, vì thế, khi thị trường tuyển dụng giảm, sinh viên sẽ khó xin việc làm. Thực tế cho thấy, sinh viên của một số trường chuyên ngành như Học viện Tài chính; Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân dễ kiếm việc làm hơn.

Xem thêm: Tốt nghiệp thủ khoa vẫn thất nhiệp như thường

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Tienphong

Video liên quan

Chủ Đề