Tỷ lệ học sinh sử dụng điện thoại

Theo Bộ GD&ĐT, có hơn 7,5 triệu học sinh ở các địa phương đang học trực tuyến, trong đó khoảng 1,5 triệu học sinh không có bất cứ thiết bị nào để học tập.

Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cho biết, qua khảo sát, 100% học sinh đủ thiết bị học tập, nhưng có tới 60% em dùng điện thoại. Màn hình điện thoại bé, học sinh khó nhìn màn hình giáo viên chia sẻ, trình chiếu video học tập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.

Bà Đinh Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội, cho biết, trường có 835 học sinh đầu năm rà soát chỉ có khoảng 30 em có máy tính học trực tuyến, đến nay con số này tăng lên thành 80 em, số còn lại phải học bằng điện thoại.

“Có đến một nửa học sinh phải học điện thoại cũ của bố mẹ. Việc học trực tuyến bằng điện thoại cũ, màn hình mờ, nhanh hết pin sẽ ảnh hưởng tới mắt cũng như hạn chế các em ghi chép bài vở trên lớp. Biết nhiều hạn chế như vậy nhưng học sinh ở vùng nông thôn điều kiện gia đình khó khăn, không có giải pháp khác”, bà Dung nói.

Tại các địa phương, khảo sát từ đầu năm học cho thấy tỉ lệ học sinh thiếu thiết bị học tập còn nhiều. Ở Sơn La, chỉ có 30% học sinh có thiết bị học tập; Nghệ An thiếu 69.000 thiết bị…

Ảnh hưởng mắt, chất lượng học tập

Tại TPHCM, đến thời điểm này, dù tỉ lệ học sinh thiếu thiết bị học tập đã giảm từ 75.000 xuống còn hơn 30.000, nhưng chưa có báo cáo có bao nhiêu em được sử dụng máy tính để học tập.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho biết, đầu năm học có 69.000 học sinh thiếu thiết bị học tập; đến nay, địa phương kêu gọi hỗ trợ, quyên góp được hơn 15 tỷ đồng mua thiết bị; đa số học sinh đã có phương tiện để học tập. Tuy nhiên, trong số đó, đa số học sinh sử dụng điện thoại để học tập vì gia đình khó khăn, không có tiền mua máy tính.

“Nếu học trực tuyến bằng điện thoại kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới thị lực và khó khăn trong tiếp nhận thông tin, ảnh hưởng chất lượng học tập. Tuy nhiên, ở địa phương, thời gian học trực tuyến của học sinh không kéo dài. Đến nay, chỉ còn học sinh lớp 1-11 ở TP Vinh học trực tuyến, các huyện khác đã học trực tiếp”, ông Thành nói.

TS Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nói rằng, thực tế ở gia đình có 2 cháu học trực tuyến phải vừa trang bị mỗi cháu 1 máy tính để học chính vừa phải có thêm 1 điện thoại thông minh để chụp ảnh, gửi bài cho giáo viên. Mỗi ngày, cô giáo giao bài tập, yêu cầu học sinh chụp lại, hoặc làm bài tập xong chụp gửi đi. Theo dõi trẻ học, ông thấy, nếu chỉ học bằng điện thoại màn hình nhỏ, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, khó thao tác.

Theo ông Khuyến, khi học sinh không nắm được bài, chất lượng yếu kém, dẫn tới nguy cơ bỏ học là điều cần tính tới. “Có thể nói, với tỉ lệ học sinh dùng điện thoại học là chủ yếu như hiện nay chỉ có thể là cách học đối phó, tạm thời trong một thời gian ngắn.Nếu kéo dài nhiều tháng, học sinh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, tâm sinh lý. Tôi từng có ý kiến phản đối việc cho học sinh tiểu học, THCS học trực tuyến. Phương thức này áp dụng cho học sinh THPT, CĐ, ĐH sẽ hợp lý hơn”, ông nói.

Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh [Bình Định] đề nghị, không nên xem điện thoại di động là thiết bị học trực tuyến. Cần có chính sách tốt hơn để các em có thiết bị học tập đảm bảo an toàn cho mắt.

Cụ thể, phỏng vấn gần 4.000 bà mẹ ở New York về mức độ sử dụng thiết bị điện tử khi trẻ 1 - 3 tuổi cho thấy, việc trẻ em sử dụng các thiết bị này hàng ngày đã tăng lên gấp 3 lần, từ mức trung bình 53 phút ở lên hơn 150 phút.

Còn tại Canada, hơn 79% trẻ em 2 tuổi và gần 95% trẻ em 3 tuổi đã vượt quá hướng dẫn của WHO về việc không sử dụng thiết bị điện tử quá một giờ mỗi ngày.

“Kết quả này đã cho thấy thói quen sử dụng thiết bị điện tử của trẻ bắt đầu từ rất sớm”, tác giả cấp cao Edwina Yeung, điều tra viên tại Viện Phát triển Con người và Sức khỏe Trẻ em Quốc gia Eunice Kennedy Shriver, cho biết.

Trẻ em dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính bảng, điện thoại và TV có ít chất trắng trong não hơn. Trong ảnh là hình ảnh não bộ của một đứa trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị này. Những khu vực bị ảnh hưởng có màu xanh lam.

Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết những đứa trẻ nằm trong nhóm sử dụng thiết bị điện tử quá mức đều là con đầu lòng, một cặp song sinh hoặc cha mẹ quá bận để chơi cùng con.

Những đứa trẻ này còn có thể học từ ba mẹ chúng - những người cũng đang lạm dụng điện thoại, đặc biệt là những bà mẹ chăm sóc con tại nhà. Chính những mối liên hệ đó đã dẫn đến việc trẻ em sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng và cha mẹ cũng không thể can thiệp được.

Trước thực trạng này, Học viện Nhi khoa Mỹ đã công bố các hướng dẫn về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của từng độ tuổi.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên khuyến khích trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ dưới 5 tuổi cần được giới hạn tổng thời gian sử dụng màn hình giải trí, phim ảnh, trò chơi điện tử, Facebook, YouTube,… xuống còn một giờ mỗi ngày. Tốt nhất là trẻ nên xem với cha mẹ hoặc người chăm sóc và có sự tương tác, bàn luận về những nội dung mà chúng đang xem.

Cha mẹ có thể đưa ra một khoảng thời gian cố định cho việc sử dụng những thiết bị điện tử của con. Ngoài khoảng thời gian đó, cha mẹ có thể xây dựng cho con thói quen khám phá thế giới bên ngoài nhiều hơn, hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt.

Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, WHO khuyến khích cha mẹ nên đọc, kể chuyện cho con nghe và tương tác cùng con nhiều hơn. Trẻ em ở độ tuổi này cũng nên ngủ đủ giấc từ 10 - 14 giờ mỗi đêm.

Áp dụng cách thức này, bà mẹ Jennifer Alsip ở Robinson, Texas [Mỹ] đã cắt mạng điện thoại khi con hết thời gian sử dụng. Trong khi đó, Melissa Barrios, một bà mẹ hai con ở Ventura, California [Mỹ] đã trả 5 USD/ tháng nếu cô con gái 13 tuổi không dùng ipad, điện thoại từ 9 giờ tối đến 7 giờ sáng.

Các chuyên gia cho rằng, những số liệu trên đây là một lời cảnh tỉnh lớn cho các bậc phụ huynh và ngành giáo dục. “Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp cận những thay đổi này một cách có trách nhiệm vì lợi ích lâu dài của con cái chúng ta”.

Thời Vũ [Theo CNN]

Phụ huynh ngày càng bị ám ảnh bởi tác động xấu của công nghệ lên trẻ em như khiến trẻ mất khả năng giao tiếp xã hội, làm giảm sự tập trung trí não. Vì thế, nhiều cha mẹ đã dùng các biện pháp cực đoan để ngăn cấm trẻ.

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sử dụng điện thoại thông minh [Smartphone] ở học sinh tiểu học rất đáng được quan tâm. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sử dụng Smartphone và các yếu tố liên quan ở học sinh của 4 trường tiểu học tại thành phố Huế, Thừa Thiên Huế năm 2018. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lượng trên 640 cặp phụ huynh-học sinh và định tính trên 2 nhóm phụ huynh thuộc 4 trường tiểu học trên thành phố Huế. Sử dụng bộ công cụ được thiết kế sẵn và thang đo SAS-SV để đánh giá mức độ nghiện Smartphone ở học sinh. Kết quả cho thấy có 83,1% học sinhtiểu học sử dụng Smartphone, trong đó 28,2% có biểu hiện nghiện, 47,6% có dấu hiệu nguy cơ nghiện Smartphone. Tỷ lệ nghiện Smartphone ở nam cao hơn so với nữ [38,1% và 17,3%]. Các yếu tố liên quan đến lạm dụng Smartphone bao gồm giới tính, thời gian sử dụng, mục đích sử dụng, điều kiện kinh tế gia đình và trình độ học vấn của phụ huynh. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng tỷ lệ và nguy cơ nghiện Smartphone của học sinh tiểu học nằm ở mức cao. Theo đó các bậc phụ huynh cần có thái độ quan tâm hơn cũng như phương pháp hướng dẫn sử dụng Smartphone thích hợp nhằm tránh tình trạng lạm dụng Smartphone ở trẻ.

To read the full-text of this research,
you can request a copy directly from the authors.

ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.

ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.

May 2021 · HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

  • Hung Hoang
  • Trần Thị Ánh Nguyệt
  • Nguyễn Thị Diệu Hiền
  • Dung Tien Nguyen

Để thúc đẩy người dân áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt, chúng ta cần hiểu được quan điểm của họ về VietGAP. Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu đánh giá quan điểm của người dân về VietGAP. Nghiên cứu này nhằm đánh giá quan điểm của người dân về VietGAP và xác định yếu tố tác động đến chăn nuôi bò thịt áp dụng VietGAP tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thông tin về việc áp dụng VietGAP ... [Show full abstract] trong chăn nuôi bò thịt được thu thập và phân tích. Nghiên cứu khảo sát 305 hộ chăn nuôi bò thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người dân [51,1–99,7 %] đều biết về các yêu cầu của VietGAP và có quan điểm tích cực về các thay đổi theo yêu cầu của VietGAP. Hoạt động chăn nuôi bò thịt áp dụng VietGAP đang thực hiện khá tốt. Nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới trẻ tuổi [β = -0,323, p = 0,020] và có trình độ giáo dục cao [β = 0,479, p = 0,010] sẽ có khuynh hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt. Hộ có thu nhập cao [β = 0,112, p = 0,017], thường xuyên tiếp xúc với cán bộ khuyến nông [β = 1,167, p = 0,016] và sở hữu công nghệ thông tin và truyền thông [β = 2,871, p = 0,006] sẽ có xu hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt.

Read more

March 2021

  • Hop Nguyen Van
  • Trần Thị Ngoan
  • Nguyễn Thị Hạnh
  • Hoàng Như Hà

Ban quản lý rừng phòng hộ [BQLRPH] Tân Phú với diện tích tự nhiên 18.078,43 ha có nhiều loại hình rừng nguy cơ cháy cao trong điều kiện khí hậu 6 tháng mùa khô kéo dài; vì vậy, nghiên cứu đặc điểm vật liệu và nguy cơ cháy rừng là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu là xác định được đặc điểm VLC và phân vùng nguy cơ cháy rừng tại BQLRPH Tân Phú. Nghiên cứu tiến hành lập 30 ô tiêu chuẩn [OTC] đại diện 5 ... [Show full abstract] trạng thái rừng, diện tích OTC là 500 m2. Trong mỗi OTC lập 5 ODB kích thước 4 m2, tiến hành xác định khối lượng vật liệu cháy [VLC] tươi. Trong ODB chia thành 4 ô nhỏ 1 m2, tiến hành gom và cân toàn bộ VLC khô sau đó đem sấy trong phòng thí nghiệm từ đó xác định độ ẩm VLC. Nguy cơ cháy rừng được xác định dựa vào 5 nhân tố chính bao gồm lớp phủ thực vật, địa hình, nhiệt độ, thủy văn, tiếp cận đường giao thông và dân cư. Ứng dụng GIS tích hợp các lớp nhân tố sinh thái phân vùng nguy cơ cháy rừng thành 5 cấp. Kết quả điều tra cho thấy khối lượng VLC trạng thái rừng thường xanh giàu lớn nhất [9,94 tấn/ha], trạng thái rừng có khối lượng VLC nhỏ nhất là rừng hỗn giao – tre nứa [7,19 tấn/ha]; Độ dày VLC dao động từ 1,94 – 3,2 cm, Độ ẩm VLC biến động từ 13,7 - 18,73%. Kết quả phân vùng trọng điểm cháy chỉ ra rằng không có diện tích rừng nằm trong mức có nguy cơ cháy rất cao, vùng nguy cơ cháy trung bình có diện tích lớn nhất là 11.699,8 ha chiếm 85,7%, vùng nguy cơ cháy thấp có diện tích nhỏ nhất chiếm 2,7%.

Read more

December 2021

  • Nguyễn Văn Dũng
  • Chu Vũ Sơn
  • Trần Viết Hòa

Mục tiêu: khảo sát nhận thức, thái độ và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân người dân tộc thiểu số bị Tăng huyết áp tới khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 6. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 97 bệnh nhân người dân tộc thiểu số được chẩn đoán Tăng huyết áp bằng phỏng vấn, đo đạc các chỉ số nhân trắc theo bộ câu hỏi điều tra soạn sẵn. Kết quả: nhận thức, thái độ của bệnh nhân ... [Show full abstract] về THA: 19.59% chưa nghe về bệnh THA; kiểm tra HA định kỳ 7.21%, khi có triệu chứng 24.74%, không kiểm tra 68.04%; đối tượng biết về tai biến do THA nhưng không đầy đủ chiếm 26.81%; HA tăng tỷ lệ thuận với BMI, p

Chủ Đề