Uống thuốc có tác dụng bao lâu

Tác giả: Minh Phú Cập nhật: 15/01/2022Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu sau khi uống là thắc mắc của nhiều chị em. Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu ở bài viết này!

Nhờ ưu điểm tiện lợi, dễ sử dụng và không ảnh hưởng quá nhiều đến ham muốn “chuyện ấy” nên thuốc tránh thai khẩn cấp được đông đảo phái đẹp tin dùng. Song nhiều người trong số ấy vẫn không biết thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu để sử dụng hiệu quả.

Hãy đọc thêm: Cách dùng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu?

Trước khi làm rõ thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu, bạn cần hiểu loại thuốc này có chung thành phần với dạng thuốc tránh thai hằng ngày [là hormone progestin] nhưng với hàm lượng cao hơn nên có thể ngay lập tức ức chế quá trình rụng trứng, cản trở sự thụ thai xảy ra.

Thuốc tránh thai dạng này được khuyến cáo dùng trong trường hợp quan hệ tình dục đột xuất mà không sử dụng biện pháp ngừa thai nào hoặc có áp dụng nhưng không thành công [chẳng hạn rách bao cao su, quên uống thuốc tránh thai hằng ngày, tính sai ngày an toàn hay thậm chí bị tấn công tình dục].

Thị trường dược phẩm hiện tại đang có hai dòng thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến là loại 72h và loại 120h. Ngoài ra còn một số dạng khác ít phổ biến hơn như là 24h, 36h và 48h. Với băn khoăn thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu thì đáp án sẽ tùy vào loại thuốc và cách sử dụng, cụ thể:

Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp 72h

Thuốc này có hoạt chất là Levonorgestrel gồm có 2 loại là loại 1 viên [uống một lần duy nhất] và loại 2 viên [chia thành 2 liều, uống liều đầu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ còn liều sau uống cách liều đầu 12 giờ].

Đúng như tên gọi thì thuốc này chỉ cho hiệu quả trong vòng 72 giờ. Nếu dùng trong 6 giờ đầu tiên thì tác dụng tránh thai có thể đạt đến 90%. Nếu bạn uống quá thời gian quy định khi đó trứng đã thụ tinh và làm tổ trong tử cung vì vậy thuốc không còn hiệu quả nữa.

Hãy đọc thêm: Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 72h sao cho hiệu quả và an toàn?

Thuốc ngừa thai khẩn cấp 120h có tác dụng bao lâu?

Không như loại 72h, thuốc ngừa thai khẩn cấp 120h chỉ dùng 1 viên duy nhất [thành phần chứa Mifepristone – chất kháng progestin] trong vòng 120h sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.

heo nghiên cứu của NCBI, thuốc này dùng từ 0 – 72 giờ sau khi quan hệ sẽ cho hiệu quả lên đến 90%, còn trong khoảng từ 73 – 120 giờ tác dụng ngừa thai giảm còn khoảng 72 – 87%.

Một số độc giả không rõ thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên có tác dụng trong bao lâu thì câu trả lời sẽ dựa trên việc bạn dùng loại 72h hay 120h. Nếu là lần đầu uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn nên nhờ dược sĩ tư vấn để sử dụng thuốc hiệu quả.

Uống thuốc tránh thai 2 ngày sau quan hệ có thai không?

Như vậy bạn đã rõ uống thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu. Chị em nào băn khoăn không biết uống thuốc tránh thai 2 ngày sau quan hệ có thai không thì việc này còn phải xét đến nhiều yếu tố khác.

Nếu như bạn dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp loại 72h hoặc 120h trong thời gian thuốc còn hiệu lực thì sẽ có nhiều khả năng ngừa thai. Ngược lại nếu sử dụng thuốc loại 24h, 36h hoặc thậm chí là loại 48h sau khi làm “chuyện ấy” 2 ngày lúc này khả năng đậu thai sẽ có thể sẽ rất cao. Bên cạnh đó, nếu phát sinh quan hệ tình dục sau khi thuốc đã hết hiệu lực thì khả năng tránh thai cũng rất thấp bạn nhé!

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu? 1 tháng uống 3 viên tránh thai khẩn cấp có sao không?

Về thắc mắc 1 tháng uống 3 viên tránh thai khẩn cấp có sao không thì Hello Bacsi xin trả lời bạn là “Có”. Theo như các khuyến cáo hiện nay, những người có điều kiện sức khỏe tốt, không có tiền sử mắc bệnh mãn tính [cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…] chỉ nên dùng thuốc này sau khi quan hệ với liều không quá 2 lần/tháng và không dùng liên tục trong nhiều tháng kế đó. Mặc dù vậy, việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp trước khi quan hệ vẫn có thể chấp nhận được miễn là bạn uống đúng theo hướng dẫn và đủ số liều sau khi làm “chuyện ấy” để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Hãy đọc thêm: 4 tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai khẩn cấp

Dạng thuốc này chỉ dùng “chữa cháy” trong những tình huống khẩn cấp và thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu sẽ tùy vào cách sử dụng của mỗi người. Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong một thời gian dài sẽ khiến người dùng gặp phải một số phản ứng không mong muốn như là nhức đầu, buồn nôn, tức ngực… Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt hoặc thấy hiện tượng tử cung ra máu bất thường là vấn đề sẽ hay gặp và phải quan tâm nhất khi dùng thuốc khẩn cấp. Trong một số nghiên cứu việc làm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp còn làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.

Nếu như đang sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn lưu ý không nên dùng kèm với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc chống đông… Đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt vì những thuốc này sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc ngừa thai.

Mong rằng những chia sẻ về thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng bao lâu đã giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng dạng thuốc này. Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp với các biện pháp tránh thai truyền thống như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài để đảm bảo an toàn cho chính mình nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi kê đơn thuốc từ hai loại trở lên, người thầy thuốc phải cân nhắc đến sự tương tác giữa các thuốc, làm sao phải có lợi, nếu không thì hại chỉ nhỏ và ít nhất.

Ít khi đi khám bệnh mà thầy thuốc chỉ ghi một loại thuốc trong đơn, ngược lại có đến 3 - 4 loại, thậm chí cả 5 - 6 loại. Lắm lúc người bệnh không đi khám mà tự đến nhà thuốc mua dưới sự hướng dẫn của nhân viên bán thuốc, cũng phải mua 4 - 5 loại thuốc.

Tương tác thuốc sẽ xảy ra khi dùng từ hai thuốc trở lên.

Có một điều ít ai chú ý là cứ hai thứ thuốc vào cơ thể thì đã có tương tác với nhau rồi, khỏi phải cần đến nhiều thứ thuốc. Tương tác có lợi là khi thuốc hỗ trợ nhau tăng cường tác dụng. Tương tác bất lợi là làm giảm tác dụng của nhau, có khi gây ra độc tính. Nếu tương tác bất lợi ít thì có thể bỏ qua vì phần lợi mà thuốc đem đến quan trọng hơn. Nhưng cũng có những trường hợp quá hại, không thể chấp nhận được, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, thậm chí tử vong. Khi đề cập đến phần hại của tương tác, cần quan tâm đến những điều sau:

Sự tương tác làm giảm tác dụng của thuốc

Một thuốc muốn có tác dụng cần phải được hấp thu vào máu. Nếu lượng thuốc được hấp thu ít hay thời gian để thuốc vào đến máu kéo dài thì tác dụng của thuốc sẽ bị giảm đi.

Tại dạ dày, độ acid dịch vị có ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số loại thuốc. Vì vậy, các thuốc trung hòa acid dạ dày thường dùng trong các chứng đau do thừa acid dạ dày như hydroxyd aluminum, hydroxyd magnesium hay thuốc ức chế sự bài tiết dịch vị cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine hay thuốc ức chế bơm proton [kết quả là ức chế bài tiết dịch vị] omeprazole, rabeprazole, pantoprazole; tất cả các thuốc này làm giảm sự hấp thu của những thuốc kháng viêm không steroid [ibuprofen, meloxicam,tenoxicam, piroxicam, diclofenac...] và cả amoxcyclin, tetracyclin.

Những thuốc có khả năng tạo một màng bao phủ niêm mạc đường tiêu hoá như sucralfat, bismuth để trị viêm loét dạ dày hay smecta trị tiêu chảy cũng ngăn cản sự hấp thu của các thuốc dùng chung với nó, vì lớp màng nhầy này vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc nhưng lại cũng ngăn cản thuốc không cho thấm vào các mao mạch trong đường tiêu hóa.

Lại có khi các thuốc uống cùng với nhau xảy ra phản ứng tạo thành phức hay tủa làm sự hấp thu của thuốc bị giảm đi. Như tetracyclin khi uống chung với các thuốc chứa calci hay sắt sẽ làm giảm rõ rệt sự hấp thu của kháng sinh này lẫn thuốc kèm theo. Vì vậy không nên uống tetracyclin với sữa hay uống chung với các thuốc chứa calci, sắt.

Nếu xảy ra sự tương tác bất lợi giữa hai loại thuốc đều cần thiết thì nên uống cách nhau 2 - 3 giờ.

Tác dụng của thuốc bị giảm cũng có khi là do các thuốc dùng chung có tác dụng đối nghịch nhau. Chẳng hạn: acetylcystein là thuốc có tác dụng long đờm, giúp dễ ho khạc để làm thông thoáng đường hô hấp, nếu dùng chung với một thuốc giảm ho dextromethorphan thì bệnh nhân sẽ không giảm ho nữa, như vậy sẽ mất tác dụng của thuốc long đờm. Sự phối hợp này có thể rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì các bé chưa biết khạc, đờm nhớt sẽ ứ lại không thoát ra được khỏi đường hô hấp, sẽ làm tắc và nhiễm khuẩn nặng hơn.

Ngay cả các loại vitamin, mà đa số mọi người đều nghĩ là bổ cũng có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác. Nếu dùng liều cao vitamin C có thể làm mất tác dụng của vitamin B12 khi dùng chung. Vitamin B6 làm mất tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson.

Tương tác làm tăng độc tính của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc có thể tăng lên khi dùng chung với một thuốc khác. Chẳng hạn: paracetamol là một thuốc giảm đau hạ sốt rất hay dùng, nhưng độc với gan. Tính độc này tăng lên khi dùng chung với isoniazid. Vì vậy, bệnh nhân lao khi đang được điều trị với isoniazid thì phải thận trọng khi dùng paracetamol. Các thuốc chống động kinh barbituric, phenytoin cũng làm tăng độc tính ở gan của paracetamol.

Thuốc aspirin do làm giảm sự kết tập tiểu cầu nên khi dùng chung với thuốc chống đông máu warfarin, clopidogrel sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Các thuốc kháng viêm không steroid có phản ứng phụ là viêm loét dạ dày, nếu phối hợp với nhau sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Khi dùng chung erythromycin với lovastatin sẽ dễ làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.

Tương tác có lợi

Khi dùng các thuốc có chứa sắt, nếu dùng thêm vitamin C sẽ tăng hấp thu sắt. Đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường mà dùng thêm sâm thì sẽ làm tăng tác dụng hạ đường máu [vì vậy cần giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường].

Sự tương tác thuốc nói chung rất phức tạp. Nhưng trong điều trị vẫn phải cần đến phối hợp thuốc. Do đó, người thầy thuốc sẽ cân nhắc liều dùng sao cho phối hợp thuốc là có lợi hay giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hay kết hợp thuốc mà phải có chỉ định của thầy thuốc mới được dùng.

BS. NGÔ VĂN TUẤN
//suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề