Uống thuốc tránh thai lúc đói có sao không

Việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Chúng cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển khối u lành tính trong ung thư gan.

18. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Uống thuốc ngừa thai lâu dài có thể tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu [DVT]. DVT diễn ra trong các tĩnh mạch sâu của chi dưới và là một dạng của cục máu đông. Điều này rất nguy hiểm, một mảnh của cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến tim hoặc động mạch phổi, gây ra cơn đau tim hoặc thuyên tắc phổi.

19. Gây thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thuốc còn có tác dụng phụ lâu dài là gây suy giảm chất dinh dưỡng ở người dùng. Bởi lẽ, có một lượng lớn hormone trong thuốc ngăn cản các chất dinh dưỡng mà bạn dung nạp vào không được cơ thể hấp thụ đúng cách. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra tình trạng stress oxy hóa, điều này có thể dẫn đến tổn thương tế bào gây lão hóa nhanh hơn. Biện pháp cải thiện là uống bổ sung vitamin E và C có thể giúp giảm tác dụng phụ này.

20. Các vấn đề về tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến sản xuất hormone quan trọng trong não. Việc sử dụng biện pháp ngừa thai đường uống kéo dài cũng liên quan đến các vấn đề về tuyến yên, cụ thể là làm giảm kích thước của tuyến yên.

21. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây sỏi mật

Tương tự như với trường hợp tuyến yên, những người bị sỏi mật cũng nhận thấy rằng, uống thuốc ngừa thai cũng làm tăng kích thước sỏi mật của họ.

22. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Nhiễm nấm men

Thành phần estrogen trong thuốc có thể làm giảm lượng vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Điều này có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm men, dẫn đến nhiễm trùng nấm men ở âm đạo. Các triệu chứng dễ nhận biết bao gồm ngứa, chảy mủ và đau rát. Trong trường hợp này, bạn cần phải đi khám để các bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm điều trị tình trạng nhiễm nấm men kịp thời.

Thuốc tránh thai đường uống có rất nhiều loại khác nhau, vì thế bạn cần có sự tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại phù hợp, tránh tác dụng không mong muốn. Cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức khi xuất hiện những dấu hiệu như đau bụng, sưng hoặc đau ở chân, đau ngực, khó thở, đau đầu dữ dội hoặc mờ mắt khi uống thuốc ngừa thai.

Dựa trên thông tin về tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống trong ngắn hạn và dài hạn, bạn có thể quyết định có nên sử dụng chúng như một biện pháp ngừa thai hay không hoặc tìm kiếm cho mình một giải pháp khác.

Thuốc tránh thai an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng tất cả các loại thuốc đều có một số rủi ro và tác dụng phụ. Không những thế, có những người nếu mắc các bệnh nhất định cũng tuyệt đối không nên dùng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai được đánh giá là an toàn với hầu hết mọi người. Trong hơn 50 năm kể từ khi ra đời, đã có hàng triệu người sử dụng một cách an toàn.

Tuy vậy, có nhiều loại thuốc tránh thai và không phải ai cũng có thể sử dụng được tất cả các loại thuốc đó.

Chẳng hạn, một phụ nữ trên 35 tuổi, có hút thuốc thì không nên sử dụng thuốc tránh thai chứa hormone estrogen mà chỉ có thể uống thuốc tránh thai có chứa proestin.

Chẳng hạn, một số người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp thì không nên dùng thuốc tránh thai.

Bởi vậy, với những người cụ thể nên được tư vấn lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các chuyên gia y tế về sinh sản. Họ sẽ giúp bạn tư vấn, lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp nhất với thể trạng, sức khỏe và nhu cầu. Tất nhiên, bạn tuyệt đối phải trung thực cho bác sĩ biết tình trạng bản thân, bệnh sử nếu có.

Thuốc tránh thai an toàn với hầu hết mọi người

Ngoài ra, những người có vấn đề về sức khỏe dưới đây không nên sử dụng thuốc tránh thai:

  • Bệnh huyết khối [cục máu đông];
  • Tiền sử đột quỵ hoặc đau tim;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Người bệnh hoặc người nghi ngờ bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung;
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân;
  • Vàng da [hoặc vàng mắt] khi mang thai hoặc trong quá trình sử dụng thuốc trước đó;
  • Người bị u gan;
  • Phụ nữ đã mang thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Người có kế hoạch phẫu thuật trong thời gian sắp tới: Đối với đại phẫu thì không nên uống thuốc tránh thai; với các tiểu phẫu thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Hút thuốc và bị huyết áp cao;
  • Huyết áp cao, người bị tiểu đường;
  • Có bệnh Lupus
  • Người mắc chứng đau nửa dầu;
  • Phụ nữ hút thuốc và trên 35 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Mặc dù thuốc tránh thai rất an toàn nhưng không loại trừ một vài nguy cơ sức khỏe nhất là đối với những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh, đang điều trị thuốc nào đó thì cần có sự tư vấn rất kỹ của chuyên gia y tế uy tín trong lĩnh vực sinh sản.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất là:

  • Ra máu âm đạo nhẹ các thời kỳ [điều này phổ biến hơn với thuốc chỉ có proestin];
  • Đau ngực;
  • Buồn nôn hoặc đau đầu;

Các triệu chứng này thường biến mất sau 2 hoặc 3 tháng và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến người uống thuốc.

Ngược lại, nếu bạn tiếp tục gặp phải các triệu chứng này sau khi sử dụng thuốc trong 3 tháng, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ về việc thử một nhãn hiệu thuốc khác hoặc phương pháp ngừa thai khác.

Gặp bác sĩ hoặc y tá ngay nếu bạn bị:

  • Đau lưng kèm buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc khó thở;
  • Đau ngực hoặc khó chịu;
  • Đau nhức ở chân;
  • Khó thở;
  • Đau bụng từ nhẹ đến dữ dội;
  • Đau đầu đột ngột hoặc kéo dài;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Vàng da hoặc vàng mắt.

Một số phụ nữ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai

Nếu bạn có thai và vô tình uống thuốc trong thời kỳ đầu mang thai, điều đó thường sẽ không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Có một cơ hội rất nhỏ khiến bạn có thể mang thai ngay cả khi bạn luôn uống thuốc đúng cách mỗi ngày.

Nếu điều đó xảy ra, hãy gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn ngừng sử dụng thuốc và thăm khám, theo dõi định kỳ.

Thuốc tránh thai có thể làm giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ trong 3 tuần đầu cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, hãy đợi ít nhất 3 tuần sau khi sinh để bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai.

Sữa mẹ cũng sẽ chứa thành phần nhỏ hoocmon của thuốc nhưng không ảnh hưởng đến em bé. Tuy vậy, bạn hãy tham khảo bác sĩ của bạn trước khi bạn muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào trong thời kỳ cho con bú.

Thuốc tránh thai có tác dụng tốt nhất nếu bạn uống thuốc mỗi ngày theo lịch trình. Tuy vậy, hầu như mọi người dùng thuốc đều thỉnh thoảng quên uống thuốc. Cách xử lý khi bỏ lỡ một viên thuốc tránh thai là rất quan trọng.

Trước hết, không uống bù viên khác vào lần thuốc tiếp theo mà tiếp tục uống theo đúng lịch trình.

Hãy liên hệ với nhà sản xuất của hãng thuốc đó hoặc bác sĩ có chuyên môn [hoặc bác sĩ kê đơn] để biết cách xử lý.

Trong quá trình đợi tư vấn, nếu phát sinh quan hệ tình dục, bạn hãy sử dụng bao cao su để tránh khả năng dính bầu.

Nếu lỡ quên uống 1 viên thuốc tránh thai, cần xử lý đúng cách

Thuốc tránh thai bắt đầu có tác dụng ngay khi bạn sử dụng. Tuy nhiên, thời gian này cũng tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng.

Để ngừa thai dự phòng, bạn nên sử dụng bao cao su trong tối đa 7 ngày đầu tiên kể từ khi bạn uống viên thuốc tránh thai đầu tiên.

Nếu bạn quyết định muốn có thai, chỉ cần ngừng uống thuốc. Cho dù bạn đang sử dụng loại thuốc tránh thai nào, bạn vẫn có thể mang thai ngay sau khi bạn ngừng dùng thuốc.

Có thể mất vài tháng để chu kỳ của bạn quay trở lại như trước khi uống thuốc. Kể cả như vậy, bạn vẫn có thể mang thai trong thời gian đó.

Thuốc tránh thai không phải lúc nào cũng có tác dụng phụ xấu đến sức khỏe. Trong một số trường hợp, đối với một số người, thuốc tránh thai còn có một vài lợi ích đáng ngạc nhiên ngoài tác dụng phòng ngừa mang thai.

  • Thuốc tránh thai làm giảm chứng đau bụng trong kỳ kinh nguyệt;
  • Rất nhiều người thích thuốc tránh thai vì nó làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn hoặc thưa hơn trong những dịp đặc biệt;

Một số loại thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt:

  • Mụn;
  • Loãng xương;
  • U nang ở vú và buồng trứng;
  • Ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng;
  • Viêm nhiễm ở buồng trứng, tử cung và cổ tử cung;
  • Thiếu sắt [thiếu máu];
  • PMS [hội chứng tiền kinh nguyệt];

Thuốc tránh thai cũng có một số lợi ích nhất định

Để thuốc tránh thai phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần đáp ứng nguyên tắc sau:

  • Uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng lịch thực sự rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng ứng dụng để nhắc nhở, đặt báo thức hoặc giữ gói thuốc bên cạnh hàng ngày để giúp bạn nhớ uống thuốc.
  • Uống thuốc đúng liều, đủ liều theo hướng dẫn càng quan trọng hơn. Bạn không nên uống bù liều, tự ý tăng hoặc giảm liều bởi vì nó sẽ làm sai lệch tác dụng đồng thời có nguy cơ đối với sức khỏe của bạn.
  • Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe hoặc đang điều trị với một loại thuốc nào, bạn cần tư vấn từ chuyên gia y tế uy tín để quyết định việc có nên uống thuốc tránh thai hay không hoặc nên uống loại thuốc tránh thai nào.
  • Trong trường hợp bạn lỡ quên uống thuốc tránh thai, bạn hãy sử dụng thêm các phương pháp tránh thai dự phòng khác chẳng hạn như bao cao su. Còn nếu bạn thực sự không bao giờ uống đúng lịch và thường xuyên quên thì nên lựa chọn một phương pháp tránh thai khác./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề