Uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh có sao không

Đa phần các trường hợp nước tiểu màu xanh đều không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, dù ít gặp hơn, nhưng không ít người đã khốn đốn với hiện tượng này khi nó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

Nước tiểu màu xanh

1. Nước tiểu màu xanh có nguy hiểm không?

Chếnh choáng đến lặng người đi khi nhìn thấy bình thường vàng vàng nay bỗng hóa xanh. Và có lẽ, hàng ngàn câu hỏi vì sao sẽ ong ong trong đầu bất kỳ ai vừa phải đối mặt với hiện tượng “lạ lùng” này.

Có chuyện gì với tôi vậy?

Tôi bị mắc bệnh có nguy hiểm không?

Có chết được không?

Nhưng trước khi bạn cảm thấy hoảng sợ, hãy xác thực lại lần nữa. Bạn cần chắc chắn lại rằng màu sắc nước tiểu bạn đang nhìn thấy thực sự là màu xanh bởi:

  • Đôi khi ánh sáng có thể sẽ làm cho bạn nhìn nhầm sắc thái vàng, hoặc trắng thành màu xanh.
  • Ngoài ra, một số phương pháp xử lý hóa học nước vệ sinh [đặt viên tẩy trùng vệ sinh vào bồn cầu] cũng tạo ra hỗn hợp nước màu xanh.

Nếu bạn chắc chắn về màu sắc xanh của nước tiểu mà bạn đang nhìn thấy, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng trong số tất cả các màu sắc “bất thường” của nước tiểu, màu xanh lá cây là một trong những màu vô hại nhất.

ĐA PHẨN nước tiểu xanh chỉ đơn giản là do các loại phẩm màu trong thực phẩm mà bạn ăn vào.

Tất nhiên, dù ít hơn nhưng cũng không thể loại trừ bạn bị bệnh lý nghiêm trọng nào đó khiến nước tiểu chuyển màu xanh. Khi này, nếu bạn không tìm cách điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa cả tính mạng, chẳng hạn như:

  • Suy thận.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Viêm thận…

2. Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu xanh

Lạ lùng với màu nước tiểu xanh nhưng khi biết đến những nguyên nhân khiến nước tiểu “biến hóa” sang màu xanh có thể bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa. Bởi chủ yếu các tác nhân đều rất quen thuộc và tưởng chừng luôn vô hại.

2.1. Do thực phẩm

Bổ sung quá nhiều vitamin sẽ khiến nước tiểu có màu hơi xanh. Khi cơ thể hấp thụ nhiều vitamin hơn khả năng xử lý của nó, nó sẽ coi lượng chất dinh dưỡng dư thừa này là chất thải và cố gắng loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa hoặc tiết niệu. Do đó, nếu nước tiểu của bạn có màu xanh lá nhạt, có khả năng là bạn đã nạp quá nhiều vitamin B.

Tuy nhiên, đôi khi với một chế độ ăn uống lành mạnh, với những thực phẩm được cho là tốt cho sức khỏe, vẫn có thể khiến cho nước tiểu chuyển màu xanh. Điển hình nhất là măng tây. Măng tây làm cho nước tiểu có mùi khó chịu và có màu xanh lục.

Trong vòng nửa giờ sau khi ăn măng tây, một số người gặp phải tình trạng nước tiểu rất hăng, có mùi bắp cái thối, amoniac hoặc trứng thối. Mặc dù mùi khá tệ nhưng nó không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho hệ thống tiết niệu và sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, nước tiểu xanh cũng có thể xảy ra khi bạn ăn các thực phẩm có chứa hóa chất phẩm màu, cơ thể không hấp thụ được và đào thải qua nước tiểu.

2.2. Do thuốc

Một nguyên nhân gây nước tiểu xanh khác ít đáng lo hơn là do thuốc. Điều này là bởi trong thành phần thuốc có chứa:

  • Xanh methylen. Đây là một chất màu xanh, có đặc tính sát khuẩn nhẹ, giải độc, thường được sử dụng trong các thuốc điều ngộ độc cyanid, điều trị methemoglobin - huyết do thuốc hoặc không rõ nguyên nhân, sát khuẩn đường tiết niệu sinh dục, viêm đường tiết niệu [như thuốc Domitazol]
  • Hoạt chất được cấu tạo bởi nhóm phenol. Khi nhóm này bị phá vỡ cấu trúc sẽ tạo nên sắc tố màu xanh trong nước tiểu…

Các thuốc điển hình, được sử dụng phổ biến hơn trong điều trị và làm nước tiểu hóa xanh, bao gồm:

  • Amitriptyline – Thuốc điều trị trầm cảm.
  • Cimetidine – Thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày – thực quản và các triệu chứng ợ nóng.
  • Indomethacin – Thuốc chống viêm không steroid, điều trị gút.
  • Zaleplon – Thuốc ngủ.
  • Methocarbamol – Thuốc giãn cơ không an thần dùng điều trị đau cổ và lưng.
  • Metoclopramide – Thuốc điều trị buồn nôn.
  • Promethazine – Thuốc kháng histamine điều trị dị ứng và buồn nôn.
  • Propofol – Thuốc gây mê được sử dụng trong phẫu thuật.
  • Methylen – Thuốc sử dụng trong phẫu thuật [nhằm giúp cho chất lỏng và mô trong cơ thể có thể dễ nhìn thấy hơn], hoặc điều trị methemoglobin - huyết [rối loạn đông máu hiếm gặp].

2.3. Do bệnh lý

Cuối cùng, nghiêm trọng nhất là khi bạn đã mắc bệnh lý nào đó gây biến đổi màu nước tiểu.

Thông thường nước tiểu xanh lá cây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn [Pseudomonas] thông qua đường tiểu đi lên, hoặc cũng có thể do vi khuẩn từ máu chuyển đến [nhiễm khuẩn huyết].

Ngoài ra, hiếm gặp hơn là bởi rối loạn di truyền tăng canxi máu gia đình.

3. Chẩn đoán nước tiểu xanh là bị bệnh gì?

Kết hợp dấu hiệu nước tiểu xanh cùng với các triệu chứng kèm theo khác để sơ bộ xác định xem bạn đã bị bệnh gì nhé!

  • Nước tiểu màu xanh nhạt sủi + sủi bọt => Thường liên quan đến các bệnh thận, vì chức năng thận không tốt nên hạn chế khả năng lọc nước tiểu. Ví dụ như viêm thận – bể thận cấp.
  • Nước tiểu màu xanh dương + mùi rất khai [đôi khi lẫn máu] + tiểu buốt + tiểu đêm + khắp cơ thể mệt mỏi + đau tức bụng dưới => Viêm bàng quang.
  • Nước tiểu xanh lá + tiểu đau rát hoặc tiểu mủ => Bị nhiễm khuẩn proteus, là dạng nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra bệnh sỏi thận.
  • Nước tiểu xanh lá + tiểu có cảm giác bỏng rát + tiểu mủ => Viêm niệu đạo.
  • Nước tiểu xanh + đau bụng dưới + tiểu rát => Viêm đường tiết niệu.

Tuy nhiên, đây chỉ là một số căn bệnh điển hình, còn rất nhiều bệnh lý khác cũng có thể gây xanh nước tiểu. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được chẩn đoán chính xác nhất.

4. Phải làm gì khi nước tiểu có màu xanh?

Nếu nước tiểu có màu xanh do thuốc, thực phẩm hoặc phẩm màu trong thức ăn thì không có gì phải lo lắng cả. Sau khi ngưng sử dụng nước tiểu của bạn sẽ trở lại màu bình thường.

Còn nếu bạn không sử dụng bấy cứ thứ gì kể trên, bạn nên sắp xếp sớm nhất một buổi khám bệnh với bác sĩ tiết niệu để xác định chính xác xem có phải bạn đã mắc bệnh lý nào đó rồi hay không.

Và để buổi khám có hiệu quả tốt nhất, trước buổi khám bệnh, bạn nên chuẩn bị một số thông tin dưới đây:

  • Lần đầu tiên bạn nhìn thấy nước tiểu màu xanh là khi nào?
  • Bạn đang đi tiểu nhiều hay ít thường xuyên?
  • Nước tiểu của bạn có mùi không?
  • Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác không?
  • Bạn đã tiến hành phẫu thuật hoặc chẩn đoán gần đây?
  • Có máu trong nước tiểu của bạn?
  • Có phải nước tiểu của bạn luôn luôn có màu này?
  • Những thuốc bạn đang dùng?

>>> Đừng quá hoảng loạn trước sự xuất hiện của nước tiểu màu xanh nhé! Hiếm khi nó nguy hiểm. Nhưng nếu bạn có các triệu chứng bất thường khác đi kèm với hiện tượng này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời nhé!

Ds. Thu Hương

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý tương đối phổ biến, gây nhiều bất tiện cho cuộc sống bệnh nhân. Vì thế, câu hỏi viêm đường tiết niệu có tự khỏi không được nhiều quan tâm. Những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này theo góc nhìn chuyên gia.

Viêm đường tiết niệu xảy ra do vi khuẩn thâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo, rồi lan đến bàng quang. 

Cấu trúc của đường tiết niệu có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, hàng phòng thủ này đôi khi bị thất bại. Vi khuẩn sẽ có khả năng phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số nguyên nhân gây viêm nhiễm là:

  • Nhiễm trùng bàng quang: Vi khuẩn Escherichia Coli [E.Coli] là thủ phạm hàng đầu.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Một số tư thế giao hợp có khả năng gây viêm bàng quang. Nữ giới thường có nguy cơ bị viêm bàng quang cao hơn do cấu trúc đường tiết niệu của phụ nữ thường ngắn, thẳng và gần hậu môn.  
  • Viêm niệu đạo: Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân gây viêm nhiễm từ hậu môn đến niệu đạo. Vị trí niệu đạo của nữ giới gần với âm đạo nên những bệnh lây qua đường tình dục như lậu, herpes, chlamydia và mycoplasma… cũng có khả năng gây viêm tại niệu đạo.

Khi bệnh trong giai đoạn mãn tính, triệu chứng bệnh sẽ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Trong giai đoạn cấp, bệnh lý này gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu có máu và mủ. [1]

Trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Tâm lý chủ quan của bệnh nhân sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khiến máu bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân, ốm yếu hoặc mắc nhiều dị tật bẩm sinh. Với người trưởng thành, bệnh này là thủ phạm gây vô sinh, sinh non, sẩy thai. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.

Tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và khiến việc điều trị dứt điểm bệnh trở nên khó khăn hơn [2]. Cụ thể:

Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có khả năng bị tái đi tái lại tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm được chẩn đoán là tái phát khi người bệnh:

  • Nhiễm 2 – 3 đợt viêm trở lên trong vòng 4 – 6 tháng.
  • Nhiễm hơn 4 đợt viêm trong vòng 1 năm.

Nhiễm trùng thận là biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vì khi đó vi khuẩn gây viêm cư trú trong bàng quang có khả năng di chuyển qua đường tiết niệu ngược lên thận, gây sưng viêm, phù nề tế bào thận, giảm chức năng bài tiết của thận. Độc tố và chất thải khi tích tụ quá lâu trong thận sẽ gây xơ hóa và tổn thương thận. Tình trạng này nếu để lâu dài có khả năng gây suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp.

Viêm tiết niệu nếu không được chữa trị sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển vào máu trong những đợt viêm bùng phát. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến toàn thân nhiễm trùng với triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim tăng bất thường, hoa mắt, chóng mặt… Nếu nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng.

Thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân…

Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nam giới thường cảm thấy rất đau khi cương, xuất tinh, thậm chí là tinh dịch xuất hiện máu. Trong khi, bệnh lý này lại khiến nữ giới cảm thấy đau nhói bụng dưới, đau âm ỉ âm đạo. Những triệu chứng bệnh này sẽ khiến cả hai giới cảm thấy lo sợ khi quan hệ, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống tình dục.

Viêm nhiễm đường tiết niệu còn có khả năng lây lan sang những cơ quan khác. Đối với nam giới, cơ quan có khả năng bị viêm nhiễm lây lan là tinh hoàn, ống dẫn tinh. Trong khi phụ nữ sẽ bị lây lan viêm nhiễm qua buồng trứng và tử cung.

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp pha loãng nước tiểu, tăng khả năng đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm có nhiều lợi khuẩn: Phô mai, sữa chua…
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi:  Ưu tiên trái cây chứa lượng vitamin C dồi dào như cam, bưởi, chanh… giúp cơ thể ức chế vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng.

Chức năng bài tiết của hệ tiết niệu có liên quan trực tiếp tới những thực phẩm mà cơ thể hấp thụ vào. Đồng thời chế độ dinh dưỡng tốt cũng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Ghi nhớ một số thực phẩm mà bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên ăn tại bài viết này để có một thực đơn phù hợp nhất.

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên lau chùi từ trước ra sau để phòng ngừa tình trạng vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến niên đạo và âm đạo.
  • Không nhịn tiểu: Người bệnh nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu, lý tưởng là 2 tiếng/lần. Nữ giới nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế mặc quần bó sát: Ưu tiên mặc các kiểu quần rộng, thoải mái và sử dụng những loại đồ lót may từ chất liệu hút ẩm tự nhiên.
  • Tránh tắm bồn: Thay thế bằng tắm vòi hoa sen.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Tránh các tư thế giao hợp qua hậu môn, sử dụng các loại bao cao su chất lượng cao, tuân thủ nguyên tắc quan hệ tình dục 1-1.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Nếu chỉ có những triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống trong khoảng 5 – 7 ngày. Với những triệu chứng nặng hơn như sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, ổ viêm tại đường niệu, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch. [3]

Trường hợp bị viêm nhiễm tiết niệu tái đi tái lại, có dị dạng đường tiết niệu hoặc đã đặt ống tiểu, người bệnh cần phải nuôi cấy vi khuẩn nhằm hỗ trợ tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hoặc biến chứng tại thận như gây mủ và áp-xe, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị tái đi tái lại tình trạng viêm nhiễm tiết niệu, dẫn đến biến chứng nặng nề.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 [TP HCM] hoặc 1800 6858 [Hà Nội] để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: //tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi, các biến chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị kịp thời nếu bệnh nhân sớm phát hiện dấu hiệu và chủ động đi khám bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề