Út trọc trong quân đội là ai

"Khi tôi mua quyền thu phí này, nhiều người nói tôi là thằng ngu nhất vì giá khởi điểm nếu mua cao lắm chỉ 1.500 tỉ đồng. Mong HĐXX xem xét tội danh của tôi" - bị cáo Hệ nói.

Ngày 19/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng [nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ từ tháng 8/2011 – 2/2016, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh] cùng 19 đồng phạm trong vụ sai phạm liên quan đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương tiếp tục phần bào chữa của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo.

Trong vụ án này Đinh Ngọc Hệ [tức Út “trọc”, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng]  bị cáo buộc 2 tôi danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác nhằm trục lợi.

Ông Đinh La Thang và các bị cáo tại tòa

Phạm Văn Diệt [Phó giám đốc Công ty Yên Khánh] được xem là “trợ thủ” đắc lực của Đinh Ngọc Hệ. Tuy là Phó giám đốc nhưng muốn làm việc Vũ Thị Hoan [cháu gọi Hệ bằng cậu ruột, Giám đốc Công ty Yên Khánh] cũng phải báo cáo với Diệt, theo lởi khai của Hoan tại phần xét hỏi. Nhưng luật sư bào chữa cho Phạm Văn Diệt cho rằng Diệt phạm tội  thứ yếu vì sự điều tiết của chủ tài sản.

Tự bào chữa bị cáo Diệt cho biết, từ khi bị khởi tố tôi đã biết sai lầm mình hối hận, tôi chỉ làm công ăn lương. Hai mươi bị cáo liên quan thì vấn đề thu hồi tài sản là quan trọng, tôi thành khẩn khai tài sản của Hệ để thu hồi về cho nhà nước.

Luật sư đang bào chữa cho Đinh Ngọc Hệ

Bào chữa cho Đinh Ngọc Hệ có 5 luật sư, các luật sư đều cho rằng Hệ không lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 725 tỉ đồng cáo trạng cáo buộc Hệ chiếm đoạt không đúng Vì số tiền đó của Công ty Yên Khánh. Luật sư của Hệ cho rằng Công ty Yên Khánh lập ra nhờ cháu tức bị cáo Vũ Thị Hoan đứng tên, Hệ không biết nhân viên làm giả báo cáo tài chính. Trong khi đó Diệt khai làm giả báo cáo tài chính để trúng đấu giá chứ không có ý gì. Công ty Yên Khánh trúng đấu giá đúng với pháp luật.

Hệ không có ý thức chiếm đoạt 725 tỉ đồng. Việc bỏ ngoài số tiền này bên ngoài sổ sách hay không không quan trọng vì về bản chất số tiền 725 tỉ đồng của Yên Khánh, Hệ không thể chiếm đoạt tiền của mình.

Cáo trạng quy kết ông Hệ đã dùng chức vụ mình để tác động những người trong dự án BOT Việt Trì cho Công Licogi 13 trúng thầu là không chính xác.

Luật sư tiếp theo bào chữa cho ông Hệ, theo tôi 725 tỉ là khoản tiền trốn thuế mà thôi, Hệ chỉ có hành vi can thiệp vào phần mềm để trốn thuế chứ không thể nói là lừa đảo

Trước đó, Đinh Ngọc Hệ bị VKS đề nghị mức án tù chung thân về hai tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Qua phần bào chữa cho Đinh Ngọc Hệ, các luật sư đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra lại.

Trong phần tự bào chữa, bị cáo đã xin lỗi cơ quan tố tụng. Đinh Ngọc Hệ trình bày, tôi nói không đúng, tất cả tài sản không phải của tôi nhưng thực chất là của tôi. Tôi nói tài sản đó là của cháu tôi nhưng thực chất tôi nhờ cháu tôi đứng tên. Chủ trương mua quyền thu phí và bỏ giá quyền thu phí là tôi ra chủ trương đó cho anh Diệt. Nên khi bị khởi tố, làm việc với cơ quan tố tụng tôi đã không khai như thế vì có lý do của nó.

Năm 2017, tôi bị khởi tố, trước đó tôi bị Ủy ban Kiểm tra Quân ủy và Thanh tra của Bộ Quốc phòng  kiểm tra thanh tra về vụ án thứ nhất. Khi đó, anh Diệt nói rằng thôi để anh ấy điều hành, chỉ đạo để anh biết các việc giải trình với các cơ quan và cháu tôi cũng nhận các tài sản đó của cháu tôi. Nhưng đến khi xét xử tôi thấy nó không còn phù hợp, không đúng tôi xin thành thật xin lỗi các cơ quan tố tụng”…

Ngoài ra, bị cáo Đinh Ngọc Hệ, còn “biện minh” cáo buộc tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng người khác để trục lợi”. Đinh Ngọc Hệ cho khẳng định, trong các mối quan hệ Hệ không nhờ vả, trao đổi ông với ông Đinh La Thăng và tất cả các cá nhân, tổ chức Bộ GTVT, Tổng công ty Cửu Long…

“Khi tôi mua quyền thu phí này, nhiều người nói tôi là thằng ngu nhất vì giá khởi điểm nếu mua cao lắm chỉ 1.500 tỉ đồng. Chúng tôi mua và đã trả tiền đầy đủ rồi, thì tiền đó là tiền của công ty Yên Khánh chứ không phải tiền của bất kỳ của Nhà nước và Bộ GTVT hay công ty Cửu Long. Việc gian dối tôi không làm, không chỉ đạo”, Đinh Ngọc Hệ trình bày. Cuối cùng Đinh Ngọc Hệ mong  HĐXX xem xét lại tội danh.


Bùi Phan

Như Nhadautu.vn thông tin, chiều 8/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông cáo báo chí kỳ họp thứ 34 về việc xem xét, thi hành kỷ luật đại tá Nguyễn Ngọc Thư và đại tá Đào Ngọc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng.

4 đại tá, 1 thượng tá bị xử lý hình sự và kỷ luật

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy Tổng Công ty Thái Sơn, hai ông trên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tiếp nhận, chuyển ngạch lương, bổ nhiệm, phong quân hàm đối với Đinh Ngọc Hệ sai quy định, để đối tượng này lợi dụng thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian dài.

Ngoài ra trong việc thành lập, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc Phòng do Đinh Ngọc Hệ [tức Út "trọc"] làm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, để công ty có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật và xử lý hình sự.

Vi phạm của ông Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và quân đội", Ủy bản Kiểm tra Trung ương nhận định và quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các ông Nguyễn Ngọc Thư và Đào Ngọc Tuấn.

Út "trọc" khiến nhiều quan chức thuộc Bộ Quốc phòng bị xử lý hình sự và kỷ luật.

Dính dáng đến hành vi của phạm tội của cựu thượng ta Út "trọc", hai cựu đại tá khác đã phải hầu tòa và lĩnh án là cựu đại tá Bùi Văn Tiệp [nguyên Sư đoàn trưởng 367 Quân chủng Phòng không - Không quân] và Phùng Danh Thắm [cựu đại tá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn].

Ngày, ông Bùi Văn Tiệp bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 2 năm tù treo về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ông Phùng Danh Thắm lĩnh 2 năm cải tạo không giam giữ tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Cựu thượng tá Đinh Ngọc Hệ bị tuyên phạt 10 năm tù tội Lợi dụng chức vụ, 2 năm tù tội Sử dụng tài liệu giả. Tổng bị cáo phải lĩnh 12 năm tù. Ông Thắm và Hệ sau đó kháng cáo nhưng bị tòa phúc thẩm bác.

"Hô biến" xăng kém chất lượng, thế chấp xe công

Theo cáo buộc, năm 2009, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn được thành lập dưới danh nghĩa pháp nhân thuộc Tổng công ty Thái Sơn. Hai năm sau, doanh nghiệp mới này đổi thành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P [Công ty Thái Sơn] do Hệ làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Mang danh công ty con của Tổng công ty Thái Sơn nhưng thực chất, vốn của Công ty Thái Sơn là do tư nhân. Các hoạt động đều do Út "trọc" điều hành.

Từ năm 2011-2016, sau khi Đinh Ngọc Hệ được mua và đăng ký hàng chục xe biển số quân sự, biển xanh 80A, Trần Văn Lâm [Hệ thuê làm Tổng Giám đốc] cùng Hệ ký hợp đồng thế chấp, bảo lãnh vay tiền với hàng loạt ngân hàng, chi nhánh nhà băng ở Hà Nội và một số tỉnh.

Cựu đá tá Bùi Văn Tiệp, nguyên  Sư đoàn trưởng 367 Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh: Zing.

Theo đó, 29 trên tổng số 38 xe mang biển số ngành đã được Hệ và Lâm thế chấp; 5 ôtô cho thuê và nhiều xe khác cho người ngoài mượn sử dụng trái quy định. Phi vụ thu về số tiền hơn 6 tỷ đồng. Hành vi trên của các bị cáo còn gây thất thoát hơn 3 tỷ tiền thuế trước bạ.

Cuối 2012, Đinh Ngọc Hệ thành lập Chi nhánh Công ty Thái Sơn tại Bình Dương. Trần Xuân Sơn được bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh này. Thực chất của việc lập chi nhánh, là để xin cấp phép kinh doanh xăng dầu. Cửa hàng xăng dầu Thái Sơn ra đời ngay sau khi được cơ quan chức năng Bình Dương cho phép.

Giữa 2014, Đội kiểm tra liên ngành tỉnh này thông báo, hơn 20.000 lít xăng tại cây xăng Thái Sơn không đạt tiêu chuẩn, kém chất lượng. Cột bơm lập tức bị niêm phong.

Sau khi nghe Sơn thông báo và thực hiện chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ, Trần Văn Lâm đã làm công văn mạo nhận việc bán xăng tại đây để phục vụ kinh tế quốc phòng. Văn bản sau đó được gửi đến ông Lê Thanh Cung [lúc đó là Chủ tịch tỉnh Bình Dương] để nhờ vả. Để hợp thức số xăng kém chất lượng tại Bình Dương, Hệ liên lạc với cựu đại tá Bùi Văn Tiệp để nhờ giúp đỡ.

Sau khi nhận chỉ đạo của Út "trọc", Trần Văn Lâm lập hợp đồng gửi xăng rồi mang đến cho cựu Sư đoàn trưởng 367. Ông Tiệp đã ký hợp đồng gửi xăng giả kèm giấy mạo nhận nhân lực và số xăng trên là của Sư đoàn gửi, không phải xăng kinh doanh nhằm trốn tránh xử phạt.

Ông Phùng Danh Thắm [cựu đại tá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn]

Căn cứ giấy tờ do Lâm, Sơn cung cấp và bút phê của ông Lê Thanh Cung, Đoàn kiểm tra liên ngành đã "bỏ qua" việc xử phạt.

Cựu đại tá Bùi Văn Tiệp có mối quan hệ với Út "trọc" từ trước. Do đó, khi được Hệ nhờ, ông Tiệp ký và đóng dấu Sư đoàn vào hợp đồng gửi xăng giả, mạo nhận hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng là của đơn vị này. Hành vi của nhóm "hô biến" xăng không đạt chuẩn gây thất thoát gần 1,5 tỷ đồng ngân sách.

Cựu đại tá Phùng Danh Thắm ký văn bản đề nghị Cục Quân lực, lãnh đạo Bộ Công an cho phép Công ty Thái Sơn mua xe bằng vốn tự có, trang bị và đăng ký biển công vụ cho hàng loạt ôtô này.

Từ năm 2009-2016, dù Đinh Ngọc Hệ và Công ty Thái Sơn không đóng góp gì cho Tổng công ty nhưng ông Thắm vẫn đồng ý đề nghị bổ nhiệm Hệ giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn.

Quá trình Hệ và thuộc cấp hợp thức số xe công vụ để thế chấp, cho thuê hưởng lợi, ông Phùng Danh Thắm thiếu kiểm tra, giám sát nên không phát hiện được sai phạm tại Công ty Thái Sơn.

Ông Thắm còn bị cáo buộc để Đinh Ngọc Hệ lợi dụng doanh nghiệp quân đội cấu kết các đồng phạm làm giả giấy tờ liên quan số xăng dầu kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến uy tín quân đội. Những hậu quả do ông Thắm thiếu trách nhiệm gây ra được đánh giá là nghiêm trọng.

Video liên quan

Chủ Đề