Vai trò của ngân hàng thương mại trong thị trường ngoại hối

Chức năng và vai trò của thị trường ngoại hối

Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là: nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế.

Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối còn có một số chức năng khác như:

- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia.

- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một các khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.

- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.

- Thị trường ngoại hối là nơi để Ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

* Vai trò của thị trường ngoại hối

Cùng với hai bộ phận khác của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Trước hết, thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi ngoại tệ.

Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ  trong hoạt đồng thương mại và đầu tư quốc tế, bên cạnh đó còn phục vụ cho khát vọng kiếm lời và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính. Chẳng hạn, một nhà đầu tư Nhật Bản nhận thấy rằng lãi suất trên thị trường New York cao hơn thị trường Tokyo rất có thể ông ta sẽ rút vốn từ các hoạt động đầu tư vào tài sản tài chính ở Nhật để chuyển sang đầu tư ở Mỹ. Làm sao ông ta có thể thỏa mãn nhu cầu đầu tư và khát vọng kiếm tiền của mình được nếu thiếu cơ chế hữu hiệu cho phép ông ta có thể chuyển đổi đồng Yên Nhật thành đôla Mỹ.

Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Chẳng hạn, nếu chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thiểu sự thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán, chính phủ có thể yêu cầu Ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào, ngược lại nếu ngoại tệ lên giá quá đáng so với nội tệ đến nỗi có thể tạo một áp lực mạnh gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu Ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để nâng giá nội tệ lên. Có thể nói thị trường ngoại hối là một cửa ngõ và tỷ giá hối đoái là một công cụ để Ngân hàng trung ương có thể can thiệp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ của mình.

Ngoài ra thị trường ngoại hối còn cung cấp công cụ để phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá. 

Hoạt động ngoại hối là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động và cần tuân thủ về phạm vi ngoại hối.

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 21/2014/TT-NHNN

– Thông tư 28/2016/TT-NHNN

1.Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân hàng thương mại

– Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay.

Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.

– Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng.

– Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ.

– Phát hành, đại lý phát hành thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán thẻ ngân hàng quốc tế.

– Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.

– Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ.

– Giao cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.

– Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ.

– Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

– Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

– Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối.

-Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác, tổ chức tài chính trong nước.

– Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.

Mở tài khoản thanh toán cho tổ chức tín dụng nước ngoài.

– Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ tổ chức tín dụng nước ngoài.

– Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường trong nước.

>>>Xem thêm Các loại hình ủy thác của từng tổ chức tín dụng hiện nay

2. Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại

– Mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.

– Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế.

– Bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ.

– Cho vay ra nước ngoài.

– Phát hành trái phiếu ở nước ngoài.

– Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn).

3. Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế

-Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép ngân hàng thương mại thực hiện có thời hạn các hoạt động trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm:

a) Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

b) Hoạt động ngoại hối phái sinh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế;

c) Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngoài các hoạt động ngoại hối.

>>>Xem thêm Bên nhận ủy thác và bên ủy thác trong ủy thác của tổ chức tín dụng

NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.

Ngày nay, hoạt động của các tổ chức môi giới trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng, quy mô, hoạt động đa dạng phong phú và đan xen lẫn nhau. Điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tài chính khác là NHTM là Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, cung ứng các dịch vụ thanh toán còn các tổ chức tài chính khác không thực hiện chức năng đó.

Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng.

Thứ nhất: NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất.

Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp.

Thứ ba: NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của chính phủ bằng các công cụ như: ấn định hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở để tác động tới lượng tiền cung ứng trong lưu thông.

Thứ tư: Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM và thông qua nghiệp vụ này NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. NHTM đã “ góp nhặt “ toàn bộ nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức như : nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán... trong đó tiền gửi bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Ngoài ra NHTM còn phát hành thêm chứng chỉ tiền gửi, các trái khoán Ngân hàng hay đi vay từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác

nền kinh tế thị trường, NHTM thực chất cũng là một doanh nghiệp vì vậy khi kinh doanh phải coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và cuối cùng. Để tạo ra lợi nhuận và thu nhập cho Ngân hàng thì các NHTM phải biết sử dụng và khai thác nguồn vốn một cách triệt để và hiệu quả nhất.

Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản đem lại phần lớn lợi nhuận cho các NHTM. Các NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay từ đó thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch phí đầu vào và phí đầu ra. Thực hiện nghiệp vụ này các NHTM không những đã thực hiện được chức năng xã hội của mình thông qua việc mở rộng vốn đầu tư, gia tăng sản phẩm xã hội, cải thiện đời sống nhân dân mà còn có ý nghĩa rất lớn đến toàn bộ đời sống kỹ thuật thông qua các hoạt động tài trợ cho các ngành, các lĩnh vực phát triển công nghiệp, nông nghiệp trong nền kinh tế. Ngoài hoạt động cho vay là chủ yếu, các NHTM còn thực hiện các hoạt động đầu tư hùn vốn liên doanh liên kết, kinh doanh chứng khoán trên thị trường tài chính. Hoạt động này vừa mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng vừa góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.

Ngân hàng làm trung gian thanh toán thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các công cụ thanh toán thuận lợi như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Hoạt động này góp phần làm tăng lợi nhuận thông qua việc thu phí dịch vụ thanh toán và đồng thời làm tăng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng. Ngoài các hoạt động trên, NHTM còn cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ như: Dịch vụ uỷ thác, đại lý tài sản vốn của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng, tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán...

Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn không dự tính trước được gây ra những thiệt hại cho một công việc cụ thể nào đó. Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thường xảy ra những loại rủi ro sau:

Rủi ro tín dụng: Là những tổn thất mà Ngân hàng phải gánh chịu khi khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn tiền gốc và tiền lãi.

Rủi ro lãi suất: Là những tổn thất cho Ngân hàng khi lãi xuất thị trường có sự biến đổi.

Rủi ro hối đoái: Là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường. Rủi ro này xuất hiện khi Ngân hàng không có sự cân bằng về trạng thái ngoại hối tại thời điểm tỷ giá biến đổi

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở Ngân hàng ngay lập tức. Khi gặp phải trường hợp này các Ngân hàng phải bán các tài sản có tính lỏng thấp với giá rẻ hay vay từ NHTW.

Rủi ro về nguồn vốn: Thường xảy ra một trong hai trường hợp sau .

- Trường hợp thừa vốn tức là vốn bị ứ đọng không cho vay và đầu tư được, vì vậy không sinh lãi trong khi đó Ngân hàng vẫn phải trả lãi hàng ngày cho người có tiền gửi vào Ngân hàng.

- Trường hợp thiếu vốn: Xảy ra khi Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư hoặc không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Ngoài ra còn có các loại rủi ro khác như: rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia gắn liền với các hoạt động đầu tư.