Vào vai nhân vật công chúa để kể lại truyện có tích Thạch Sanh

Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Qựỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi nhớ về kỉ niệm tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào.

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa - Lý Thông - trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên, bắn trúng vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu, tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lý Thông giúp đỡ.

Tôi nghe dân làng nói Lý Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lý Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga - con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của đại bàng.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liền bảo hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang. Có ba ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô gái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm ướt đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.

Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một nhát búa bổ vỡ đôi đầu. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng  rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lý Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa ra ngoài, Lý Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt, tôi lại...

Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sông rất vui vẻ, hạnh phúc. Đúng là “ác giả ác báo”.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Cong chua Quynh Hoa ke chuyen ve cuoc doi cua Thach Sanh – Đề bài: Em hãy tưởng tượng mình là công chúa Quỳnh Hoa để kể chuyện về cuộc đời của Thạch Sanh

Tôi là công chúa Quỳnh Nga, sinh ra trong nhung lụa nên ngay từ nhỏ tôi đã được vua cha yêu chiều, sống cuộc sống không thiếu thốn thứ gì, muốn gì được nấy. Nhưng vào sinh nhật lần thứ mười tám của tôi, một sự việc kinh khủng đã diễn ra ngay trước mắt tôi, đó là khi một con đại bàng to lớn xuất hiện mà quắp tôi đi khỏi cung điện. Bị nhốt trong hang đá của đại bàng tôi đã rất sợ hãi và khóc rất nhiều, đến một ngày có một chàng trai khôi ngô tuấn tú, thân hình cao lớn, khỏe mạnh đến cứu tôi khỏi hang đại bàng. Và đó cũng chính là người chồng sau này của tôi. Nhưng cuộc tình của chúng tôi đã trải qua rất nhiều biến cố, và cuộc đời của Thạch Sanh là một chuỗi những biến cố đầy đau khổ, nhưng cuối cùng bằng sức mạnh và bản lĩnh của mình thì chàng đã vượt qua tất cả, chúng tôi hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ rất sớm, từ khi lên mười chàng đã phải tự mình lao động mưu sinh nuôi sống bản thân. Hành trang mà chàng có cũng chỉ có một túp lều rách nát chẳng thể che nắng che mưa, và một cái rìu sắt mà cha chàng để lại. Cuộc sống khó khăn, bi thương là vậy nhưng chàng không bao giờ gục ngã, vẫn kiên cường sống và trở thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh. Một ngày nọ, khi Lí Thông – vốn là một tên bán rượu đi ngang qua, thấy Thạch Sanh sống một mình, lại khỏe mạnh, chân chất nên đã mưu mô lợi dụng chàng để làm giàu cho mẹ con hắn ta.

Xem thêm:  Kể về người mẹ của em- văn mẫu 6

Lí Thông đã dùng lời ngon tiếng ngọt, thậm chí là kết nghĩa huynh đệ để lấy lòng tin của Thạch Sanh. Vốn là một con người thật thà, lại thiếu vắng tình thương nên Thạch Sanh rất trân trọng Lí Thông mà không biết hắn chỉ lợi dụng chàng. Ngày ngày Thạch Sanh gánh nước, chẻ củi,làm giàu cho mẹ con Lí Thông. Năm ấy ở ngôi làng Lí Thông ở có Chằn tinh hoành hành, tác yêu tác quái, người dân đúng kì hạn phải dâng lên nó một thanh niên khỏe mạnh, nếu không nó sẽ phá hoại cuộc sống của mọi người. Bao nhiêu thanh niên trong làng đã bị Chằn tinh ăn thịt, và lần này đến lượt Lí Thông.

Mẹ con Lí Thông đã mưu mô đưa Thạch Sanh đi thế mạng, nói dối chàng là trông coi giúp hắn ngôi miếu một đêm. Tất nhiên chàng không hề mảy may nghi ngờ gì mẹ con hắn ta, chàng mang theo cây rìu bên mình đi đến miếu. Khi trời đã về đêm, Chằn tinh hiện ra, tấn công chiến lợi phẩm như bao lần thì bị Thạch Sanh vung rìu chặt đứt đầu. Thạch Sanh mang đầu Chằn tinh về nhà khiến mẹ con Lí Thông rất bất ngờ. Nhưng với bản chất nham nhiểm của mình hắn ta dễ dàng lừa Thạch Sanh đi một nơi khác, còn bản thân mang đầu Chằn Tinh đi lĩnh thưởng.

Hôm ấy, khi đại bằng quắp tôi bay qua túp lều của Thạch Sanh, nghe tiếng tôi kêu cứu chàng đã đuổi theo đến tận hang đại bàng, giết đại bàng và cứu tôi lên bờ. Nhưng tôi vừa lên đến nơi thì Lí Thông đã ở trên đó từ bao giờ, hắn ta nhẫn tâm chèn đá vào cửa hang khiến Thạch Sanh không thể lên. Lúc ấy tôi đã kêu khóc ngăn cản không để cho hắn ta hãm hại ân công của mình như vậy. Nhưng tôi sức con gái đâu thể chống cự lại hắn ta. Sau khi bị nhót dưới hang đại bàng Thạch Sanh đã đi khắp nơi trong hang động để tìm đường ra, cuối cùng lại cứu được con trai của vua Thủy tề và được vị vua này ban thưởng cho cây đàn thần.

Khi quay về túp lều của mình Thạch Sanh lại một lần nữa bị hồn Chằn tinh và đại bàng giá họa, bị đẩy vào đại lao. Còn tôi từ khi được Lí Thông đưa về cung thì trở nên u buồn, không nói không cười khiến vua cha vô cùng lo lắng. Thạch Sanh ở trong đại lao mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn kêu “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”. Tiếng đàn vừa ai oán vừa da diết khiến tôi ngay lập tức chạy đến bên vua cha xin người mang người đánh đàn đến đây. Vì suốt nhiều tháng trời tôi không nói không cười nên trước yêu cầu của tôi vua cha ngay lập tức đồng ý.

Thạch Sanh được đưa đến cung điện, tôi lập tức khẳng định chàng mới là người cứu mình. Vua cha cũng bị cảm động trước câu chuyện của chàng và tức giận trước sự gian dối, độc ác của Lí Thông nên ban hôn cho tôi và Thạch Sanh, còn mẹ con Lí Thông bị đuổi về quê, trên đường về mẹ con hắn bị sét đánh trúng và hóa thành bọ hung. Sau hôm lễ của chúng tôi thì mười tám nước chư hầu kéo sang xâm lược,vua cha vô cùng lo lắng nên đã chỉ định Thạch Sanh ra trận đánh giặc. Đối mặt với kẻ thù chàng đã dùng cây đàn vua thủy tề cho làm cho quân địch tê liệt, mất đi ý chí chiến đấu.

Sau khi giành đại thắng, Thạch Sanh còn tiếp đãi quân chư hầu vô cùng chu đáo, mang liêu thần ra tiếp đãi, quân chư hầu ăn hết bao nhiêu thì cơm lại đầy lên bấy nhiêu, cuối cùng cấp ngựa cho quân chư hầu trở về, và không bao giờ có ý định sang xâm chiếm một lần nữa, các nước chư hầu sống với nhau hòa bình, hữu nghị. Sau chiến thắng này, vua cha hoàn toàn tin tưởng mà giao ngôi vị cho Thạch Sanh, chàng lên ngôi vua, đất nước thái bình, nhân dân no ấm, chúng tôi sống với nhau hạnh phúc đến trọn đời trọn kiếp.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CÔNG CHÚA QUỲNH HOA KỂ CHUYỆN THẠCH SANH

CONG CHUA QUYNH HOA KE CHUYEN THACH SANH

KỂ CHUYỆN THẠCH SANH

QUỲNH HOA CÔNG CHÚA KỂ VỀ CUỘC ĐỜI THẠCH SANH

CÔNG CHÚA QUỲNH HOA TRONG TRUYỆN THẠCH SANH

Đề bài: Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em

I. Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu về truyện cổ tích Thạch Sanh

2. Thân bài:

* Sự ra đời và cuộc sống của Thạch Sanh:- Là con trai của Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già cả, nghèo khổ.- Sống một mình bên gốc đa, gia tài chỉ có cái búa bổ củi

- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông và dọn về ở cùng

* Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lý Thông cướp công:- Chằn tinh nhiều phép lạ hay ăn thịt người, mỗi năm phải nộp một mạng- Lý Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng ai ngờ Thạch Sanh lại giết được chằn tinh

- Lý Thông liền cướp công, đem chằn tinh nộp cho vua được phong làm Quận Công.

* Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề:- Thạch Sanh về lại gốc đa sống, nhìn thấy đại bàng bay qua cắp theo người liền bắn khiến đại bàng bị thương.- Biết đại bàng tha công chúa Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa, giết đại bàng

- Thạch Sanh bị Lý Thông cho người lấp hang nhưng lại tìm và cứu được con vua Thủy Tề

* Thạch Sanh đánh đàn kêu oan, Lý Thông bị trừng phạt:- Hồn chằn tinh và đại bàng trộm của cải giấu vào gốc đa khiến Thạch Sanh bị bắt vào ngục.- Thạch Sanh đánh cây đàn vua Thủy Tề cho, được gọi lên liền kể hết sự tình minh oan cho mình.

- Hai mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết hóa thành bọ hung

* Thạch Sanh lấy công chúa và dẹp yên 18 nước chư hầu:- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh- 18 nước chư hầu kéo sang đánh Thạch Sanh cầm đàn ra gẩy khiến quân sĩ đều xin hàng.

- Thạch Sanh mang một niêu cơm mời cả đám quân nhưng cứ ăn hết lại đầy, ăn mãi không hết.

3. Kết bài:

Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh

II. Bài văn mẫu Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em 

1. Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em, mẫu số 1 (Chuẩn)

Chuyện xưa kể rằng có hai vợ chồng già không con cái lại nghèo khó nhưng rất thương người, họ liền được Ngọc Hoàng cho thái tử xuống đầu thai làm con. Người vợ mang thai mấy năm cuối cùng cũng sinh ra cậu con trai, con vừa khôn lớn thì mẹ cũng chết.

Thạch Sanh vốn chỉ sống một mình ở gốc đa ngày ngày đi đốn củi, được thiên thần của Ngọc Hoàng dạy cho đủ môn võ nghệ, thần thông. Đến một ngày Lý Thông muốn lợi dụng sức khỏe của Thạch Sanh nên ngỏ ý kết nghĩa anh em về sống chung một nhà. Từ đó Thạch Sanh bỏ gốc đa về ở cùng hai mẹ con Lý Thông. Bấy giờ có con chằn tinh nhiều phép lạ hay ăn thịt người, quan quân không diệt trừ được mỗi năm phải nộp một mạng. Năm nay đến lượt Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đến chỗ chằn tinh, ai ngờ Thạch Sanh không bị ăn thịt lại giết được cả chằn tinh. Lý Thông lại kiếm cớ khuyên Thạch Sanh về lại gốc đa còn mình mang chằn tinh lên nộp cho vua, được vua phong làm Quận công.

Có lần Thạch Sanh đang ngồi ở gốc đa nhìn thấy đại bàng tha người bay qua liền giương cung bắn khiến đại bàng bị thương. Sau khi nghe Lý Thông kể chuyện đang đi tìm công chúa, Thạch Sanh biết chính đại bàng đã tha công chúa. Sau đó liền vào tận hang giết đại bàng và cứu công chúa. Ai ngờ Lý Thông lại sai quân lấp hang, biết Lý Thông hãm hại mình, Thạch Sanh đi tìm lối ra vô tình gặp con trai vua Thủy Tề cũng bị bắt liền cứu ra và được đền ơn một cây đàn. Sau khi về gốc đa, hồn của chằn tinh và đại bàng mang gia tài của vua giấu vào gốc đa khiến Thạch Sanh bị bắt vào ngục.

Từ khi công chúa về cung liền bị câm, đến khi nghe thấy tiếng đàn từ trong ngục của Thạch Sanh liền bảo vua mời Thạch Sanh lên. Thạch Sanh gặp vua kể hết sự tình, minh oan cho mình. Thạch Sanh không giết Lý Thông mà thả cho về quê nhưng trên đường về cả hai mẹ con đều bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. Sau rồi nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, hoàng tử mười tám nước chư hầu ghen tức kéo quân sang đánh, Thạch Sanh lại đem cây đàn ra gẩy khiến đám quân đành phải xin hàng. Thạch Sanh còn mang một niêu cơm thần ra tiếp đãi họ, niêu cơm đó bé tí nhưng ăn mãi không thể hết được.

Về sau vì vua không có con trai nên đã cho Thạch Sanh lên làm vua. Thạch Sanh chính là hình ảnh tượng trưng cho chính nghĩa sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.

2. Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em, mẫu số 2 (Chuẩn)

Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng, đầu thai xuống phàm trần làm con của hai vợ chồng nghèo. Chưa sinh thì cha đã chết, vừa lớn lên thì mẹ cũng mất, cậu sống một mình dưới gốc cây đa cùng chiếc búa bổ củi cha để lại.

Tình cờ gặp được Lý Thông, Thạch Sanh cùng Lý Thông kết nghĩa anh em, ngỡ tưởng hoạn nạn có nhau, anh em đùm bọc nhưng ai ngờ Lý Thông hết lừa Thạch Sanh thì lại hãm hại hết lần này đến lần khác. Lần đầu tiên Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu chăn tinh, thực chất là đi thế mạng mình cho chằn tinh ăn thịt. Rất may Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ, thần thông nên đã giết được chằn tinh trừ hại cho dân. Thấy Thạch Sanh giết được chằn tinh Lý Thông lại lừa Thạch Sanh về lại gốc đa để mình nhận tội thay nhưng thực ra là đem đầu chằn tinh lên trình vua để nhận thưởng. Thế nên hắn được phong làm Quận công còn Thạch Sanh lại về sống một mình ở gốc đa.

Lần thứ hai, khi Lý Thông nhờ thạch sanh đi tìm công chúa, Thạch Sanh biết có con đại bàng đã tha công chúa vào hang, đã bắn trúng nhưng chưa bắt được. Lần này Thạch Sanh vào tận trong hang, giết đại bàng đưa được công chúa ra ngoài. Lúc này Lý Thông muốn cướp công liền sai quân lấy đá lấp cửa hang nhằm không cho Thạch Sanh ra. Tình cờ trong lúc tìm đường ra khỏi hàng Thạch Sanh phát hiện có người bị nhốt liền cứu ra, ai ngờ đã cứu được con vua Thủy Tề, vua đã tặng cho chàng một cây đàn thần. Trở về bên gốc đa, Thạch Sanh vẫn chưa yên ổn, hồn của chằn tinh và đại bàng lại lấy báu vật của vua đem tới gốc đa khiến Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Chịu oan ức nhưng không thể làm gì, Thạch Sanh bèn đem đàn ra gảy, tiếng đàn cất lên khiến công chúa bị câm từ ngày được cứu ở hang đại bàng liền nói được. Vua cho gọi người đánh đàn lên thì chính là Thạch Sanh, lúc này Thạch Sanh mới kể lại hết đầu đuôi mọi chuyện, khi ấy mọi người mới hiểu ra tất cả. Tha tội cho Thạch Sanh và cho toàn quyền xử Lý Thông, Thạch Sanh tha cho Lý Thông nhưng trên đường về quê cả hai mẹ con Lý Thông vì quá ác độc đã bị sét đánh chết hóa thành con bọ hung.

Đám cưới của Thạch Sanh và công chúa diễn ra tưng bừng, khiến cho thái tử các nước chư hầu tức giận, họ kéo quân sang đánh. Lúc này Thạch Sanh không dùng quân lính mà chỉ cần gảy cây đàn thần, đám quân liền bị tiếng đàn làm cho giác ngộ xin hàng. Sau đó Thạch Sanh còn tiếp đãi họ bằng một niêu cơm thần, niêu cơm cứ ăn hết lại đầy khiến nghĩa quân cúi đầu lạy tạ rồi ra về. Về sau vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Truyện cổ tích Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn với nhiều tình tiết gay cấn thú vị mà còn có những bài học làm người ý nghĩa sâu sắc.

3. Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em, mẫu số 3 (Chuẩn)

Ở vùng nọ có hai vợ chồng già, họ không có con lại nghèo nhưng giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thấy họ tốt bụng liền sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Thế là bà vợ sinh ra cậu con trai, lớn lên họ gọi cậu là Thạch Sanh.

Thạch Sanh sống một mình từ nhỏ, cả gia tài chỉ có cái búa bổ củi của cha để lại. Một mình lủi thủi sống ở gốc đa, may có Lý Thông đến kết nghĩa anh em. Thế nhưng Lý Thông lại là người nham hiểm, lừa lọc và vong ơn bội nghĩa. Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh, hay ăn thịt người, năm đó là năm đến lượt Lý Thông nộp mạng hiến cho chằn tinh. Lí Thông bèn tìm cách dụ Thạch Sanh đi lên miếu chằn tinh canh gác nhằm để Thạch Sanh chết thay mình, ai ngờ Thạch Sanh vốn có võ công cao cường lại nhiều phép thần thông đã giết chết chằn tinh. Giết được chằn tinh là công lớn, nhưng Lý Thông lại lừa Thạch Sanh là phạm tội nặng hãy mau về gốc đa để mình đi nhận tội thay. Thế rồi Lí Thông ngang nhiên có công giết chằn tinh được vua phong làm Quận công.

Một lần Thạch Sanh nhìn thấy đại bàng tha người liền giương cung bắn, đến khi Lý Thông tìm đến Thạch Sanh nhờ tìm giúp công chúa bị đại bàng bắt Thạch Sanh liền giúp ngay. Thạch Sanh vào tận hang đánh nhau với đại bàng, giết được đại bàng cứu được công chúa. Công chúa sống trở về nhưng lại bị câm còn Thạch Sanh thì bị Lý Thông nhốt lại trong hang. May thay Thạch Sanh trong lúc tìm lối ra khỏi hang đã cứu được cả con vua Thủy Tề cũng bị đại bàng bắt vào đây, chàng được vua Thủy Tề tặng cho một cây đàn thần. Sau khi Thạch Sanh về gốc đa, hồn của chằn tinh và đại bàng giở trò hãm hại, mang vàng bạc châu báu của vua giấu vào gốc đa, khiến cho Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Ở trong ngục Thạch Sanh cất tiếng đàn than thở, kì lạ thay khi công chúa nghe thấy tiếng đàn này lại có thể nói được trở lại. Vua bèn mời người đánh đàn lên, sau khi nghe Thạch Sanh kể hết sự tình, mọi người mới hiểu ra chính Lý Thông là kẻ bội bạc, vong ân.

Thạch Sanh tha chết cho họ nhưng hai mẹ con Lý Thông không tránh được nhân quả báo ứng, trên đường về quê bị sét đánh chết hóa thành hai con bọ hung. Đám cưới của Thạch Sanh và công chúa linh đình nhất kinh kỳ, khiến cho hoàng tử mười tám nước chư hầu tức giận, họ kéo quân sang đánh. Nhà vua định dùng quân lính nhưng Thạch Sanh lại can ngăn và chỉ đem đàn ra đánh. Tiếng đàn vừa cất lên, quân lính tự vứt bỏ vũ khí mà xin hàng. Sau đó Thạch Sanh còn đem lên một niêu cơm thần tiếp đãi, niêu cơm tuy nhỏ nhưng cả đám quân ăn mãi không hết được. Với phẩm chất tài đức vẹn toàn, Thạch Sanh đã được vua cho nối ngôi.

Từ câu chuyện này ta phải ghi nhớ một điều, bất kể chuyện gì cũng đều có nhân quả. Ác giả thì ác báo, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành.

-------------------HẾT------------------

Các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn kể lại truyện dưới đây. Vừa có thể tìm đọc, khám phá thêm nhiều truyện mới lại vừa luyện tập kĩ năng kể truyện của mình: Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em, Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em, Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em, Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

Viết bài kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em cũng chính là một cách để các em hiểu thêm về ý nghĩa và nội dung của truyện, nhớ được đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật. Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em chính là một dạng đề văn như thế.

Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời của chú Bọ Hung Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em Tả dũng sĩ Thạch Sanh Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em