Ví dụ về hợp tác cùng phát triển

1. Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,...

  • Hợp tác về môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản [JETRO] đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam [VUREA] thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
  • Hợp tác xóa đói giảm nghèo: Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xoá đói giảm nghèo Lào, ngài Onneưa Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác trong công tác xoá đói giảm nghèo của hai nước.
  • Hợp tác chống HIV/AIDS: Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung.

- Nguyên tắc hợp tác: Dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.

2. Ý nghĩa của hợp tác cùng phát triển 

- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

- Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.

- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.

3. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta 

Việt Nam cùng với các nước tiếp tục triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN năm 2017.

- Coi trọng tăng cường hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

- Nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ.

- Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

@573988@@574068@@574159@

Làm việc nhóm là cơ hội để các em rèn luyện tinh thần hợp tác.

- Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và Việt Nam. 

- Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài trong giao tiếp.

- Tham gia các hoạt động trong học tập, lao động và các hoạt động tinh thần khác.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

- Chọn bài -Bài 1: Chí công vô tưBài 2: Tự chủBài 3: Dân chủ và kỷ luậtBài 4: Bảo vệ hòa bìnhBài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiBài 6: Hợp tác cùng phát triểnBài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộcBài 8: Năng động, sáng tạoBài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quảBài 10: Lý tưởng sống của thanh niênBài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcBài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhânBài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuếBài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dânBài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dânBài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dânBài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốcBài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

: tại đây

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 9: Hợp tác cùng phát triển giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Trả lời Gợi ý Bài 6 trang 22 sgk GDCD 9

a] Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữ nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ?

Trả lời:

Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học… với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Đó là sự hợp tác toàn diện góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Bạn đang xem: Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác

b] Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước cùng hợp tác ?

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu;

– Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển;

– Để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại.

c] Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào ?

Trả lời:

– Coi trọng, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

– Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

– Bình đằng cùng có lợi

– Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình,

– Phản đối mọi âm mưu , hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

Bài 1 [trang 22 sgk Giáo dục công dân 9]: Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,…

Lời giải:

– Việt Nam – Bra-xin: Tổng thông Bra-zin Luiz Inacio Lula da Silva cho rằng Việt Nam là đồng minh của Bra-xin trong WTO về nông nghiệp và mong muốn đoàn kết với Việt Nam để chống đói nghèo.


– Mĩ – Việt trao đổi hợp tác an ninh – quân sự: Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 4 – 12 – 2007, Đại sứ Stephen D. Mull, Trợ lý Ngoại trưởng Mi phụ trách vấn đề chính trị – quân sự đã có cuộc gặp gỡ báo chí, khẳng định triển vọng hợp tác an ninh – quân sự hai nước rất tươi sáng. Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, Đại sứ Mull đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an. Hai bên đã cùng thảo luận về môi quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Phía Mĩ chủ trương tăng cường sự trợ giúp cho quân đội và công an Việt Nam về khả năng cứu trợ nhân đạo và đối phó với thảm hoạ. Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bài 2 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 9]: Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào ? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì ? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người được tốt hơn ?

Lời giải:

– Tăng cường trao đổi bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm học tập.

– Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc khó khăn

– Biết lắng nghe, tôn trọn ý kiến của người khác.

Bài 3 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 9]: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương.

Xem thêm: Interface Trong Java Là Gì, Interface Trong Lập Trình Hướng Đối Tượng Java

Lời giải:

Em hãy tìm hiểm tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, bạn lớp trưởng, lớp phó học tập, hay có thể là bác tổ dân phố.

Bài 4 [trang 23 sgk Giáo dục công dân 9]: Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.

Lời giải:

Dự án hầm Hải Vân – bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt – Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên – Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.

Đường hầm chính: dài 6.280m, rộng lOm, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5m.

Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280m, rộng 4,7m, cao 3,8m.

Đường hầm thông gió: dài 1.810m, rộng 8,2m, cao 5,3m.

Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình hucíng khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thông: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát [52 cái] cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.

Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m, rộng 10,2m, cao 6,7m.

Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000m3

Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, mọi hoạt động trong Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đều được truyền dẫn phản ánh về văn phòng trung tâm để phân tích và xử lí. Các hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị trong hầm được điều khiển qua hệ thống mạng máy tính với các chương trình được lập và cài đặt sẵn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng

Dự án này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hỗ trợ phát triển của Nhật Bản đối với Việt Nam. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ đèo Hải Vân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động công nghiệp và thương mại của Việt Nam, kể cả các nước láng giềng, bởi nó là phần quan trọng nhất của hành lang kinh tế Đông Tây!

Ngày 05 – 6 – 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh thành, trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Công trình sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường chạy xe từ 22km [nếu qua đèo Hải Vân] xuống còn 12km [nếu chạy qua hầm].

Video liên quan

Chủ Đề