Vì sao giá đồng tăng

Giá xăng ở Mỹ đã tăng lên 2,89 USD/gallon hôm 2-5 - Ảnh: AFP

Tình trạng hậu cần tắc nghẽn, đồng USD suy yếu trở lại và nhu cầu thế giới gia tăng đang tác động rõ rệt đối với giá nguyên liệu.

Các nền kinh tế mở cửa trở lại

Giá dầu thô đã tăng 30% trong một năm qua. Tạp chí Capital [Pháp] dẫn lời các chuyên gia nhận xét nguyên nhân giá dầu tăng do các nền kinh tế đã mở cửa trở lại.

Chuyên gia Bjornar Tonhaugen ở Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy [Na Uy] nhận xét tuy kinh tế Ấn Độ suy giảm do đại dịch COVID-19 nhưng kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang vượt lên nên rất cần xăng dầu.

Chuyên gia Bart Melek ở Ngân hàng đầu tư TD Securities [Canada] nhận xét "giá dầu thô  dường như khó kìm lại" khi giá một thùng dầu Brent đã tiến gần đến ngưỡng 70 USD trong tuần này.

Theo Hiệp hội Ôtô Mỹ [AAA], giá xăng tại Mỹ đã tăng từ 1,77 USD/gallon [3,8 lít] cách đây một năm lên 2,89 USD hôm 2-5.

Do người Mỹ ăn sáng tại nhà nhiều hơn!

Chỉ số Bloomberg ghi nhận giá ngũ cốc đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái và đã lên đến mức cao nhất tính từ năm 2016.

Đối với đường, tình trạng thiếu container vận chuyển và nạn tắc nghẽn cổ chai tại các cảng đang đẩy giá đường lên cao.

Trong khi đó, giá bắp, đậu tương và lúa mì tăng do vấn đề về giao hàng.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố vào tháng 4-2021, trong số các mặt hàng tăng giá ngoạn mục nhất, thịt heo giữ thế thượng phong với mức tăng 51% trong một năm.

Thông thường người ta hay dẫn chứng nguyên nhân giá thịt heo tăng là do nhu cầu của Trung Quốc tăng.

Song Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận xét giá thịt heo tăng gấp đôi từ khi đại dịch xảy ra do "người tiêu dùng ở Mỹ ăn sáng nhiều hơn tại nhà".

Khí hậu thay đổi bất thường với hạn hán ở Mỹ Latin và sương giá muộn ở châu Âu cũng tác động làm giá cả gia tăng.

Giết mổ heo ở Mỹ - Ảnh: REUTERS

Nhu cầu tăng thêm

Đối với đồng, chuyên gia Elijah Oliveros-Rosen của Công ty xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings [Mỹ] cho biết đồng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các cơ sở hạ tầng năng lượng đang trong quá trình chuyển đổi.

Nhu cầu về đồng phản ánh sức khỏe kinh tế thế giới. Trong tuần này giá đồng đã lên đến mức cao nhất trong 10 năm nay do nhu cầu tăng từ Trung Quốc và đồng USD suy yếu trở lại.

Thiếc vốn là nguyên liệu quan trọng dùng cho vi mạch điện tử, linh kiện ôtô, pin cũng đã tăng giá đến mức cao nhất kể từ năm 2011. Giá thiếc hiện đã tăng gấp đôi so với một năm trước.

Giá gỗ xây dựng đã tăng gấp ba lần trong thời gian 12 tháng. Liên đoàn Các nhà xây dựng Mỹ thậm chí đã cảnh báo hiện nay phải tốn thêm bình quân 36.000 USD để dựng khung một ngôi nhà.

Trong bối cảnh giá cả thị trường căng thẳng như hiện nay, các công ty có xu hướng dự trữ trước nguyên liệu, do đó càng đẩy giá lên cao hơn nữa.

Một số nhà sản xuất mua vào quá nhiều do thiếu nguyên liệu. Tình hình thiếu hụt này lại tiếp tục đè nặng lên chi phí các doanh nghiệp.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cảnh báo tình hình giá cả nguyên liệu tăng đang tiếp cận người tiêu dùng Mỹ trong bối cảnh lạm phát đã tăng nhanh từ tháng 3-2021.

Mỹ vừa xúc tiến tiêm chủng vắc xin vừa mở cửa lại những tâm dịch

HOÀNG DUY LONG

Bảng lương tốt hơn, vì sao USD tăng, vàng giảm?

Hồ Quốc Tuấn – Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Manchester, Anh

Theo tình hình diễn biến trong vài ngày trước đó, nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng một số liệu bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn sẽ hỗ trợ cho các thị trường cổ phiếu và các sản phẩm có rủi ro hơn, và do đó sẽ đẩy USD tiếp tục giảm giá, trong khi số liệu bảng lương phi nông nghiệp xấu sẽ có tác động hỗ trợ cho đồng USD. Số liệu bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp công bố vào ngày thứ 6 vẫn tốt hơn dự kiến rất nhiều, nhưng đồng USD đã tăng lại cùng lúc với việc thị trường cổ phiếu cũng tiếp tục tăng giá và vàng giảm giá. Diễn biến này hoàn toàn trái ngược với xu thế của thị trường trong mấy tuần qua, nghĩa là khi thị trường cổ phiếu tăng giá thì USD giảm. Tại sao như vậy?

Tác động từ việc dự đoán lãi suất USD sẽ tăng do kinh tế có dấu hiệu hồi phục

Một nguyên nhân khiến đồng USD tăng trở lại là do số liệu bảng lương tốt hơn không chỉ khiến nhu cầu tài sản có rủi ro của Mỹ gia tăng mà khả năng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ là FED cũng có thể tăng lãi suất đồng USD để chống lạm phát có thể xảy ra khi kinh tế hồi phục. Hai yếu tố này tác động ngược chiều nhau với đồng USD trong bối cảnh hiện tại: nhu cầu tài sản có rủi ro tăng thì nhu cầu giữ USD giảm, khiến USD giảm giá; nhưng nếu Mỹ tăng lãi suất thì nắm giữ USD lại có lợi hơn các đồng tiền chủ chốt khác như JPY, GBP và EUR, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế của Châu Âu và Anh vẫn còn chưa khởi sắc nên lãi suất của các đồng tiền này chưa có triển vọng tăng trở lại. Trong bối cảnh đó nhu cầu đồng USD cũng sẽ tăng lên tương đối so với nhu cầu các đồng tiền mạnh khác.

Do đó, số liệu về bảng lương vừa được công bố đã châm ngòi cho hai lực thị trường giằng co với nhau xuất phát từ quan điểm khác nhau về việc số liệu việc làm như thế này là tốt hay xấu cho đồng USD. Đồ thị diễn biến của giá vàng tại thời điểm tin tức về việc làm được công bố phần nào cho thấy xu thế giằng co quyết liệt của các lực thị trường. Kết quả tạm thời là nhóm cho rằng số liệu việc làm tốt sẽ ủng hộ cho đồng USD đang thắng thế.

Nhìn ở một khía cạnh khác, thông thường trên thị trường tồn tại một mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và chứng khoán: lãi suất tăng thì giá cổ phiếu và trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, vì chi phí cơ hội tăng lên và lãi suất chiết khấu tăng lên. Điều này sẽ tác động xấu đến xu thế tăng điểm của thị trường chứng khoán. Do vậy, nhu cầu gia tăng mua vào các tài sản có rủi ro khi thấy bảng lương tốt hơn cũng bị hạn chế do lo ngại lãi suất sẽ tăng. Nói cách khác, yếu tố đầu cơ vào khả năng tăng lãi suất của USD đã làm thay đổi mối quan hệ giữa đồng USD, xu thế tăng điểm của thị trường cổ phiếu và giá vàng vào cuối tuần qua. Và vì vậy, yếu tố này khiến một vài nhà phân tích nhận định rằng một số liệu việc làm tốt hơn không thể được xem là một yếu tố tác động xấu đối với đồng USD vào thời điểm này [dù cho nhiều người nghĩ như vậy].

Tuy nhiên, các nhà phân tích này cũng nhìn nhận thị trường thực tế vẫn chưa nhận định được rõ ràng tác động của báo cáo này, và vẫn chưa xác định được xu thế cụ thể. Các lực thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục giằng co cho đến khi có quyết định về chính sách tiền tệ của Mỹ được công bố vào ngày 12/8. Theo dự đoán FED có thể sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản, nhưng những bình luận về nền kinh tế đi kèm với quyết định này để dự đoán khả năng FED có sẽ tăng lãi suất trong một thời gian gần hay không. Điều này sẽ quyết định lực đầu cơ vào khả năng tăng lãi suất của FED – nghĩa là đồng USD sẽ được hỗ trợ – có tiếp tục mạnh lên hay không.

Chờ đợi xu thế

Tạm thời vàng giảm giá so với USD, tuy nhiên, xu thế cụ thể của thị trường vẫn sẽ còn phải chờ đợi những diễn biến đầu tuần sau vì nhà đầu tư sẽ cần phải nhìn lại rõ hơn ý nghĩa của những con số việc làm này và tác động của nó tới các quyết định về lãi suất của FED. Mặt khác, xu thế diễn biến kỹ thuật vẫn đang nằm trong khu vực giằng co mà chưa bứt phá bất kỳ mức cản nào, do đó nhà đầu tư vẫn cần thận trọng đối với các trạng thái giao dịch của mình. Một mức giảm xuống dưới 950 USD/ounce của vàng có thể đẩy vàng xuống 925 USD/ounce. Ngược lại, vàng vẫn có thể tiếp tục duy trì mục tiêu hướng về mốc 1.000 USD/ounce.

Các tin đáng chú ý trong tuần sau sẽ bao gồm tin về quyết định lãi suất của Mỹ, số liệu GDP và lạm phát của khu vực châu Âu. Số liệu doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng sẽ được chú ý.

Đồng USD đã tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ khi những lo ngại về nền kinh tế đang trổi dậy.

Những lý do chính khiến đồng USD tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây:

            Dữ liệu kinh tế suy yếu kết hợp với những báo cáo về lợi nhuận quí II của các doanh nghiệp không khả quan đã làm cho giới đầu tư đổ bộ vào đồng USD như một kênh đầu tư an toàn. Chứng khoán của Trung Quốc giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua khi có những thông tin về việc Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ can thiệp nhằm hãm tốc độ tăng trưởng nóng. Điều này đã tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ và làm cho hầu hết các chỉ số chứng khoán mất điểm ngay khi thị trường mở cửa. Đà trượt giá của các chỉ số này càng được hỗ trợ bởi các báo cáo lợi nhuận không khả quan của các doanh nghiệp như Time Warner. Trong khi đó những dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ rất không khả quan đã khiến cho giới đầu tư tiếp tục tìm đến đồng bạc xanh. Đơn hàng lâu bền đã giảm mạnh trong tháng 6 khi được công bố ở mức -2.5%, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này đến từ ngành vận chuyển mà tiêu biểu là ngành hàng không với số lượng các đơn hàng đã giảm đi 38% trong tháng 6. Tính đến ngày 30/06 hãng Boeng trong vòng 85 đơn hàng thì đã có tới 84 đơn hàng bị hủy. Trong khi đó báo cáo từ Beige Book cho biết tình hình suy yếu của nền kinh tế Mỹ mặc dù đang dần chậm lại nhưng vẫn còn đó những vấn đề cần được giải quyết. Doanh số bán lẻ tăng chậm, thị trường lao động còn gặp nhiều khó khăn tại nhiều khu vực khiến cho tốc độ tăng trưởng của các khu vực này vẫn chưa có gì được cải thiện. Các chuyên gia phân tích cho biết việc thị trường lao động đang gặp nhiều khó khăn có thể sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý tiêu dùng của người dân Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Về phía Fed thì những báo cáo từ Beige Book sẽ đóng vai trò lớn trong các quyết định về chính sách tiền tệ. Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng với báo cáo này thì Fed chưa thể có những thay đổi về chương trình nới lỏng số lượng cũng như việc tăng lãi suất như một số dự báo xuất hiện trong thời gian qua. Hôm nay số người thất nghiệp là dữ liệu kinh tế được đánh giá là quan trọng nhất có thể tác động mạnh đến sức khỏe của đồng USD.

Kết quả đấu giá trái phiếu chính phủ gây không ít thất vọng khi số người tham gia đã giảm sút mạnh so với mức dự báo. Đây là tuần được đánh giá là tương đối quan trọng đối với các chương trình đấu giá trái phiếu của chính phủ. Tuy nhiên những kết quả đã làm thất vọng thị trường. Những kết quả không khả quan từ cuộc đấu giá đã làm cho giới càng không có niềm tin vào viễn cảnh kinh tế tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Vị thế nắm giữ trạng thái của giới đầu tư trên thị trường tiền tệ tiềm ẩn những rủi ro. Trong tuần trước vị thế mua đồng EUR đã tăng từ 13899 lên mức 34722 tính đến hết ngày 21/07. Đây là số lượng vị thế mua đồng EUR lớn chưa từng thấy kể từ tháng 03/2008 và tất nhiên sẽ tiềm ẩn nguy cơ chốt lời của giới đầu tư nếu có bất kỳ thông tin kinh tế nào không hỗ trợ cho họ có thêm niềm tin vào viễn cảnh kinh tế. Và những lo ngại về hoạt động chốt lời đã diễn ra mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm qua khiến cho đông USD tăng mạnh.

Một yếu tố khiến cho đồng USD tăng giá nữa chính là những dấu hiệu trên phương diện kỹ thuật. Việc phá vỡ các mức cản trong xu hướng xuống trên đồ thị của chỉ số USD đã tạo điều kiện cho giới đầu tư có nhựng nhận định về mực sự bứt phá tăng giá của đồng USD trong thời gian tới.

CẶP TỶ GIÁ EUR/USD ĐÃ PHÁ XU HƯỚNG TĂNG GIÁ

Đồng EUR đã giảm mạnh so với đồng USD trong phiên giao dịch hôm qua do thông tin không khả quan và hoạt động chốt lời diễn ra mạnh trong giới đầu tư. Chỉ số giá tiêu dùng của Đức đã giảm xuống mức -0.1% thấp hơn nhiều so với mức mong đợi của thị trường. Trong khi đó hoạt động chốt lời đã diễn ra mạnh khi số lượng hợp đồng vị thế mua tăng lên mức cao trong tuần qua gây áp lực mạnh mẽ lên đồng EUR. Hôm nay niềm tin tiêu dùng của người dân khu vực châu Âu cũng như số người thất nghiệp tại Đức sẽ được công bố với nhiều dự báo không khả quan có thể sẽ tiếp tục gây sức ép cho đồng EUR giảm giá.   

GIÁ VÀNG SẼ ĐIỀU CHỈNH TĂNG GIÁ TRƯỚC KHI GIẢM TRỞ LẠI?

Vàng đứng giá vào trong phiên giao dịch sáng nay tại mức thấp nhất trong vòng hai tuần khi giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm thứ 4. Giới đầu tư hiện đang theo dõi đồng USD và chứng khoán để đo lường mức độ chấp nhận rủi ro trong việc đầu tư trên thị trường tài chính. Vàng giao ngay có giá 930.15 USD/ozlúc 07g16 [giờ Hà Nội], tăng 0,1% so với khi đóng cửa tại New York là 929 USD/oz. Giá vàng đã rớt xuống khoảng 925 USD/ozvào thứ tư, thấp nhất kể từ ngày 15 tháng bảy, do giới đầu tư tăng tránh rủi ro thúc đẩy Đô la Mỹ sau khi đơn hàng lâu bền của Mỹ giảm nhiều hơn dự đoán. Vàng giao tháng tám tại Mỹ tiến 0,2% lên 929.30 USD/oz, so với 927.20 USD/oz tại COMEX thuộc Sàn Giao dịch Chứng khoán New York. Vàng tại COMEX đã đạt mức thấp là 925.20 USD/oz tính tới ngày 15 tháng bảy và tuột khỏi mức cao là 940.90 USD/oz. Quỹ đầu tư dựa vào vàng lớn nhất thế giới là SPDR Gold Trust nói lượng vàng nắm giữ giảm 10,38 tấn, tương đương khoảng 1% xuống 1.072,87 tấn tính tới 29 tháng bảy so với ngày làm việc trước. Đây là phiên thứ hai liên tiếp lượng vàng quỹ này nắm giữ giảm.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Tiền tệ

Trạng thái

Mục tiêu

Dừng lỗ

Mua

Bán

Vàng

929.50

938.00

925.50

EUR

1.4100

1.3950

1.4150

GBP

1.6400

1.6250

1.6450

AUD

0.8200

0.8100

0.8250

JPY

95.00

94.00

95.50

Ngoại tệ

Biên độ giao dịch

Hôm trước

Dự báo hôm nay

925.65 – 940.50

927.00 – 940.00

EUR

1.4004 – 1.4193

1.3950 – 1.4100

GBP

1.6344 – 1.6467

1.6250 – 1.6400

AUD

0.8122 – 0.8276

0.8100 – 0.8200

CAD

1.0791 – 1.0931

1.0900 – 1.1000

JPY

94.00 – 95.35

94.00 – 95.00

SẢN GIAO DỊCH VÀNG SJC – EXIMBANK

115 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. HCM – ĐT: [84.8] 39151867 – Fax: [84.8] 39151866

Website: //sjc.eximbank.com.vn

Email:

Video liên quan

Chủ Đề