Vì sao hệ xương của trẻ mầm non chịu lúc kém dễ bị biến dạng

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể mắc phải các vấn đề về cơ xương khớp. Đó là những dị tật bẩm sinh hoặc các tật xảy ra trong quá trình trẻ phát triển, sinh hoạt và học tập như chứng cong vẹo cột sống.

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Thể thao Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết, ngoài một số dị tật về cơ xương khớp sẽ tự hết khi trẻ lớn lên mà không cần điều trị thì các vấn đề cơ xương khớp khác ở trẻ em nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ sớm phục hồi và phát triển bình thường.

Để giúp bố mẹ có thể sớm phát hiện các dị tật bẩm sinh của con và đưa đi thăm khám sớm mang đến cho trẻ cơ hội phát triển khỏe mạnh, dưới đây ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà đã chỉ ra 12 vấn đề về cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em như sau:

Vẹo cổ do u cơ ức đòn chũm là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hóa, co rút dẫn đến đầu trẻ bị nghiêng về phía có khối u cơ, mặt xoay về phía đối diện. Nguyên nhân chủ yếu của dị tật này thường xuất phát từ tư thế xấu của thai nhi trong tử cung; do khi mang thai mẹ thiếu vận động dẫn đến nuôi dưỡng cơ ức đòn chũm bị hạn chế; hoặc do quá trình sinh nở cơ ức đòn chũm bị chấn thương, mạch máu trong cơ bị xuất huyết, từ cục máu đông bị xơ hóa kích thích nhóm cơ này co rút.

Khối u nằm trên cơ ức đòn chũm được phát hiện sớm ngay sau khi sinh đến 3 tháng tuổi, rõ nhất là trong khoảng từ 1 – 2 tuần sau sinh. Thời gian đầu khối u mềm, không gây nhiều trở ngại cho vận động cột sống cổ. Sau 3 tháng tuổi, nếu trẻ không được điều trị hoặc điều trị không đúng kỹ thuật sẽ khiến khối u cơ ức đòn chũm ở trẻ lớn hơn, cổ bị vẹo, đầu nghiêng sang bên có khối u, hạn chế vận động cột sống cổ, các đốt sống biến dạng, lác mắt, teo nửa mặt bên có khối u…

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống của trẻ bị cong hẳn sang một bên trục cơ thể [các thân đốt sống bị vẹo theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù hoặc ưỡn là biến dạng của cột sống theo trục trước và sau]. Tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ nếu không được điều chỉnh kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, đặc biệt là biến dạng cột sống.

Các chuyên gia cơ xương khớp cho biết, hiện nay, số trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở bé gái. Thống kê cho thấy, cứ 10 trường hợp vẹo cột sống ở trẻ thì có đến 8 – 9 trường hợp là bé gái.

Loạn sản khớp háng ở trẻ là một thuật ngữ y tế chỉ sự bất thường về giải phẫu của khớp háng có thể là bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển của trẻ. Các bất thường này có thể từ nhẹ [ổ cối nông] đến nặng như trật khớp háng trong bào thai kèm theo các biến dạng nặng ở ổ cối và xương đùi.

Loạn sản khớp háng có tính di truyền, thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Những trẻ sinh ra ở ngôi mông, hoặc trẻ có dị tật bàn chân có nguy cơ mắc loạn sản khớp háng cao hơn. Trẻ mắc chứng loạn sản khớp háng nếu không được điều trị thì trong tương lai, trẻ có thể bị tổn thương phần sụn mềm xung quanh ổ cối khớp háng.

Ưỡn khớp gối ở trẻ thường đi kèm với các tình trạng như trật khớp hông, bàn chân khoèo trong các bệnh như cứng đa khớp bẩm sinh, thoát vị tủy – màng tủy, loạn sản khớp hông và chân khoèo. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ sinh ngược.

Tật ưỡn khớp gối ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để mang đến kết quả tốt nhất. Những trường hợp phát hiện trễ, hoặc điều trị dị tật cho trẻ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và phát triển vận động của trẻ sau này.

Khác với đa số người lớn đều sở hữu đôi chân thẳng, hầu hết trẻ nhỏ đều có đôi chân cong với hai kiểu dáng phổ biến là chân vòng kiềng [chân chữ O] và chân chữ X sinh lý.

Chân vòng kiềng là hiện tượng hai chân của trẻ không thể thẳng mà bị cong ra phía ngoài, mức độ cong nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ cong dị tật của chân. Tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nguyên nhân do tư thế gập chân của trẻ từ trong bào thai.

Chân chữ X là dị tật ngược lại với chân vòng kiềng, phần chân trên phát triển theo hướng vòng vào trong, hai đầu gối sát vào nhau. Khi mới sinh trẻ thường có chân vòng kiềng rồi chân sẽ thẳng dần lại khi trẻ được 18 – 20 tháng tuổi. Sau đó chân trẻ có khuynh hướng biến dạng thành chữ C với hai đầu gối chụm lại nhau khi đứng thẳng. Bố mẹ có thể quan sát rõ hiện tượng này khi trẻ được 3 – 4 tuổi.

Tình trạng chân vòng kiềng và chân chữ X ở trẻ có thể không cần điều trị, khi trẻ bắt đầu tập đi, độ cong của chân sẽ dần tự điều chỉnh. Tuy nhiên, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị khi chân trẻ biến dạng nặng hơn hoặc chân cong không cân xứng giữa hai chân.

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, dẫn đến bàn chân có diện tích tiếp xúc lớn. Bàn chân bẹt thường đi kèm với gót vẹo ngoài và giảm chiều cao vòm dọc của gan chân. Đa số trẻ mắc dị tật này thường tự khỏi lúc trẻ 6 tuổi nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.

Bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân khiến cấu trúc cơ xương khớp bàn chân bị biến dạng theo thời gian, khi đó bàn chân trẻ không đủ linh động, trẻ dễ bị ngã khi chạy nhảy. Nếu không được điều trị kịp thời, bàn chân bẹt ở trẻ còn dẫn đến nguy cơ biến dạng bàn chân, gai gót chân, thoái hóa khớp… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống.

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai, gồm 4 biến dạng: gập lòng tại khớp cổ chân, áp của bàn chân giữa, vẹo trong của xương gót và bàn chân vòm. Nguyên nhân của dị tật này là do tư thế nằm xấu của thai nhi trong bụng mẹ hoặc do khiếm khuyết của mầm xương, di truyền…

Nghiên cứu cho thấy, cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có 4 trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh. Biểu hiện của bàn chân khoèo như chân vòng kiềng, bàn chân bị nghiêng ngoài, khoèo chân, gối quặt ngược… Điều trị dứt điểm chứng bàn chân khoèo ở trẻ là việc vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi ở trẻ rất cao.

Bàn chân đụng gót là hiện tượng bàn chân bị gập quá mức vùng mu chân, phần mu chân gần như chạm sát vào mặt trước của cẳng chân, có thể kèm theo dấu hiệu gót vẹo ngoài, thường đi kèm với tật nứt đốt sống bẩm sinh hoặc những bất thường về xương ở bàn chân của trẻ.

Bàn chân đụng gót được xem là dạng dị tật bàn chân bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh, có khả năng chữa khỏi rất cao nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ngón chân cái áp thường thấy rõ khi trẻ bắt đầu tập đi, bố mẹ sẽ nhìn thấy hai bàn chân của trẻ bị xoay vào trong, các ngón chân bị xoay theo hướng đi vào phía trong giữa hai bàn chân thay vì hướng về phía trước như bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lực kéo quá mức của cơ dang ngón chân cái xảy ra trong giai đoạn chống chân.

Hội chứng ngón chân cái áp ở trẻ thường không đau, đôi khi trẻ sẽ gặp khó khăn khi chạy, nhảy do ngón chân cái bị xoay vào trong làm vướng víu gót chân khiến trẻ có thể vấp ngã. Tình trạng này sẽ tự biến mất khi hệ thần kinh trưởng thành trong quá trình phát triển của trẻ, giúp điều hòa cân bằng tất cả các cơ ở bàn chân.

Đây là dị tật bàn chân thường gặp ở trẻ, là một biến dạng mềm dẻo do tư thế của trẻ trong bụng mẹ [xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, lúc này trẻ đã lớn và tử cung mẹ bắt đầu chật chội] với các biểu hiện như bàn chân có dạng cong, phần bàn chân trước hướng vào trong so với phần bàn chân sau; dáng đi hai bàn chân chụm vào nhau.

Bàn chân trước bị áp ở trẻ có thể tự cải thiện trong 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc biến dạng cứng thì bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Bàn chân xoay trong là một tình trạng phổ biến, hầu hết trẻ nhỏ đều mắc phải dị tật này. Nguyên nhân do sự xoay của thai kỳ trong giai đoạn phôi thai [ở tuần thứ 7, chi trên xoay ngoài, chi dưới xoay trong].

Sau khi trẻ được sinh ra, cùng với quá trình tăng trưởng, hai bàn chân của trẻ sẽ từ từ xoay theo chiều ngược lại so với giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ. Có nghĩa là, xương cẳng chân ở trẻ sẽ dần dần xoay ra ngoài kể từ lúc sau khi sinh đến tuổi trưởng thành, tình trạng bàn chân xoay sẽ tự của thiện trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Cứng đa khớp bẩm sinh là một hội chứng thần kinh cơ không tiến triển, xuất hiện ngay khi trẻ sinh ra. Tỷ lệ mắc hội chứng này vào khoảng 1/3.000 trẻ, biểu hiện bằng tình trạng co rút nhiều khớp trên cơ thể, yếu cơ và xơ hóa.

Trong hội chứng cứng đa khớp bẩm sinh, các khớp bị tổn thương nhiều nhất là ở bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân… Hội chứng này có thể được phát hiện qua hình ảnh siêu âm ở giai đoạn bào thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, việc phát hiện sớm các biểu hiện giúp ích cho việc dự phòng các tai biến có thể gặp khi sinh.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ, những dị tật cơ xương khớp còn ảnh hưởng đến chức năng các chi, sự phát triển tâm sinh lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết, những dị tật cơ xương khớp ở trẻ có thể được chữa khỏi nếu được tầm soát, phát hiện sớm và xử trí bằng chế độ vận động kết hợp với dinh dưỡng đúng cách.

Nutrihome là trung tâm dinh dưỡng đầu tiên có sự kết hợp điều trị dinh dưỡng với tư vấn vận động – hướng dẫn tập luyện thể thao hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, phòng khám Y học Thể thao – Vận động Nutrihome còn cung cấp dịch vụ khám tầm soát bệnh lý cơ, xương, khớp ở trẻ em. Một phác đồ khám, tầm soát bệnh lý cơ, xương, khớp trẻ em ở Nutrihome sẽ được theo dõi sát sao bởi:

  • Chuyên gia Dinh dưỡng – Tiết chế: Hỗ trợ quản lý cân nặng và chế độ dinh dưỡng của trẻ trong suốt quá trình trị liệu, chịu trách nhiệm thiết lập thực đơn cho từng giai đoạn tập luyện;
  • Chuyên gia Y học Thể thao – Vận động: Khám, tư vấn, hướng dẫn vận động/tập luyện thể thao phù hợp với phác đồ của bệnh lý dinh dưỡng;
  • Huấn luyện viên thể thao: Hướng dẫn trẻ tập luyện đúng kỹ thuật theo phác đồ của bác sĩ y học thể thao – vận động.

Với hệ thống máy móc tiên tiến cùng sự chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng và vận động, nhiều trường hợp trẻ dị tật cơ xương khớp bẩm sinh đến khám tại đã được can thiệp kịp thời, đưa trẻ trở lại cuộc sống bình thường và có đủ điều kiện để tăng trưởng phát triển tối ưu.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tại Hà Nội và TP.HCM sẵn sàng đón tiếp bố mẹ và các bé vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật [7h30 – 17h, không nghỉ trưa]. Bố mẹ có thể đặt lịch khám tầm soát dị tật cơ xương khớp cho trẻ qua tổng đài 1900 633 599, website nutrihome.vn, fanpage Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động hoặc đến trực tiếp các trung tâm.

Video liên quan

Chủ Đề