Vì sao mãi vẫn không giàu

Thấy người bạn đã lâu không gặp liên tục đăng trạng thái buồn bã, than thở trên mạng xã hội, tôi ngỏ ý tới thăm. Sắp xếp mãi, hôm nay rảnh, tôi mới có dịp ghé thăm nhà một người bạn như đã hứa. Tới nơi, không thấy bạn đâu, tôi chỉ gặp đứa con gái lớn chừng 15 tuổi của bạn đang đung đưa chiếc võng, tay cầm cái máy tính bảng. Hỏi ra mới biết bạn tôi đang đi đánh bài.

- "Con không đi học à?", tôi hỏi đứa bé.

- "Không cô ạ, con nghỉ học hơn một năm nay rồi. Học mệt lắm, con thích ở nhà hơn. Ba má con cũng đồng ý rồi, nói nghỉ đi vì không có tiền để học", cô bé đáp rồi chạy đi gọi mẹ.

Dạo một vòng quanh nhà bạn, tôi thấy hai căn phòng ngủ không đóng cửa, chăn gối ngổn ngang. Tủ trang điểm đầy ắp dụng cụ, lọ sơn móng tay, nước hoa, phấn... chẳng khác gì bàn trang điểm của một hot girl trong Showbiz. Chỉ có điều vật dụng nằm "lộn tùng phèo", nhiều chai lọ đang mở dở chưa đậy nắp.

Qua một căn phòng khác, tôi cứ ngỡ đi nhầm vào một nhà trẻ. Khắp phòng, đồ chơi vứt lăn lóc đủ các loại, không thiếu thứ gì, chẳng bù con nhà tôi, có một hai món chơi mãi.

Đi thẳng ra sau bếp, tôi thấy trên bàn ăn nào là tô chén đã ăn dở từ tối hôm qua, bồn rửa chén cũng đầy ắp chén đũa chưa rửa, mùi ôi thiu bốc lên nồng nặc. Nhiều xoong, chảo còn đầy đồ ăn không đậy nắp, cũng không có lồng bàn che chắn. Bên cạnh đó là hai hộp Pizza ăn được hơn một nửa, một hộp gà rán có vài khúc xương nằm chung với mấy cái đùi và cánh gà còn nguyên nhưng đã nguội lạnh.

Ngó sang cái tủ ly tách to chà bá, nào ly, nào tách, chén dĩa, chắc dùng đủ cho đội 50 người. Riêng mấy thùng giữ lạnh một, hai, năm lít cũng đã năm, sáu cái. Đồ uống thì nhiều vô kể. Nhìn sang, tôi thấy một cái tủ học sinh, lèo tèo vài cuốn vở, nhưng có khoảng tám cái cặp cho mấy bé mẫu giáo

- "Mày lên lâu chưa? Đang thua, tính gỡ, mà thôi, lát mày về rồi tao chơi tiếp, giờ chơi với mày xíu", giọng người bạn làm tôi giật mình.

- "Mày đánh bài ăn tiền hả?", tôi hỏi bạn.

- "Ừ, chơi cho vui, chứ ở nhà buồn lắm. Tao nghỉ bên công ty A rồi".

- "Công ty A? Lần trước nghe mày nói công ty D mà?".

- "Tao nghỉ bên đó hơn một tháng rồi, làm có một tuần rồi xin qua công ty C. Mà sếp bên đó hay càu nhàu, tao không thích, nên tao nghỉ qua công ty B. Bên đó hàng khó bán quá, mời mà không ai mua, thế là tao lại qua bên A. Bên này công việc ổn, nhưng đi xa quá, nên tao nghỉ luôn ở nhà".

- "Vậy chồng đâu?".

- "Ổng chạy xe công nghệ, mỗi tháng đưa về được có tám triệu, chẳng đủ thiếu vào đâu, tháng 20 triệu chưa chắc đủ nữa là. Xe tao cũng đem cầm lấy tiền xài rồi", nói rồi bạn tôi đem một mớ quần áo, váy vóc mới mua ra khoe...

Cuộc trò chuyện với người bạn khiến tôi suy nghĩ mãi. Ngồi ngẫm nghĩ, tôi thấy trên mạng viết quả không sai, đừng nói là giàu, mong đủ sống có khi còn không được, khi mà:

1. Suốt ngày đăng status buồn bã, chán nãn, bi quan.

2. Sống ảo, mua sắm vô tội vạ, áo quần, son phấn.

3. Chiều chuộng con cái thái quá, vòi là mua.

4. Ăn uống thức ăn nhanh, ăn tiệm.

5. Không nấu ăn tại nhà, hoặc nấu quá nhiều.

6. Thiếu căn bản trong việc mua sắm nhu yếu phẩm, đồ dùng gia đình thiết yếu.

7. Không lo làm, đứng núi này trong núi nọ.

8. Cờ bạc.

9. Nhà cửa dơ bẩn, không gọn gàng.

10. Chi tiêu hoang phí theo sở thích.

Đây chỉ là vài vấn đề tôi nhìn thấy từ người bạn. Thật lòng mà nói, bản thân tôi cũng không phải hoàn thảo, nhưng với cách sống này, tôi nghĩ bạn mình còn nghèo dài dài. Đó cũng là điều tôi muốn nhắn nhủ đến các bà mẹ, bà vợ rảnh rỗi để họ có những thay đổi tích cực hơn cho cuộc sống.

Phụ nữ

>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Không khó kiếm việc thoát nghèo

Tư tưởng không cần Đại học khiến nhiều người luẩn quẩn với cái nghèo

Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc

Thi thoảng chúng ta sẽ gặp cảnh người bán người mua dành nửa buổi để mặc cả giá bán mớ rau. Hoặc có người gặp bạn bè là đứng tám chuyện cả ngày khiến việc khác ngưng trệ. Đây chính là tư duy của những người chẳng thể giàu.

Những người không cảm thấy thời gian quý giá, chỉ biết than phiền được cho là sẽ không bao giờ có thể thoát nghèo. Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Họ không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ, tích góp vốn để mở đường cho thành công ở tương lai.

Tiền hết có thể kiếm nhưng thời gian trôi qua chẳng thể lấy lại. Thời gian đáng giá ngàn vàng, không chỉ vì những việc đem lại ít lợi ích mà tiêu tốn nó một cách vô nghĩa.

Xem nhẹ mục tiêu cá nhân

Một món đồ có đủ 3 kích cỡ lớn, vừa, nhỏ, nhưng đều giảm giá như nhau. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường sẽ mua loại lớn vì nghĩ sẽ tiết kiệm được tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu bản thân. Đây là ví dụ điển hình cho tư duy của người nghèo: "Tập trung tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua mục tiêu của bản thân".

Một cặp vợ chồng mua nhà nhưng không đủ tiền đặt cọc. Người chồng muốn tích góp thêm thời gian nữa nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Kết quả, họ vay mượn khắp nơi để mua nhà. Cặp vợ chồng này ngay từ đầu đã vướng lỗi tư duy. Nguyên nhân không phải họ đủ tiền hay không, mà quan trọng là việc mua nhà thực sự cần thiết hay không. Tư duy người nghèo thường xác định có làm được việc hay không, trong khi với người giàu họ đề cao mục tiêu của hành động.

Với chuyện mua nhà, người nghèo sẽ nghĩ ngay đến những vấn đề: Đặt cọc bao nhiêu tiền? Thu nhập có đủ trả tiền vay? Mua nhà nào thì hợp túi tiền? Còn với người giàu, câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu họ là: Có cần thiết mua nhà? Muốn mua thì căn nhà sẽ như thế nào? Tiếp đó họ mới triển khai kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Người có "tư duy nghèo nàn" chưa chắc đã không có tiền, hoặc không có khả năng kiếm tiền. Thực chất, họ đang phủ nhận khả năng kiếm tiền và thành công của chính mình. Ảnh minh họa: xueqiu.

Tự hạn chế mọi khả năng

"Sự mệt mỏi khi quyết định" là một khái niệm trong kinh tế học hành vi. Khái niệm này chỉ rõ, càng đưa ra nhiều quyết định trong thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, chúng ta không còn sức để đánh giá ưu nhược điểm của một vấn đề, dẫn đến nhiều quyết định mang tính ngẫu hứng.

Ví dụ khi mua nhà, người bình thường sẽ chỉ chú trọng vào giá cả vì quen với việc so sánh giá khi mua một thứ gì đó. Bởi vậy, chọn nhà có giá trị thấp nhất, bất chấp có những yếu tố chưa hợp lý là xu hướng chung của những đối tượng này.

Tuy vậy, đây lại là cốt lõi của khái niệm "tư duy nghèo túng". Như khi mua nhà mà có những hạng mục chưa hợp lý, dù giá trị bỏ ra thấp nhất, bạn vẫn mất nhiều tiền sửa sang. Rất có thể chẳng tiết kiệm được bao nhiêu mà còn lãng phí thêm tiền bạc. Nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, rất có thể thắng được trận nhỏ nhưng thua cả cuộc chiến lớn.

Lười nhác

Lười ở đây không hẳn là lười lao động, mà còn là lười thay đổi, lười vận động, lười tham vọng.

Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.

Bên cạnh đó, có những người lười lao động, dựa vào gia đình, cha mẹ giống như cây tầm gửi để tồn tại. Người Anh từng đưa ra định nghĩa NEET [Not in Education, Employment, or Training] - một từ viết tắt để chỉ nhóm người không có học vấn, không nghề nghiệp, hay không được đào tạo.

Họ không đóng góp sức lao động cho xã hội mà tách ra khỏi sự cạnh tranh xã hội, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn ký sinh vào gia đình. Những người như vậy không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác để qua ngày. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.

Luôn suy nghĩ tiêu cực

Nếu có một ngọn núi trước mặt, người tư duy nghèo nàn sẽ nghĩ ngay đến những trở ngại, dễ buông xuôi. Khi được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ sợ thất bại, sợ bị từ chối hoặc bị người khác xem thường. Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ.

Với người giàu, khi gặp bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu họ đều tin rằng bản thân sẽ làm được, đồng thời nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Khi ai đó xung quanh thành công, người giàu sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ và học theo các chiến lược của người này. Còn với người nghèo, khi nghe tin người khác thành công, họ sẽ phán xét, chế giễu, thậm chí là so sánh họ ngang hàng với mình. Suy nghĩ này sẽ khiến người nghèo không thể nào thoát khỏi thế giới của họ vì năng lượng tiêu cực rất dễ lan truyền.

An phận và không dám chấp nhận rủi ro

Nhiều người bằng lòng với cuộc sống hiện tại, luôn nghĩ mọi việc ổn định thì sẽ bình yên. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc... luôn xảy ra bất ngờ, đủ để hủy hoại cuộc đời ai đó.

Nếu bạn không có tiền, chẳng có gì được gọi là an toàn. Nếu nghèo mà không dám chấp nhận rủi ro thì cuộc sống chẳng có lối thoát. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không giống như đánh bạc. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm, kể cả khi đang an toàn và luôn dũng cảm tiến lên phía trước.

Người nghèo tập trung vào những trở ngại và người giàu tập trung vào cơ hội. Người nghèo luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, họ luôn tìm kiếm những điều sai trái trong mọi tình huống hoặc những sai sót có thể xảy ra. Thay vì tìm cách kiểm soát, vượt qua thì họ lại suy nghĩ quá nhiều về các trở ngại này, từ đó mất tự tin và không muốn chấp nhận rủi ro.

Tư duy quyết định đẳng cấp. Bởi vậy, muốn thay đổi vận mệnh, cần thay đổi từ chính tư duy.

Vy Trang [Theo 360doc, aboluowang]

Video liên quan

Chủ Đề