Vì sao phải cho đi ai sẽ là người cho đi làm thế nào để cho đi

Niềm đi “tốt hơn là nên cho đi thay vì nhận lại” có thể được bắt nguồn từ Kinh Thánh. Nhưng dẫu cho tình cảm thường được hiểu là một bài học đạo đức, nhưng phương diện khoa học cũng ủng hộ ích lợi từ sự rộng lượng, bao dung, vị tha. Khi tặng quà cho nhau tăng cao trong mùa lễ, nhiều người sẽ tự hỏi họ đã chi tiêu nhiều như thế nào trong mùa lễ cuối năm. Tuy vậy, họ nên biết rằng tấm lòng hào phóng, rộng lượng đó sẽ mang đến nhiều ích lợi cho thần kinh, tâm lý và thậm chí là phát triển.

 

Nhà khoa học thần kinh Catherine Franssen tại Đại học Longwood và Bảo tàng Khoa học Virgina, cho biết: “Các nghiên cứu về lòng rộng lượng trong não người đã tiết lộ một số vùng liên quan đến những hành vi này.”

Cô dẫn chứng một nghiên cứu được công bố trên Nature Communications vào năm 2017, do các nhà điều tra tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ thực hiện. Nghiên cứu này so sánh hoạt động não của người tham gia khi tiêu tiền cho bản thân hoặc cho người khác. Những khoản chi tiêu cho người khác đã làm tăng hoạt động ở vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương [TPJ: temporal parietal junction] và vùng vân bụng. Đây là những phần trong não có liên quan đến sự đồng cảm và hạnh phúc của con người.

Thorsten Kahnt, đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “Sự kết nối giữa 2 phần não này được điều chỉnh bởi sự rộng lượng mà những người tham gia thể hiện trong thử nghiệm. Và điều thú vị là bản thân tín hiệu của vùng vân cũng liên quan trực tiếp đến những cải thiện hạnh phúc.”

Các nghiên cứu khác cũng đã liên kết những hành vi rộng lượng với hoạt động trong các vùng tưởng thưởng của não, chẳng hạn như nucleus accumbens cũng như sự gia tăng dopamine [chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến động lực và niềm vui]. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra, việc đối xử rộng lượng, hào phóng có thể kích hoạt những mô hình thần kinh, tương tự những mô hình thần kinh do các hành vi cha mẹ tạo ra. Điều này có vẻ như thiên về trực giác, đặc biệt là khi những hành động rộng lượng thường phản ánh các hành vi vị tha cần thiết cho quá trình nuôi dạy con cái.

Franssen cho biết: “Hành động cho đi là phần thưởng phần thưởng cho não bộ và khiến chúng ta cảm thấy thoải mái. Điều thú vị là những kết nối não này có thể mất nhiều thời gian hơn một chút để phát triển. Đó là lý do tại sao trẻ em và thanh thiếu niên không hào hứng lắm với việc cho đi như nhận lại, nhưng hầu hết người lớn sẽ có sự chuyển đổi đó.”

 

Giá trị phát triển của lòng bao dung và các mối liên kết xã hội mà nó củng cố, không chỉ giới hạn ở mỗi loài người. Hành động cho đi – chẳng hạn như việc động vật tặng “quà tặng hôn lễ” cho bạn tình tiềm năng của chúng – giúp phát triển lòng tin. Franssen đưa ra ví dụ về những con chim cánh cụt tặng đá, hay nhện đực có thể “tặng cho bạn tình một bữa ăn dính trên màng nhện, nhằm tránh con nhện cái ăn thịt mình.”

Lòng bao dung cũng có thể giúp phát triển các mối quan hệ thuần khiết, bởi một số loài vẫn có thể tặng quà để củng cố tình bạn, chẳng hạn như tinh tinh lùn [Bonobo] có thói quen tặng trái cây cho những người bạn mới tiềm năng.

Franssen cho hay: “Dơi ma cà rồng khá nhỏ và cần ăn hàng đêm, nếu không sẽ có nguy cơ chết đói. Chúng sẽ hào phóng chia sẻ bữa ăn máu với những con dơi rộng lượng khác, nhưng không phải với những con dơi ích kỷ trong quá khứ. Một số loại, bao gồm cả con người, đánh giá lòng rộng lượng là một đặc điểm hấp dẫn và một vài cá thể đảm bảo rằng chúng thể hiện sự rộng lượng đó khi có thể nhìn nhận ra được. Dù có quan sát được hay không, việc tặng quà có thể phát triển nhiều loại liên kết xã hội. Và phần thưởng cảm xúc khi nhận một món quà sẽ có thể nâng cao trải nghiệm với một ai đó và cải thiện ký ức của bạn về người đó.”

 

Tất nhiên, cách một ai đó cho đi có thể tác động đến mức độ thỏa mãn của trải nghiệm.

Bất kỳ ai cảm thấy xúc động và thực hiện quyên góp sau khi nghe về hoàn cảnh cụ thể của một người đều đã trải qua “hiệu ứng nạn nhân có thể nhận dạng” [identifiable victim effect]. Thuật ngữ này mô tả khuynh hướng tận dụng các nguồn lực có thể để giúp đỡ cho cụ thể một ai đó thay vì một nhóm chung chung. Chẳng hạn, như một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh, người ta sẽ cho một cá nhân mồ côi nhiều hơn là một hình bóng ẩn danh nào đó. Các nhà khoa học thần kinh đứng sau nghiên cứu này phát hiện ra rằng một số vùng não nhất định đã được kích hoạt khi những người tham gia nhìn vào khuôn mặt của người khác, khiến họ cảm thấy đồng cảm hơn và mong muốn được giúp đỡ ai đó.

Mở rộng khái niệm này hơn nữa, con người dường như cũng rộng lượng, khoan dung hơn với những người mà họ cho là có chung giá trị, sở thích hoặc ngoại hình. Các nghiên cứu về “hiệu ứng thiên vị hội nhóm” [ingroup favoritism effect] này cho thấy rằng những đối tượng tham gia dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về quyết định của họ, đồng thời xem xét những người tiềm năng có thể nhận được sự cho đi của họ khi các thành viên trong nhóm tham gia.

Franssen nói: “Các dấu hiệu cho thấy những người rộng lượng có thể có phản ứng sinh học thần kinh mạnh hơn khi cho đi. Nó làm cho họ hạnh phúc hơn và cảm thấy tốt hơn nhiều khi cho đi. Một số cá nhân cảm thấy rất hào phóng về việc tặngq ùa cho gia đình hoặc trong hội nhóm của họ nhưng lại không làm điều đó với người lạ, trong khi những người khác lại tỏ ra keo kiệt hoặc hào phóng hơn trong mọi nhóm.”

Franssen cho hay, công trình khoa học thần kinh mới đã xác định các vùng cụ thể bên trong vỏ não trước trán [PFC: prefrontal cortex] của chúng ta dường như kiểm soát những cân nhắc này và hạn chế sự hào phóng của chúng ta. Nhà khoa học nữ này bổ sung thêm: “Sự khác biệt cá nhân cũng tồn tại đối với thần kinh thấu cảm của chúng ta. Số lượng kích hoạt ở một số vùng não bộ nhất định cho thấy rằng chúng ta có thể cảm nhận được cảm giác của người khác.”

Dù là chúng ta đang tặng những món quà trau chuốt, quyên góp từ thiện hay các con nhện mang đến “những bữa ăn bọ xít dính trên màng nhện”, rõ ràng, khoa học đang ủng hộ mạnh mẽ một niềm tin: sự hào phóng, rộng lượng, bao dung chắc chắn là một điều tuyệt vời đối với tất cả mọi người cũng như thế giới này.

Nguồn: Discover Magazine

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” [làm việc thiện là vui sướng nhất]. Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ. Khi ta làm một việc gì đó không tốt, trong lòng sẽ cảm thấy bất an, tâm trạng không thoải mái. Còn khi ta làm một việc gì đó giúp cho người khác thì trong lòng lại thấy một niềm hạnh phúc. Vậy ý nghĩa của cho đi là gì? Cùng Jobsgo tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể cho đi, mới có điều kiện để giúp đỡ người khác. Nhưng thực tế, ngay cả khi ta không có điều kiện vật chất thì ta vẫn có thể cho đi bằng những hành động ý nghĩa.

Cho đi là gì?

Cho đi là gì? Đôi khi đó là một lời động viên hoặc trao cho nhau một nụ cười khích lệ cũng đủ giúp cho người khác vui vẻ.  Chính vì thế, tại sao chúng ta không cho đi để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Tại một số nơi trên thế giới, người ta coi việc cho đi là một lối sống mà mọi người cần thực hiện.

Câu chuyện cho đi của người Do Thái

Với người Do Thái thì cho đi là gì?

Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch.

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TÀI CHÍNH - THU NHẬP TỚI 23 TRIỆU

Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ. Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình và niềm hạnh phúc.

Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây.

Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một sự cảm ơn, một niềm hạnh phúc và càng là một thứ đạo đức tốt đẹp của con người thế gian.

Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah [lễ hội ánh sáng] để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.

Lễ hội Hanukkah là một phần giúp người Do Thái thể hiện ý nghĩa của cho đi trong cuộc sống

Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.

Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì tổ tiên người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ.

Nếu không có sự rộng lượng từ những người lạ mặt và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được. Vì thế, họ quan niệm rằng, ý nghĩa của cho đi trong cuộc sống đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.

>> Đọc thệm: Triết lý Ikigai của Người Nhật – đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng

Câu chuyện cho đi ở vùng nông thôn Hàn Quốc

Vậy với người Hàn Quốc thì cho đi là gì?

Nguyên tắc “ngầm” về sự cho đi này không phải là chuyện “độc nhất vô song” của người Do Thái mà nó cũng xảy ra ở đất nước Hàn Quốc. Hành vi xã hội này được người dân ở quốc gia này rất coi trọng.

Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp.

Ý nghĩa của cho đi trong cuộc sống đối với người Hàn Quốc

Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng. Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỉ Thước.

Vì sao lại có tập quán như vậy? Ngày xưa, vùng đất này là nơi mà chim Hỉ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỉ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét. Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết lại rơi rất nhiều.

Hàng trăm chú chim Hỉ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết. Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng khoảng thời gian ấy xuất hiện một loại côn trùng gây hại cho cây. Chúng khiến cho những quả hồng bị hỏng và không thể thu hoạch.

Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỉ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỉ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông.

Chim Hỉ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt. Kỳ thực, cho người khác một con đường sống cũng là cho mình sự hy vọng và cơ hội sinh tồn.

Hết thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Người xưa cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”. Nghĩa là một người vinh hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại.

Vậy cho đi là gì? Cho đi là một sự khoái hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một cách thu hoạch cao thượng. Cho đi là một niềm hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy cho đi nhiều hơn!

Video liên quan

Chủ Đề