Vì sao phải xuất hóa đơn đỏ

Như Ad đã chia sẻ trong bài Cách học F6 hiệu quả, chủ đề về “Hóa đơn” không phải là 1 chủ đề khó. Và chủ đề này cũng không thường xuất hiện nhiều trong đề thi F6 Taxation. Tuy nhiên: Những bạn chưa có thực tế làm việc thì sẽ hơi khó hình dung. Hơn nữa “hoá đơn” tuy không xuất hiện riêng nhiều trong đề thi, nhưng lại liên quan mật thiết đến 2 chủ đề khác là: Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Thuế Giá trị gia tăng”. Chính vì vậy, Ad quyết định làm riêng 1 chủ đề về “hoá đơn”. Trong bài viết này, Ad sẽ đi làm rõ 4 vấn đề: Hóa đơn đỏ là gì? Quy định xuất Hóa đơn đỏ? Và cách xử lý bài tập về hoá đơn trong đề thi?


Phần 1. Hóa đơn đỏ là gì? Các loại Hóa đơn? Hóa đơn điện tử là gì?

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Uhm, nói đúng ra thì nếu các bạn tìm trong các quy định văn bản liên quan thì sẽ không tìm thấy cái khái niệm “Hóa đơn đỏ” ở đâu cả. Đây chỉ là 1 thuật ngữ hay được sử dụng trong thực tế để chỉ “Hóa đơn theo quy định của cơ quan thuế” mà thôi.

Bạn đang xem: Tại sao phải xuất hóa đơn đỏ

Bên cạnh, hóa đơn bán hàng thì hóa đơn đỏ là một thứ rất quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp. Hóa đơn đỏ là một cụm từ thường gặp trong các hoạt kinh doanh, kế toán. Khi thanh toán, nhiều người thường yêu cầu đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cần có loại giấy tờ này để khách hàng mang về. Vậy hóa đơn đỏ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Hoá đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ hay hóa đơn VAT là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hay do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Trong hoạt động kinh doanh, bên bán sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng và những hoá đơn này thường có màu đỏ hoặc hồng, cho nên còn được gọi là hóa đơn đỏ.

Trong hoá đơn đỏ sẽ ghi số tiền thuế giá trị gia tăng [GTGT] khi mua hàng hóa – hay còn được gọi là thuế GTGT đầu vào. Còn thuế GTGT đầu ra là số tiền thuế ghi trên liên xanh hoặc liên tím khi bán hàng hóa – dịch vụ cho khách hàng. Trong một tháng, nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn tổng thuế đầu ra – doanh nghiệp sẽ được nhà nước khấu trừ hoặc hoàn mức tiền thuế chênh lệch. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải nộp phần thuế chênh lệch cho ngân sách nhà nước.

Tại sao phải xuất hoá đơn đỏ?

Xuất hoá đơn đỏ là một điều cần thiết trong hoạt động kinh doanh bởi:

  • Người mua hàng cần có hóa đơn đỏ để về làm thanh toán tại đơn vị mình.
  • Người bán khi xuất hóa đơn đỏ cũng là bước ghi nhận doanh thu bán hàng.
  • Đầu ra của bên này sẽ là đầu vào của bên kia.
  • Giá trị được thể hiện trên hóa đơn đỏ bao gồm giá trị hàng hóa chưa thuế GTGT, phần thuế suất và tiền thuế GTGT được khấu trừ.
  • Kế toán căn cứ vào hóa đơn đỏ để hạch toán sổ sách và theo dõi giá trị hàng hóa, công nợ, theo dõi tiền thuế GTGT được khấu trừ hay phải đóng cho nhà nước.

Quy định xuất hoá đơn đỏ

Thông thường, hóa đơn đỏ sẽ được lập thành 3 liên là liên trắng, liên đỏ, liên xanh. Khi xuất hóa đơn đỏ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Phải kẹp 3 liên hóa đơn và viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung đồng nhất giữa các liên. Tuyệt đối không tách các liên ra viết lẻ.
  • Thông tin người mua phải được ghi đầy đủ, chính xác trên nội dung hóa đơn đỏ
  • Không được tẩy xóa, chỉnh sửa và chỉ viết bằng một màu mực.
  • Viết liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.
  • Số hóa đơn GTGT phải được lập liên tục theo số thứ tự nhỏ đến lớn.
  • Thời gian ngày, tháng, năm sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.
  • Hình thức thanh toán được chấp nhận sẽ là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Tại sao phải mua hóa đơn đỏ?

Việc mua bán hóa đơn đỏ dùng để bù trừ, cân đối giữa thuế GTGT đầu ra và đầu vào nhằm hạn chế số tiền thuế GTGT phải nộp cho cơ quan nhà nước.

Có nên mua hoá đơn đỏ không?

Theo quy định của pháp luật, việc mua – bán hóa đơn GTGT khống là hành vi vi phạm pháp luật và bên mua sẽ chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể:

  • Bên bán hóa đơn giao cho bên mua liên hóa đơn đỏ [liên 2] nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn có thể khác nhau. Ví dụ liên 2 giao cho bên mua ghi 100 triệu nhưng liên 1 + liên 3 của bên bán đã được “thủ thuật hóa” thành con số 1 triệu.
  • Với hóa đơn giá trị trên 20 triệu, bên mua buộc phải chuyển khoản cho bên bán. Khi đó, bên bán sẽ trừ chi phí – rút tiền mặt để trả lại bên mua. Các giao dịch kiểu này của bên bán thường được cơ quan thuế kiểm soát khá chặt nên nguy cơ bị phát giác là rất cao.
  • Bên bán hóa đơn khống hoàn toàn có thể bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sai phạm… khi đó chắc chắn bên mua hóa đơn cũng không tránh khỏi liên lụy, tội nặng có thể bị truy tố hình sự.
  • Các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyên bán hóa đơn khống nhưng chưa đủ căn cứ để xử phạt thường bị cơ quan thuế “chú ý đặc biệt”.
  • Doanh nghiệp mua hóa đơn không giải trình được tính “thật”, “hợp lý” của hóa đơn GTGT đầu vào có được từ việc mua khống vẫn sẽ bị xuất toán, phạt hành chính – thậm chí là bị điều tra hình sự.

Làm mất hoá đơn đỏ sẽ bị gì?

Mất hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế

Trong trường hợp này, sẽ căn cứ vào các mốc thời hạn báo cáo với Cơ quan thuế để xử phạt riêng, cụ thể:

  • Trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra sự việc: Không bị xử phạt
  • Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu không có thì phạt ở mức khung tối thiểu [6 triệu].
  • Sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 8 triệu đồng.

Mất hóa đơn GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành

Tương tự hóa đơn bán hàng, nếu mất hóa đơn GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng căn cứ vào thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:

  • Trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra sự việc: Không bị xử phạt
  • Từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu không có thì phạt ở mức khung tối thiểu [6 triệu].
  • Sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 18 triệu đồng.

Mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành

Vấn đề này sẽ được phân ra thành 3 mục:

Không xử phạt trong các trường hợp

  • Hóa đơn mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
  • Làm mất liên 2 [liên giao cho khách mua] khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng tìm lại được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo trong các trường hợp:

  • Làm mất các liên hóa lập sai và đã xóa bỏ [đã xuất hóa đơn khác thay thế]
  • Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ.
  • Người bán làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ [đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ].

Phạt tiền trong các trường hợp:

  • Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành [liên 2 giao cho khách hàng] nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa thì bị phạt từ 4 triệu đến 8 triệu.

Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

  • Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành [liên nội bộ 1-3] trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu theo luật kế toán.
  • Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.

Mất hóa đơn đầu vào

Các trường hợp không bị xử phạt:

  • Bị mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
  • Tìm lại được hóa đơn mất trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo các trường hợp sau:

  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn [liên 2 giao cho khách hàng] để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách: Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn [liên giao cho khách], người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
  • Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.


CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.

Video liên quan

Chủ Đề