Vì sao quách gia chết

Quách Gia đứng thứ mấy trong các vị quân sư của Tào Tháo.

Nhắc tới sự nghiệp của Tào Tháo, có ý kiến cho rằng tập đoàn mưu sĩ dưới tay ông đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp vị quân chủ này gây dựng cơ đồ. Vào giai đoạn đầu, tập đoàn mưu sĩ dưới tay Tào Ngụy có 5 nhân vật nổi bật hơn cả. Đó là Tuân Úc, Tuân Du, Giả Hủ, Quách Gia và Trình Dục.

Vậy trong số 5 quân sư nổi tiếng trên ai mới thực sự là mưu sĩ đắc lực nhất đối với Tào Tháo nói riêng và tập đoàn Tào Ngụy nói chung?

Quách Gia

Quách Gia lúc sinh thời cũng từng đưa ra dự đoán về sự kiện Tôn Sách bị ám sát. Ông còn dùng trí phá hai Viên [Viên Đàm, Viên Thượng] và cũng là người góp lực giúp Tào Tháo bắc chinh Ô Hoàn, bình định Liêu Đông.

Trước trận Quan Độ, ông đưa ra thập thắng thập bại bàn về cơ sở giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu. Sau đó, Quách Gia cùng Tuân du hiến kế, khiến nước ngập Hạ Phì, bắt sống Lữ Bố.

Chưa dừng lại ở đó, vị quân sư này cũng chính là người có đồng quan điểm với Trình Dục trong việc đề nghị giết Lưu Bị, nếu không thì nên giam lỏng.

Đánh giá về tài năng của mưu sĩ họ Quách, Trần Thọ từng nhận định ông là người "tài sách mưu lược", Tào Tháo xem ông là "kỳ tá", luôn đem theo bên mình để thuận tiện bàn bạc kế sách, tùy cơ ứng biến.

Tuân Du

Sinh thời, Tuân Du cùng Quách Gia đã cùng nhau hiến kế giúp quân chủ bắt sống Lữ Bố. Trong trận Quan Độ, ông cũng là người đưa ra kế sách giương đông kích tây, góp phần vào chiến tích chém Nhan Lương, giết Văn Xú.

Tuân Du cũng là người đề nghị phái Từ Hoảng đốt lương thảo của Viên Thiệu. Sau này, ông còn ra sức dẹp bỏ nghị luận, chủ trương ủng hộ Tào Tháo tiêu diệt thế lực của con cái họ Viên.

Trình Dục

Trình Dục và Quách Gia từng có chung chủ kiến đề nghị Tào Tháo giết Lưu Bị. Ông cũng là người từng cùng Tuân Úc bảo vệ ba huyện của Duyện Châu, giúp Tào Tháo giữ được đại bản doanh trước trận đánh úp từ phe Lữ Bố.

Vào giai đoạn quân Tào Tháo gặp khó khăn trong trận giao tranh với Lữ Bố, Trình Dục cũng là người ra sức khuyên quân chủ không nên bắt tay với Viên Thiệu. Ông còn từng thay Tào Tháo thủ thành, góp kế giúp Tào Ngụy mưu phá hai Viên.

Giả Hủ

Lúc sinh thời, ông chỉ hiến 2 mưu kế cho Tào Tháo. Tuy nhiên cả hai kế này đều có vai trò vô cùng quan trọng. Mưu kế thứ nhất của Giả Hủ chính là chủ trương gắng sức cùng Viên Thiệu quyết chiến trong trận Quan Độ. Mưu kế thứ hai là kế sách ly gián Mã Siêu và Hàn Toại, giúp Tào Tháo bình định Quan Trung.

Tuân Úc

Trong số các mưu sĩ dưới tay Tào Mạnh Đức thời kỳ đầu, Tuân Úc có thể coi là mưu sĩ quan trọng nhất. Ông cũng chính là người từng đề xuất Tào Tháo nắm lấy Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu. Tuân Úc còn xây dựng đường đi nước bước cho kế hoạch thống nhất bắc nam của Tào Tháo, cũng nhiều lần đưa ra đề xuất sửa đổi phương châm chiến lược cho tập đoàn chính trị này.

Điều đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, Tuân Úc chính là người đề tiến cử cho Tào Tháo hàng loạt nhân tài, trong đó có những tên tuổi nổi tiếng như Chung Diêu, Tuân Du, Hí Chí Thành, Quách Gia…

Bởi Tuân Úc được xem như đại công thần và là mưu sĩ thủ lĩnh giúp Tào Tháo thống nhất phương Bắc, nên ông hiển nhiên giữ vị trí số 1 trong hàng ngũ quân sư.

Vì vậy, thứ hạng của 5 đại mưu sĩ dưới trướng Tào Tháo trong thời kỳ đầu lần lượt là: Vị trí thứ năm: Trình Dục, thứ tư: Quách Gia, thứ ba: Tuân Du, thứ hai: Giả Hủ và Vị trí thứ nhất: Tuân Úc.

Quách Gia hay Quách Phụng Hiếu sinh năm 170 mất năm 207, ông được biết với tư cách là nhà chiến lược kiệt xuất và mưu sĩ tài ba của Tào Tháo - thủ lĩnh chính quyền Tào Ngụy cuối thời Đông Hán và đầu thời kỳ Tam Quốc được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc. Ông được sinh ra và lớn lên tại huyện Dương Địch, Quận Dĩnh Xuyên, thuộc vùng Hà Nam ngày nay. Nói về chí hướng của Phụng Hiếu thời trẻ, Tam Quốc Chí có ghi lại rằng “Quách Gia thời trẻ chí hướng cao xa. Thời Hán mạt thiên hạ sắp loạn, Gia từ lúc 20 tuổi trốn dấu hình tích, bí mật kết giao với người tuấn kiệt, không tiếp xúc với tục nhân nên người thời ấy đa phần chẳng ai biết, chỉ có bậc thức giả mới biết tài của Gia”.

Quách gia - tiểu sử, xuất thân

Là người tài giỏi, song vì lối sống mai danh ẩn tích và chỉ giao du với những bậc anh hào, cho nên Phụng Hiểu được ít người biết đến cho đến khi chính thức trở thành mưu sĩ hiến sách lược của Tào Tháo. Dù đoản mệnh ra đi khi chỉ mới 38 tuổi, song Quách Gia để lại cho hậu thế một kho tàng truyền miệng khổng lồ về tài năng của mình qua loạt chiến tích hiến kế cho Ngụy Tào tấn công, không bại trận nào. Trong vòng trên 11 năm phụng sự cho Tào Tháo, ông được phong làm Tư không Quân tế tửu. Chức vụ này tương đương với Đại Đô Đốc của Chu Du nhà Đông Ngô hay Quân sự Trung Lang Tướng của Gia Cát Lượng của Hán Thục Đế Lưu Bị.

Tài năng hơn người của Quách Gia giúp nhiều cho Tào Tháo hạ được nhiều lãnh chúa bấy giờ là Viên Thiệu, Lã  Bố, thu phục được thủ lĩnh của bộ tộc Ô Hoàn - Đạp Đốn, giúp cho Ngụy Tào nắm trong tay vùng Hà Bắc rộng lớn. Thậm chí bản thân Tào Tháo còn khẳng định rằng “Nếu còn Phụng Hiếu, ta đâu đến nông nỗi này”, người đời sau yêu Tam Quốc cũng vin vào câu nói ấy để khẳng định rằng “Nếu có được Quách Gia bên mình, chắc chắn Tào Ngụy sẽ có được thiên hạ”. 

Là cánh phải đắc lực của Tào Ngụy suốt quá trình thống nhất cõi là Hà Bắc, với khả năng suy đoán, biện chứng như thần của mình, Quách Gia là một trong những bề tôi được trọng dụng bậc nhất của Tào Tháo. Dù đoản mệnh và nắm vai trò quân sư trong vòng 11 năm song công lao và năng lực của mình, Quách Gia được biết đến với tư cách là một trong những mưu sĩ giỏi nhất của Tào Tháo và thời Tam Quốc. Thậm chí, đối chứng với quân sư tài giỏi của Lưu Bị là Khổng Minh - Gia Cát Lượng mà nhiều người đã nhận định rằng “ Phụng Hiếu bất tử, Ngọa Long bất xuất”.

Thân thế của Quách gia

Trước khi có Quách Gia, bên Tào Tháo cũng có nhiều mưu sĩ giỏi giúp ông nghị luận việc thiên hạ như Hí Chí Tài hay Tuân Úc. Song vì Hí Chí Tài mất sớm, để giúp chủ tướng trả lời được câu hỏi “Từ sau khi Chí Tài chết đi chẳng có ai giúp ta tính việc. Vùng Nhữ, Dĩnh vốn nhiều kẻ sĩ giỏi, ai có thể kế nối được”

Quách Gia và sự nghiệp giúp Ngụy Tào thu phục được Vùng Hà Bắc rộng lớn

Tuân Úc đã tiến cử Quách Gia. Ngay sau khi được diện kiến lần đầu, chính Tào Tháo cũng phải thốt lên rằng “Khiến ta thành Đại nghiệp tất là người này”. Và quả thực, trong suốt cả 11 năm có được Quách Gia, Tào Ngụy như Cá gặp nước. Nắm được sức mạnh của địch và ta, Quách Gia đã hiến kế cho Tào Tháo trừ khử Lã Bố và Viên Thiệu. Ông nói “Thiệu mới lên bắc đánh Công Tôn Toản, ta nên nhân lúc hắn viễn chinh, sang đông đánh Lã Bố. Không đánh thắng Bố trước, nếu Thiệu đến đánh ta, Bố tất chi viện hắn, đấy là việc tai hại vậy”.

2.1. Quách Gia hiến mưu kế bắt và triệt hạ Lã Bố

Tam Quốc đã ghi chép rõ, Năm Kiến An thứ 3, Tào Tháo đưa quân từ dưới huyện Uyển đi đánh Lã Bố. Với sức mạnh đông đảo của mình Tào nhanh chóng thắng liền 3 trận, tiến thăng đến Hạ Phì [Vùng Giang Tô Trung Quốc ngày nay]. Trước sức mạnh áp đảo của quân đội Tào Ngụy, Lã Bố yếu thế phải rút vào thành cố thủ. 

Tuy vậy, Tào vây đánh những vấn không hạ được thành. Giao chiến được thời gian dài, quân sĩ đều mệt mỏi, trước thế này, Tào Tháo tính rút lui để đảm bảo lực lượng. Trong bước đi này, Quách Gia đã đứng ra can ngăn, mưu sĩ họ Họ Quách nói rằng “Lã Bố dũng mãnh mà vô mưu, nay giao chiến ba trận đều thua cả, nhuệ khí của hắn đã suy rồi. Ba quân lấy tướng soái làm chủ, chủ suy thì quân không có chí chiến đấu. Trần Cung có trí mưu nhưng chậm chạp, nay là lúc khí của Bố chưa hồi phục, cái mưu của Cung chưa định, ta tiến gấp đánh chúng, có thể bắt được Bố vậy.”

Thấy quân sự nắm rõ địch trong lòng bàn tay, lại thiếu đi kẻ sĩ hiến mưu, nhuệ khí cũng đã suy, nếu đánh sẽ tất thắng. Lần này, Tào Tháo quyết định dẹp bỏ cái tôi và nghe theo quân sư. 

Quách Gia hiến mưu kế bắt và triệt hạ Lã Bố

Cũng trong năm đó, dùng kế thủy binh, Tào dẫn nước sông Nghi và sông Tứ với mong muốn dìm thành Hạ Phì. Thành bằng chóng vỡ. Từ đó, bắt sống được Lã Bố, khiến người này tâm phục khẩu phục. Sau đó, Lã Bố bị quân Tào giết chết.

2.2. Quách Gia ra sức giúp Tào Tháo dẹp họ Viên ở trận Quan Độ

Nói về tài năng mưu sĩ của Quách Gia dưới trướng Tào Tháo, phải nói đến trận Quan Độ khi giúp cho chủ soái họ Tào đại phá được hơn 10 vạn quân của Viên Thiệu.

Sử cũ ghi chép lại rằng, Năm Kiến An thứ 5, cuộc tranh chấp từ lâu giữa hai thế lực mạnh nhất Tam Quốc là quân đội Tào Tháo và Viên Thiệu cuối cùng cũng chính thức được so tài. Viên Thiệu là thế lực mạnh ở phía Bắc và sở hữu nhiều Hào Kiệt.  Tuy vậy với điểm yếu là thiếu quyết đoán, thiếu tài lãnh đạo hay nghi ngờ khiến cho nội bộ mâu thuẫn. Lại thêm quân đông song thiếu tinh nhuệ.

Lợi dụng được cơ này, trong bối cảnh năm 199, Viên Thiệu cử 10 vạn tinh bình, 1 vạn ngựa chiến,cùng với 8.000 kỵ binh tiến xuống phía Nam, Tào Tháo đã điều 2 vạn tinh binh của mình để chủ động đánh địch.

Khi Lưu Bị xin hàng, Thiệu bèn phát binh để trực tiếp giao tranh với quân Tào. Tháng 4 năm 200, Tào Tháo dẫn quân đi cứu thành Bạch Mã. Sử dụng mưu kế phân tán lực lượng để nhằm làm Viên Thiệu không chú ý đến, quân Tào chiếm được thành Bạch Mã và giết chết mãnh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương. Cùng trong năm đó, Tào Dẫn Quan Vũ và Trương Liêu men theo đường sông Hoàng Hà để cứu Diên Tân - vùng đất tập trung quân đội của Viên Thiệu.

Ra sức giúp Tào Tháo dẹp họ Viên ở trận Quan Độ

Cũng tại đây, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu và giết chết tướng khác của Viên Thiệu là Văn Xú. Sau vài tháng ngừng nghỉ điều quân, hai bến quyết định đi vào trận đánh cuối tại Quan Độ từ tháng 8.

 Sau khoảng hơn 100 ngày ròng rõ, được các mưu sĩ, đặc biệt là Quách Gia, Tuân Úc hiến kế, Tào quyết định giữ vững ý định quân sĩ. Lợi dụng tình thế mẫu thuận nội bộ của Viên Thiệu, quân Tào đưa quân đi đốt sạch kho lương của Viên Thiệu ở Ô Sào. Để uy hiếp tinh thần và làm nhụt chí khí của địch, Tào dùng mưu sách cắt hết mũi của xác chết, lưỡi của bò ngựa trong trận chiến giao cho quân đầu hàng mang về doanh trại cho viên thiệu. 

Sau nhiều lần giao tranh tiếp theo, nghe tin thua trận liên tiếp, kho lương bị mất, tướng sĩ náo loạn đều kéo nhau bỏ chạy. Tào Tháo dẫn binh tập kích khiến quân Thiệu bại. Hơn 7 vạn quân của Thiệu đều bị Tào chôn sống để diệt trừ hậu họa, từ đó Tào Tháo chiến thế thượng phong, làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc.  

Làm nên chiến thắng của trận này, có công lao to lớn của Quách Gia. Nhưng chưa dừng ở đó, vào năm 202, Viên Thiệu qua đời và truyền vị cho con thứ 3 là Viên Thượng. Nhân bối cảnh, anh em Đàm Thượng đánh nhau giành giật quyền thừa kế, Quách Gia bày mưu giúp Tào đưa quân Bắc phạt. Dụng mưu như thần, Quách Gia nói:

Sự nghiệp mưu sĩ lẫy lừng của Quách Gia

“Viên Thiệu yêu quý hai đứa con này, không biết nên lập đứa nào. Có Quách Đồ, Phùng Kỷ là mưu thần giúp hai đứa, tất sẽ đến lúc chúng giao đấu, rồi chia lìa nhau vậy. Ta đánh gấp thì chúng hòa nhau, ta trì hoãn thì chúng nảy lòng tranh đoạt. Chẳng bằng ta xuôi nam hướng đến Kinh Châu vẻ như đi đánh Lưu Biểu, đợi chúng sinh biến; biến đã thành mà sau ta đánh chúng, có thể chỉ một trận là định được”.

Các trận đánh thế lực anh em họ Viên suy yếu. Tào Táo Bình định được nhiều vùng đất Bắc rộng lớn. 

2.3. Quách Gia hiến kế khiến quân Ô Hoàn đại bại

Sử cũ Trung Quốc có ghi chép lại rằng, Năm Kiến An thứ 10 [205], sau khi Viên Đàm bị tiêu diệt, hai anh em Viên Hy và Viên Thượng kéo nhau trốn sang xứ Liêu Tây, nương nhờ thủ lĩnh Ô Hoàn là Đạp Đốn. Tào Tháo muốn đem quân đánh Viên Thượng và người Ô Hoàn ở ba quận, chư tướng đều sợ Lưu Biểu sai Lưu Bị lấy danh nghĩa đánh Tào Tháo để tập kích Hứa Đô. 

Trong lúc này, Quách Gia khuyên rằng “Công tuy uy chấn thiên hạ, nhưng rợ Hồ cậy mình ở xa, tất không đặt phòng bị. Nhân lúc họ không phòng bị, ta thốt nhiên đánh, có thể diệt được chúng vậy. Vả lại Viên Thiệu có ân với dân Di, mà anh em Thượng vẫn còn sống.

Nay dân ở bốn châu chỉ vì uy của ta mà nương tựa, ân đức chưa rủ đến, mà dấy binh nam chinh, Thượng dựa vào người Ô Hoàn, chiêu vời bầy tôi của chủ đã chết, người Hồ nhất loạt nổi dậy, dân Di đều ứng theo, Đạp Đốn sinh lòng tính kế dòm ngó, e rằng Thanh, Ký không phải là của chúng ta nữa. Biểu chỉ ngồi bàn suông với khách thôi, tự biết tài mình chẳng đủ để chế ngự Bị, dùng vào việc lớn thì sợ không ngăn giữ được, dùng vào việc nhỏ thì Bị không để cho dùng, dẫu để nước rỗng viễn chinh, công không lo vậy”. 

Quách Gia hiến kế khiến quân Ô Hoàn đại bại

Quách Gia cũng bảo thêm: “ Binh quý ở chỗ thần tốc. Nay nghìn dặm đánh địch, đồ truy trọng nhiều, khó tranh lợi, vả lại bên kia nghe biết, tất có phòng bị, chẳng bằng để xe truy trọng lại, khinh binh gấp đường tiến phát, đánh úp chỗ họ không ngờ”.

Nghe theo lời Quách Gia Tào Tháo lên lực lượng, sau đó âm thầm tiến quân ra lỗi hiểm ở Ô Long, dẫn thẳng đến sở trị của Thiền vu [Chức danh để gọi Đạp Đốn]. Quân địch của Ô Hoàn, nghe tin của Tào Tháo đến đã tháo chạy. Song, không kịp, Đạp Đốn, thủ lĩnh của Ô Hoàn và các vương hầu có tên tuổi núi Bạch Lang cũng bị lìa đầu trước quân đội của Tào Tháo. Không chốn dung thân, anh em nhà Viên lại bỏ trốn sang Liêu Đông, bỏ tham vọng thôn tính đất Bắc. Vậy là trong đời mưu sĩ của mình một lần nữa, Quách Gia lại lần nữa giúp chủ tướng diệt trừ thêm được một cái gai trong mắt. 

3. Tài năng của Quách Gia như thế nào?

Không phải là không có căn cứ khi thiên hạ vẫn truyền tai nhau “Quách gia bất tử, Ngọa Long bất xuất”. Tuy chỉ bên cạnh Tào Tháo được 11 năm. Sau trong 11 năm ấy, Quách Gia đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng giúp Tào Tháo từng bước dựng được nghiệp lớn, ít nhất là nắm trong tay cả vùng Hà Bắc rộng lớn. 

Tam Quốc cũng ghi nhận, Gia Cát Lượng hao công tổn sức trong trận Kỳ Sơn rồi lâm bệnh mà chết. Chu Du sau đỉnh cao của trận đánh Xích Bích phải đối mặt với hàng loạt những thất bại trong trận lấy Kinh Châu để rồi qua đời trong uất ức, Phụng Sồ - Bàng Thống dùng cái chết của mình để Lưu Bị có cớ lấy được vùng Tây Xuyên thì Quách Gia dù chỉ thọ 38 tuổi, vẹn vẹn 11 năm dưới trướng Tào Tháo cứ bày mưu là thắng, hiến kế là trúng. Tài năng xuất quỷ nhập thần này không chỉ hỗ trợ đắc lực cho Tào Tháo từng bước đánh bại các thế lực cản đường mà ngay cả trước lúc chết, ông cũng đưa ra lời tiên đoán chính xác về con người của Tư Mã Ý. 

Tài năng của Quách Gia như thế nào?

Trong phút lâm  chung, Quách Gia đã nói rằng, Tư Mã Ý là con người tỉ mỉ, cẩn thận nhưng lại che dấu tài năng, ông cảm nhận được sự tâm cơ đáng sợ của Tư Mã nên khuyên Tào Tháo nên khuyên chủ tướng rằng: “ Mưu kế của Tư Mã Ý vô cùng thâm sâu, đến thần cũng không thể bì kịp, sau khi thần chết ai có thể dùng thì hãy dùng, còn ai không thể dùng thì hãy giết đi để loại trừ hậu họa”.

Chỉ tiếc rằng, Tào Tháo không nghe vì mỗi thân tình lâu đời với Gia tộc Tư Mã. Thậm chí, xem Tư Mã Ý là thần tử trung thành và hết lòng bồi dưỡng. Đã vậy, còn sắp xếp cho Tư Mã Ý thân với thái tử Tào Phi để phụng sự sau khi Thái tử kế vị. Sau khi Tào Tháo rồi lần lượt Tào Phi qua đời, quyền lực trong tay Tư Mã đạt đến đỉnh cao. Thậm chí, chính y cũng xác định rằng, nếu Khổng Minh và Lưu Bị có tấn công tập đoàn Tào Nguy, không có y cũng xem như mất.

Đến khi Tào Phi chết, dã tâm của Tư Mã Ý mới được bộc lộ. Tâm cơ của Tư Mã Ý sớm được nhìn thấy bởi Quách Gia, song vì Tào Tháo không nghe, cuối cùng mất cả giang sơn trong tay Gia tộc Tư Mã khi Tư Mã Ý đường đường chính chính mưu phản và cướp ngôi Tào Ngụy. 

Bình về tài năng của Quách Gia, Trong "Tam quốc diễn nghĩa", La Quán Trung có bài thơ khen Quách Gia rằng:

Trời sinh Quách Phụng Hiếu,

Hào kiệt đã nức danh.

Bụng chứa đầy kinh sử,

Lồng ngực ẩn giáp binh,

Ra mưu như Phạm Lãi,

Quyết sách tựa Trần Bình,

Chẳng may lại mất sớm...

Sau khi chinh phạt Ô Hoàn xong xuôi, Khi về đến Liễu Thành, Quách Gia bị ốm nặng, không lâu sau thì mất vào năm Kiến An thứ 12 [207]. Khi ấy, vị mưu sĩ của Quách của Ngụy Tào mới có 38 tuổi. 

Tào Tháo thương tiếc lắm, bảo bọn Tuân Du rằng:"Các ngài tuổi đều suýt soát Cô, chỉ có Phụng Hiếu là ít tuổi nhất. Sau khi thiên hạ an định, ta muốn đem hậu sự phó thác cho ông ấy, mà giữa lúc tráng niên lại yểu mệnh chết sớm, là mệnh vận sao”. Sự ra đi của Quách Gia thực sự là một cú sốc với Ngụy Tào. Tuy đoản mệnh song những gì làm được của Quách Gia để lại cho hậu thế vẫn được lưu truyền. Nhiều người đời song còn nhận định, nếu còn Quách Gia, Tào Tháo có thể có được thiên hạ. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh thân thế, tài năng của Mưu sĩ - Quách Gia. Mong rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn và bồi dưỡng thêm cho bạn một tình yêu lịch sử to lớn. 

Bên cạnh Quách Gia, bạn có thể đọc và tìm hiểu thêm mưu lược xuất quỷ nhập thần khác của Lưu Bị, đó là Gia Cát Lượng ngay trong bài viết sau đây nhé. 

Gia Cát Lượng

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề