Soạn giả viễn châu quê ở đâu

>

Las Vegas Báo < Lasvegabao.com> _ Have a great day

...


***********



THẰNG VC GIÀ NẦY NHÌN MẶT LÀ BIẾT NGU TIỀN SỬ - LÀM "BỘ TRƯỞNG" GÌ MÀ
TUYÊN BỐ HOANG TƯỞNG LỘ CÁI DỐT CỦA HẮN - LÀM NHƯ TG. CẦN ĐẾN BỌN VC THỦNG ĐÍT -

Người dân: Nhìn mặt thấy ngay dân VC - cán ngố - bần cố lông..

Tìm hiểu về soạn giả Viễn Châu

​Việt Hải

Soạn giả Viễn Châu đã tạo ra một gia tài văn hóa đặc thù rất phong phú của hơn 2.000 bài vọng cổ và 70 vở cải lương... Trong đó tôi rất thích bài tình ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu", được nghệ sĩ Út Trà Ôn trình bày. "Hò ơ... Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm. Công tôi cực lắm, mưa nắng dãi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. Tìm em không gặp... Hò ơ... Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm... 1/ Ghe chiếu Cà Mau đã cấm sào trên bờ kinh ngã bảy, sao người con gái năm xưa chẳng thấy ra chào... Cửa vườn cô đã khoá kín tự hôm nào, tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy, chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi. Nhà của cô sau trước vắng tanh gió lạnh chiều hôm bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm. 2/ Cô đã đặt đôi chiếu bông bề dài hai thước có lẽ để điểm tô ở chốn loan phòng, hôm nay cô đã quên tôi để cất bước theo chồng. Cô ơi đôi chiếu này tự tay tôi dệt lấy, tôi đã lựa từng cọng lát sợi gai nhưng khi tôi đến nơi thì cô đã rời bỏ quê nhà sang qua xứ khác, tôi đứng trước cổng vườn xưa nỗi buồn man mác, còn đôi chiếu này tôi biết tặng cho ai?... 3/ Nhớ năm ngoái khi ghe vừa tới vàm sông ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn tôi đến tận nhà cô; đưa tôi vào chốn phòng riêng để đo ni chiếc giường gõ đỏ và cô đặt tôi làm đôi chiếu, cô hỏi qua gía cả, tôi trả lời lấy giá rẻ làm quen .Năm hôm sau tôi sắp sửa lui ghe cô còn đứng trên bến dặn dò kỹ lưỡng, sau khi cô đà quay gót chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre, cô có biết đâu tôi đã lấy nón lá che ngang để dấu đôi giòng nước mắt vì không muốn bàng quan thiên hạ họ cười tôi là một kẻ si tình. [nói lối] Khi hỏi lại xóm riềng tôi mới biết Cô theo chồng đã được bốn trăng qua. Mình dám đâu sai hẹn với người ta Mà họ đành đoạn bỏ nhà đi xứ khác 4/ Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát, bước chân đi như thể xác không hồn... nước mắt tuôn rơi như lá rụng trên đường, gió Đông vụt vù thổi mạnh lạnh đất trời lạnh đến cả tâm can. Người ta đã có đôi rồi Chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung, Để mình vác cặp chiếu bông Chờ đợi chi nữa uổng công đợi chờ. 5/ Khuya đêm nay ngồi chờ nước lớn nỗi buồn đau cứ canh cánh bên lòng... tôi thấy đời tôi sao lạnh lẽo khôn cùng... còn chi buồn hơn nghề bán chiếu để tô điểm loan phòng cho những gái còn Xuân... đến khi họ cất bước sang ngang lại không một lời hỏi han từ giã đến đôi chiếu bông tôi đã bỏ công ngồi dệt mấy ngày đêm ròng rã mà nay vẫn còn nằm trơ ở dưới khoan thuyền. 6/ Ngọn gió Đông ơi đừng thổi nữa lòng tôi lạnh lắm gió Đông ơi. Tôi nhổ sào cho ghé chiếu trôi xuôi lòng nặng trĩu một nỗi sầu tê tái, tôi ngồi yên sau lái đôi mắt vẫn hướng về nẻo cũ vườn xưa. Hỡi ơi con sông Phụng Hiệp chảy ra bảy ngã thì lệ của tôi sao nó cũng lai láng muôn giòng. Có ai biết được tấm lòng của tôi với cô gái mỹ miều trên kinh Ngã Bảy Sông sâu bên lở bên bồi Tình anh bán chiếu trọn đời không phai." Đó là nguyên bài sáu câu tình ca nói lên một chuyện tình buồn. Đại ý của bài vọng cổ này nói lên sự lãng mạn si tình của anh bán chiếu. Khi người con gái đặt mua chiếu, rồi anh bán chiếu đem lòng nhớ thương. Khi ghe đến ngã sông Phụng Hiệp, nơi chia ra 7 nhánh sông con gọi là Ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn anh đến tận nhà cô, cô đưa anh vào chốn phòng riêng để anh đo ni chiếc giường gõ đỏ và đặt anh làm đôi chiếu. Cô hỏi qua giá cả xong anh trả lời lấy giá rẻ để làm quen. Năm ngày sau khi anh sắp sửa lui ghe cô còn đứng trên bến dặn dò kỹ lưỡng. Sau khi cô đã quay gót chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre. Cô biết đâu rằng anh đã lấy nón lá che ngang để che giấu đôi hàng nước mắt chảy dài, và anh không muốn bàng dân thiên hạ chê cười vì anh là gã trai si tình. Yêu một người con gái với trái tim thành thật có xấu không? Rồi si tình người con gái mới quen đến độ sung sướng để hàng lệ rơi có xấu không? Thưa không, nhưng nét đẹp của văn hóa cổ xưa của đất nước chúng ta rất dễ thương vì nhà thơ Xuân Diệu nhớ người tình cũng đã để nước mắt tuôn trào như sau: "Nằm đêm anh cứ thương em Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm Thế này cho hết trăm năm Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em" [bài "Nằm Đêm Anh Cứ Thương Em", XD] Nguyễn Bính cũng âu sầu tương tư bóng hình người láng giềng qua giậu mùng tơi, Hàn Mặc Tử nhớ Mai Đình để hàng lệ rơi, những mối tình xưa trong văn học Việt Nam còn nhiều lắm, và trong đó có "Tình anh bán chiếu" của soạn giả Viễn Châu. Cái đau lòng của anh bán chiếu là khi năm sau anh trở lại chốn xưa thì hỡi ơi cô khách hàng đã theo chồng. Cái đau cho cuộc tình một chiều là ở sự kiện "tan nát tình anh". Lời ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn làm cho người nghe xót xa cho chàng bán chiếu đã ươm một mối tình quá oan khiên qua mấy câu vọng cổ của soạn giả Viễn Châu.

Vậy soạn giả Viễn Châu là ai?

Tôi tham khảo sách "Ngũ Đại Gia của Sân khấu Cải lương" do soạn giả Nguyễn Phương biên soạn, Trường Kỳ phát hành cùng với tài liệu của nhà văn Ba Bé cung cấp như sau: Huỳnh Trí Bá là tên thật của nhạc sĩ Bảy Bá, tức soạn giả Viễn Châu. Vì sinh trưởng trong gia đình có 7 người con, ma ông là thứ 7 nên bạn bè trong xóm gọi tên tục thân thiện là "Bảy Bá". Ông sinh năm 1924 trong một gia đình gia giáo nho học tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Sự hiểu biết về bài bản cải lương là do ông học lóm chương trình ca cổ nhạc ở các dĩa nhựa và đài phát thanh, ngoài ra, ông được dịp làm quen, học hỏi nhiều về đờn ca với nghệ sĩ ở đoàn hát thời xưa như Văn Võ hí ban, bầu Lúa, bầu Phục, bầu Hùng mỗi khi đến địa phương lưu diễn. Bảy Bá có khiếu viết văn , làm thơ và ham mê âm nhạc, năm ông 15 tuổi ông tỏ ra xuất chúng về môn đàn tranh. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi. Ham vui, ông bỏ nhà lên Sài Gòn tìm đến các ban nhạc lừng danh lúc bấy giờ. Nhờ tài hoa nên ông có mặt trong một dàn nhạc cùng với rất nhiều nhạc sĩ tài danh lúc đó như Jean Tịnh [violon], Bảy Hàm [đàn cò], Hai Biểu [tranh], Chín Hòa [kìm]..., là một ban cổ nhạc có tiếng ở đài phát thanh bấy giờ, đàn cho các danh ca lúc đó như: Cô Năm Cần Thơ, Ngọc Nữ, Ba Vĩnh Long, Tư Bé,... Cái tên Bảy Bá được nổi danh từ lúc đó. Một kỷ niệm đáng nhớ của nhạc sĩ Bảy Bá trong những năm đầu mới vào nghề là ông thường lui tới những nơi có đờn ca tài tử và quen biết với nhạc sĩ Mười Còn, lúc đó đang đờn cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Bất ngờ, trước chuyến lưu diễn ra Hà Nội, nhạc sĩ đàn tranh của đoàn bị bệnh, ông dược dịp thế chân. Trước khả năng đó nhạc sĩ Mười Còn thuyết phục Bảy Bá theo đoàn đi lưu diễn suốt hai tháng rưỡi... nhưng khi vừa về tới Sài Gòn thì một người anh của ông là Huỳnh Thanh Tòng bắt ông về quê, không cho theo đoàn hát nữa. Sau khi cha mẹ mất, ông rời những thân nhân cùng cuộc đời ruộng rẫy nghèo khổ để bắt đầu cuộc phiêu lưu mới vào phạm trù âm nhạc. Ông quyết định trở lên thủ đô, tại Saigòn thì ông ở trọ nhà một người bạn cũng nghèo. Nghệ sĩ Bảy Bá phải mưu sinh bằng nghề đi đờn đám, như các đám cưới, đám hỏi, liên hoan, sinh nhật…Nhiều khi đi về quá khuya, mà cửa nhà đã đóng then cài thì ông không dám kêu cửa vì sợ phá giấc ngủ của người bạn, nên ông kê cây đờn làm gối ngủ phê một giấc cho tới sáng hôm sau ngay ở ngoài hàng ba nhà trọ. Đó là nỗi đam mê yêu nghệ thuật, và chính nó đã khiến nhạc sĩ Viễn Châu gặp nhiều lận đận, rồi cuộc đời chấp nhận sống lang thang, bụi đời trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Năm 1943, nghệ sĩ Bảy Bá tham gia vào đoàn Việt Kịch Năm Châu và lưu diễn khắp mọi miền đất nước, và được bậc thầy của sân khấu cải lương là ông Năm Châu đã tận tình nâng đỡ về nghề nghiệp. Lúc này thì soạn giả Viễn Châu bắt đầu tập viết tuồng vào những năm cuối cùng của thập niên 40, với vở đầu tay tựa đề Nát Cánh Hoa Rừng, cảm tác từ chuyện đường rừng của nhà văn Khái Hưng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Soạn phẩm này đã thành công trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, mở đường cho những thành công liên tiếp sau đó. Ông đã đ ược nhiều người mến mộ. Phải nói là trên bước đường nghề nghiệp, Bảy Bá được các nghệ sĩ đàn anh tận tình giúp đỡ, như đã nói trong đó có vợ chồng nghệ sĩ Năm Châu và Kim Cúc là phần chính. Nhưng với bản thân ông, ông mang một nỗi niềm đam mê dào dạt bộ môn cải lương, một tâm hồn xao xuyến đa cảm và một khả năng sáng tác dồi dào đã đưa ông đến hết thành công này đến thành công khác. Vì trong khoảng thời gian hơn 60 năm mang kiếp nghệ sĩ cổ nhạc, sự nghiệp sáng tác của ông đã có hơn 70 vở tuồng và hơn 2.000 bản vọng cổ. Một gia tài quá lớn mà ông dể lại cho nền âm nhạc Việt Nam. Những khía cạnh đáng nhớ về soạn giả Viễn Châu: Vọng Cổ Hài Hước: Ông là người tạo ra hệ phái vọng cổ hài hước mà sau này nhiều gương mặt nổi danh nhờ những bài ca vui, dí dỏm như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa,... Sáng kiến này tạo sự mới mẻ và gây tiếng vang lớn về phạm vi vọng cổ hài hước, nhạc ông đã đưa Văn Hường trở thành một ca sĩ vọng cổ hài hước duyên dáng và độc đáo. Đến nay nhiều người còn nhớ những bài: "Tôi đi làm rể", "Ba chàng rể quý", "Tư Ếch đi Sài Gòn", "Vợ tôi tôi sợ", "Văn Hường nể vợ", "Tâm sự Văn Hường", "Vợ tôi nói tiếng Tây",... Tân Cổ Giao Duyên: Từ năm 1964, ông mạnh dạn làm một cuộc cách mạng bằng một cuộc giao duyên giữa nhạc tân và nhạc cổ. Bản đầu tiên "Chàng là ai?" [Tân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết], bản nhạc này do nữ nghệ sĩ Lệ Thủy ca. Dù lúc đó có một số ý kiến chống báng, không đồng tình với sự giao duyên tân cổ nhạc này. Nhưng càng về sau quần chúng đã nồng nhiệt chấp nhận những tác phẩm của ông, nên các hãng đĩa thay nhau ký hợp đồng mời soạn giả Viễn Châu cộng tác. Một số đoàn hát lúc đó cũng theo loại nhạc ghép tân cổ giao duyên và thêm vào đôi hai giọng ca tân nhạc và vọng cổ. Thời gian trôi qua vọng cổ đã thăng hoa, các danh ca được người xem ưa thích nhờ làn hơi "mùi", mượt mà, nhưng nội dung bản vọng cổ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người nghệ sĩ thể hiện giọng ca của mình. Soạn giả Viễn Châu được mệnh danh là "người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được cái ưa thích để đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Tấn Tài với "Mùa xuân của mẹ", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu", Bạch Tuyết với "Hai sắc hoa Ti-gôn", Thanh Nga với "Nguyệt Kiểu xuất gia" và "Hai lối mộng",... Vở Tuồng Cải Lương: Trong liên tiếp nhiều thập niên kể từ cuối thập niên 1940, soạn giả Viễn Châu đã sáng chói trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương, ông thành công với khoảng 70 vở tuồng được xem là ăn khách hàng đầu, như Sau Bức Màn Nhung, Đời Cô Nga, Hoa Mộc Lan, Hàn Mạc Tử, Nợ Tình, Qua Cơn Ác Mộng… Tóm lại, tên tuổi của soạn giả Viễn Châu đã thật sự thành công vượt bực trong ngành cổ nhạc. Như trên đã trình bày ông viết nhiều tuồng cãi lương, những bản vọng cổ ăn khách nhất với lời văn mượt mà, bay bướm, nhẹ nhàng đầy chất thơ nhạc, nhiều tác phẩm của ông gợi lại hình ảnh nông thôn lam lũ và bình dị, để châm biếm những cảnh trái tai, gai mắt trong xã hội muôn mặt, hay để hoài niệm về một thời dĩ vãng, bày tỏ tâm sự của những tâm hồn đa cảm và những mối tình dang dở. Người ái mộ ông chưa hẳn là thích cốt chuyện tình tiết éo le, nhưng vì những tuồng tích quen thuộc đó được ông đệm vào bằng những lời ca văn chương trau chuốt, mượt mà và rất trữ tình. Do đó nếu so sánh giữa những bài ca vọng cổ đơn chiếc và những vỏ tuồng cải lương dài thì vì tài viết văn ghép vào nhạc của ông quá xuất sắc hay quá điêu luyện, nên ông được nhiều bình luận gia về cổ nhạc cho rằng ông đã vượt trội về tên tuổi trong các tác phẩm vọng cổ hơn là soạn giả của những vở tuồng dài cải lương. Lời nhận xét này cũng là lời kết luận của bài viết này vậy.

Việt Hải, Los Angeles


Soạn giả - NSND Viễn Châu
“Thầy tuồng” có một không hai 03/02/2016 9:51:56 SA Soạn giả - NSND Viễn Châu được xem là người thầy của các tài danh cải lương như NSND Lệ Thủy, NSND Ngọc Giàu, NSND Bạch Tuyết... Là một trong nhiều học trò của ông, NSND Bạch Tuyết đã có những chia sẻ về người thầy của mình. Báo SGGP xin giới thiệu bài viết trên. Soạn giả - NSND Viễn Châu là “người thầy tuồng” có một không hai của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Mỗi ngôi sao danh tiếng của cải lương đều có diễm phúc hơn một lần được ông “đo ni đóng giày” khi trình diễn. Tùy nét riêng của từng giọng ca mà ông đặt để bài bản, sắp xếp câu chữ sao cho làn hơi mỗi người khi cất lên đổ xuống câu vọng cổ, dù hò, xự, xang, xê, cống, liu, ú, xáng… như rót vào tim, khiến người nghe nao lòng, không quên được. Ông viết cho tôi bài vọng cổ Tuyết trắng thuở tôi 20 tuổi, qua đó nói lên tâm sự cô đào hát không may mồ côi mẹ khi vừa 8 tuổi. Ông viết Dương Quý Phi, khi tôi 25 tuổi và cho đến bây giờ, khi đã ngoài 70 tuổi, đi đâu, chỗ nào, tôi cũng được khán giả yêu cầu hát: “...Tay nào chàng ấp ủ dung nhan? Tay nào chàng sẽ lau lệ anh hùng nghẹn chảy. Thiên trường hận ngàn năm còn tức tưởi khi cánh hoa đã lịm dưới hoang mồ…”. “Thôi hết rồi tiếng ái tiếng ân, thôi trả hết mưa Tần, gió Sở. Hoa xuân rã cánh bên đường. Chẳng biết ai còn nhớ thiếp hay chăng?”. Mỗi bài ca ông viết là một câu chuyện cảm động, tha thiết chân thành, có mở đầu, có kết thúc và luôn là một kết thúc có hậu.


Soạn giả- NSND Viễn Châu trong một lần hát bản vọng cổ
do ông sáng tác Anh không chết đâu em

Tài danh như vậy có lẽ vì ông xuất thân từ một nhạc sĩ với ngón đàn tranh, guitar... tuyệt mỹ. Thông qua bài ca, tác phẩm, khi người nghệ sĩ hát lên, chúng ta nhận ra chất nhạc tính đầy đặn, cách xử lý thông minh, tinh tế và đặc biệt hết sức trữ tình trong trăm ngàn bài ca - vở tuồng của ông.

Vua vọng cổ Viễn Châu qua đời :
"Sao thầy không nán lại ăn tết" 02/02/2016 10:24:36 SA “Vua vọng cổ” Viễn Châu - NSND Bảy Bá - trút hơi thở cuối cùng lúc 13g15 ngày 1-2 tại nhà riêng trong sự bàng hoàng của con cháu, các nghệ sĩ và giới mộ điệu.

Các con soạn giả Viễn Châu đều tin ông đã khỏe mạnh, chờ ngày được ăn cái tết sum vầy khi các con từ Đức, Mỹ, Úc đều quay về.

“Cái tết 92 tuổi của ba tôi, nhưng với anh em chúng tôi là cái tết ý nghĩa nhất, bởi hiếm khi có đủ mặt bên cha” - nhạc sĩ Trương Minh Châu, con trai của ông, xúc 
động nói. Vậy mà...

Hung tin về sự ra đi của soạn giả Viễn Châu khiến cho những nghệ sĩ gọi ông là thầy bật khóc. Trên đường từ TP.HCM về Bạc Liêu biểu diễn, NSND Ngọc Giàu xúc động: “Trời ơi, sao thầy không nán lại, ăn thêm cái tết sum vầy với con cháu!”.


GS.TS Trần Văn Khê và soạn giả Viễn Châu trên sân khấu
Làn điệu phương Nam tại Nhà hát TP - Ảnh: Thanh Hiệp

NSND Lệ Thủy, đôi chân bị thấp khớp bắt đầu đi đứng khó khăn, kể: “Tôi gặp thầy thì câu trước câu sau đã nghe thầy dặn: Bây đi hát nhiều, cần bóp thuốc đôi chân, tối về nấu nước nóng ngâm muối hột, tốt lắm. Đừng có ỷ sức mình mà không chăm sóc sức khỏe. Vậy đó, mà nay thầy đã bỏ tôi mà đi”.

NSƯT Diệu Hiền nghẹn lời: “Không ai có thể cướp mất thầy của tôi, ông vẫn sống, hồn của ông vẫn ở trong trái tim những ai còn yêu cổ nhạc”.

NSƯT Út Bạch Lan thì ôm trong lòng tấm ảnh chụp chung với thầy: “Vậy là tết năm nay thiếu vắng tiếng cười của thầy. Bài ca cổ Hoa lan trắng thầy viết cho tôi mãi mãi là bảo vật thiêng liêng”.

NSƯT Giang Châu, giọng ca kế thừa “Tư Ếch” Văn Hường đi lên từ vọng cổ hài, nói: “Bài ca cổ Vợ tôi tôi sợ, Trùm sò đi thăm sui gia đã là hai bảo bối cho tôi có cơ duyên đi diễn ở Mỹ, bà con kiều bào khoái chí, đi đến đâu cũng được yêu cầu.

Mang ơn chú bảy Viễn Châu, ông ngồi trên ngai vàng nhưng gần gũi nghệ sĩ lắm, đo ni đóng giày để chúng tôi ca diễn đúng với sở trường”.


Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu do cố nghệ sĩ
Út Trà Ôn trình bày là một trong những tác phẩm được công chúng yêu thích nhất. Ảnh: Youtube.

Tài năng danh cầm và sáng tác của vua vọng cổ Viễn Châu không có gì bàn cãi, ông sở hữu nhiều danh hiệu từ dân gian ban tặng, để đến nay từ khắp mọi miền đất nước, ra đến tận trời Âu, trời Mỹ, nơi nào có người Việt thì nơi đó vẫn có người nghêu ngao các bài vọng cổ ông viết: Tu là cội phúc, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Tình anh bán chiếu, Gánh bưởi Biên Hòa, Lá trầu xanh, Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ vương thiêu mình...

Sự nghiệp đồ sộ như thế, cạm bẫy để vướng vào tình ái rất nhiều. Nhưng hơn ai hết ông tỉnh táo nhận biết: “Nếu tôi thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ cô đào hát nào, thì tôi sẽ ăn no tối ngày lo lăng xê vợ mình, sẽ không có thể sáng tác đủ thể loại, rồi còn viết truyện nhiều kỳ cho các báo, phụ trách cả những trang kịch trường thời đó”.

Ông từng nói và cho biết từng từ chối rất nhiều cô đào, thậm chí có cả những mối tình chớm nở nhưng che giấu đằng sau những toan tính, thì ông là người “vác cây đàn đi trước” - như lời ông thường tự trào.

Vĩnh biệt một nhân cách lớn, người nghệ sĩ từng đương đầu trước sóng gió khi ông sáng tác thể loại tân cổ giao duyên, bị một số ký giả cho là “phá hư bản vọng cổ chính thống”. Nhưng rồi cách khám phá của ông vẫn được công chúng, thính giả chấp nhận.

Vĩnh biệt một bậc thầy nhìn ra góc cạnh để khai thác triệt để bài ca cổ, để người đời có thêm thể điệu vọng cổ hài, để công chúng yêu mến Tư Ếch Văn Hường, nghệ sĩ Hề Sa, Phú Quý, Giang Châu...

Vĩnh biệt ông, người thầy đáng kính của các lò đờn ca tài tử, nhiều tài năng ca cổ vùng miền nhờ bài ca cổ của ông mà thăng hoa trên sân khấu chuyên nghiệp. Và vĩnh biệt ông, một nghệ sĩ bình dị, dùng số tiền nhuận bút ít ỏi để làm việc thiện, nhưng chưa bao giờ ông kể lể, phô trương.

Nghiêng mình trước ông để thấy sự nghiệp sáng tác ca cổ và kịch bản cải lương đúng tầm, đúng chất văn học, nâng cao tính thẩm mỹ trong đời sống văn hóa hôm nay đang là một mảng trống quá lớn.

Thế hệ kế thừa có chăng là sự hổ thẹn khi nhìn lại sự nghiệp đồ sộ với 70 kịch bản để đời và hơn 2.000 bài vọng cổ. Nhớ đến ông để nghêu ngao ca “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi, đường dài mịt mù em không tới nơi, mây nước buồn cơn lửa binh, hết nói chuyện chung tình, khóc than riêng em một mình”...

Soạn giả Viễn Châu sinh năm 1924 tại Trà Cú, Trà Vinh, tên thật là Huỳnh Trí Bá.

6g ngày 2-2, lễ tẩn liệm diễn ra tại nhà riêng, 9g di quan đến quàn tại Nhà tang lễ TP [25 Lê Quý Đôn, Q.1, TP.HCM]. Lễ truy điệu diễn ra lúc 6g ngày 4-2 [tức 26 tháng chạp năm Ất Mùi], sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP.HCM.

Hoàng Thuận / tuoitre.vn

Chuyện bây giờ mới kể :

Soạn giả Viễn Châu, “kẻ sĩ” của giới nghệ sĩ

Soạn giả Nguyễn Phương


Sg Viễn Châu và danh ca Lệ Thủy

Soạn giả Viễn Châu mất ngày 01 tháng 02 năm 2016, đến nay chỉ hơn hai mươi ngày, tôi muốn viết vài kỷ niệm về anh nhưng trong thâm tâm tôi, bàng bạc mãi một luyến tiếc: tại sao tôi không viết ngay bài này khi Viễn Châu còn sống hoặc viết và gởi cho anh đọc trước khi anh lìa đời. Điều tôi muốn nói cho anh nghe là tôi và không ít người bạn nghệ sĩ ở Canada và bên Hoa Kỳ, những người quen biết hay ái mộ Viễn Châu đều công nhận anh là “kẻ sĩ trong giới nghệ sĩ”. Gọi Viễn Châu là “kẻ sĩ trong giới nghệ sĩ”, có người cho là tôi thần tượng hóa nhân vật Viễn Châu, hay nói nôm na là quá ca ngợi Viễn Châu. Tôi nghĩ là nên định nghĩa danh từ “kẻ sĩ”, rồi đối chiếu với việc làm và lối sống của Viễn Châu khi anh còn sanh tiền để xem tôi đánh giá Viễn Châu là Kẻ Sĩ trong giới nghệ sĩ có quá lời không? “Kẻ sĩ là người có trình độ học vấn, có lối sống hòa đồng với đại đa số dân chúng, là người nói hay làm việc gì cũng nhắm vào có lợi cho dân tộc, đất nước. Kẻ sĩ là người không ham danh lợi bất nghĩa, không khuất phục trước cường quyền hay quyền lực bạo ác của lũ xâm lược để nói hay làm việc gì có hại cho dân tộc, cho đất nước.” Theo quan niệm vừa kể, tôi xin kể qua cuộc sống và việc làm của soạn giả Viễn Châu từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong khúc quanh lịch sử 30/04, hàng trăm ngàn người chết, máu đổ xương rơi, hàng triệu gia đình ly tán, một thời điểm đánh dấu màn đen âm u và không khí hận thù sắt máu đã phủ kín bầu trời miền Nam thân yêu. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, người có điều kiện bỏ quê hương vượt biển, tìm một cuộc sống khác nơi xứ lạ quê người, chọn cho mình một cách sống không lệ thuộc vào kẻ thù Cộng Sản. Những người thuộc hàng ngũ Quân Cán Chính lầm tin lời dụ gạt của CS, hay không có điều kiện vượt thoát nên đành phải đi học tập đường lối cách mạng, bị đưa đến các trại tập trung, ở tù từ 3 đến hơn 13 năm, nhiều người bị chết vì sự hành hạ của cán giáo CS, hoặc bị bịnh không thuốc men điều trị mà chết, hoặc đói kém và bị lao động khổ sai kiệt sức mà chết. Các tầng lớp dân chúng khác như nông dân, công nhân, trí thức [ bác sĩ, kỷ sư, giáo chức], thương buôn, nghệ sĩ đều phải tuân theo sự xấp xếp của Cộng Sản theo chánh sách “Đảng lãnh đạo, chánh quyền quản lý, nhân dân làm chủ”. Nên hiểu theo Cộng Sản thì Nhân Dân tức là toàn dân, tức là đất nước và đất nước tức là do Cộng Sản đoạt được, tất nhiên Cộng Sản là người sở hữu chủ. Vì vậy nông dân không có ruộng đất riêng mà tất cả thuộc quyền quản lý của chánh phủ Cộng Sản, nông dân chỉ tạm thời sử dụng ruộng đất của ông cha mình để lại nhưng khi chánh phủ muốn lấy ruộng đất đó [gọi là quy hoạch lại] thì nông dân trắng tay, mất của, khiếu nại thì bị ghép là thành phần phá hoại, theo địch, bị bắt tù giam không có ngày được thả ra. Hãng xưởng cũng bị quốc hữu hóa. Các chủ nhân hãng xưởng bị bỏ tù vì bị ghép tội tư sản mại bản! Các tầng lớp dân chúng nói chung chỉ trong một ngày 30 tháng Tư, đang là người hữu sản, bỗng trở thành trắng tay và phải sống cuộc sống nô dịch dưới sự quản lý chặt chẽ của Cộng Sản. Nghệ sĩ cũng không ngoại lệ! Các gánh hát tư nhân phải giải tán, phải giao phông màn, cảnh trí, y trang cho Sở VHTT, chỉ có những gánh hát của đảng lập ra là các đoàn Văn Công thì tồn tại. Ban Tuyên Huấn Thành Ủy và Sở VHTT bắt các nghệ sĩ đăng ký, viết tự khai lý lịch và chờ sự bố trí của Sở VHTT để được bố trí theo đoàn hát cải lương tập thể nào. Đoàn cải lương tập thể do cán bộ đảng viên CS làm trưởng đoàn, hoạt động theo sự chỉ huy của Phòng Văn Nghệ thuộc Sở VHTT thành phố. Nhạc sĩ Bảy Bá [tức soạn giả Viễn Châu] đăng ký nhưng các nhạc sĩ Bảy Bá, Năm Cơ, Văn Vĩ không được bố trí cho theo đoàn cải lương tập thể nào cả. Sau đó, các nghệ sĩ không ai biết Bảy Bá [Viễn Châu] đi đâu, ở đâu, làm gì. Lúc đó tâm trạng của nghệ sĩ và soạn giả giống như người tuy đi chung một xuồng nhưng khi chìm xuồng rồi thì mạnh ai nấy lội, tự mình lo cho thân mình, không ai đủ sức cứu vớt người khác. Đến năm 1977, 3 năm sau cái ngày 30 tháng Tư đen tối, qua sự liên lạc giữa Sở VHTT TPHCM và Phòng VHTT quận Lộc Ninh, người ta biết Viễn Châu về quận Lộc Ninh ở ẩn. Anh sống như một ẩn sĩ vô danh, một người làm vườn trồng cây đu đủ và cây thuốc lá, bán để đủ tiền sống qua ngày. Anh không tham gia đàn ca với các nhóm nghệ sĩ trong Ban Văn nghệ Tuyên truyền của Phòng Văn nghệ Thông tin của quận Lộc Ninh. Tết năm 1977, anh được 54 tuổi, tự mình có hai câu đối: Năm mươi bốn xuân xanh, thương bạn, thương mình, thương chủng tộc, Một phần tư thế kỷ, nợ thơ, nợ nhạc, nợ văn chương Trước mái nhà tranh nơi anh sống ẩn dật, anh dán hai câu đối nhân dịp Tết: Lá biếc, trời xanh, xuân trẻ mãi, Sương mù, đất đỏ, tuổi già thêm Và anh tỏ lòng thâm trầm trước cảnh đẹp của mùa Xuân: Gió Tết thoảng hương trầm, lá biếc mơn man tình nghệ sĩ, Đàn xuân reo ý nhạc, hoa đào ve vuốt tứ văn nhân Anh không sáng tác vọng cổ tuy anh đã từng viết trên 2000 bài vọng cổ trước năm 1975. Thời gian làm ẩn sĩ ở Lộc Ninh, anh sáng tác một bài thơ tâm sự của anh: Mưa lạnh run run gió dật dờ Thành đô bỗng chốc hóa tiêu sơ Đôi dây khoan nhặt cười ray rứt Năm ngón cung thương khóc sững sờ Tháng lụn năm tàn già héo hắt Quê người xứ lạ trẻ bơ vơ Chiều nay có kẻ nhiều tâm sự

Nước mắt hòa trong nhạc với thơ

Bài thơ nầy soạn giả Viễn Châu bày tỏ nỗi lòng: câu thơ “Thành đô bỗng chốc hóa tiêu sơ” là chỉ thành phố Saigòn hòn ngọc Viễn đông bỗng chốc tan nát tiêu sơ… Hai câu thơ: “Đôi dây khoan nhặt cười ray rứt” và “Năm ngón cung thương khóc sững sờ”. Cười ray rứt là sao? Tức nhiên là bề ngoài tưởng như cười khi đờn nhưng trong lòng thì ray rứt đau thương. “Khóc sững sờ”: khóc thương nhưng vẫn còn bất ngờ, sững sờ trước sự mất mát quá mau lẹ và đau đớn của quê hương, của đô thành Saigòn. Câu “Quê người xứ trẻ bơ vơ” chỉ rõ là anh có một đứa con trai theo dòng người di tản, anh không biết con của mình bơ vơ lạc lõng nơi đâu [sau này mới biết cháu định cư nơi nước Đức.] Bài thơ trên bày tỏ nỗi lòng của một kẻ sĩ trước thảm cảnh của quê hương, thử hỏi những văn nghệ sĩ cùng lứa với anh, cùng hoàn cảnh với Viễn Châu, có mấy ai đã khóc cho thành đô bỗng chốc hóa tiêu sơ? Lại còn một chuyện đáng suy ngẫm về Viễn Châu. Viễn Châu có tài làm các câu đối để tặng các bạn tri kỷ tri âm. Ngày 18 tháng 4 năm 1974, khi nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua đời, khán giả tiếc thương nữ danh ca từng ca bài “Cô Bán Đèn Hoa Giấy” do hãng dĩa Hồng Hoa thực hiện, trong tang lễ, trước hàng trăm khán giả ái mộ Thanh Hương, anh Viễn Châu đọc hai câu đối, tưởng niệm Thanh Hương: Ba mươi sáu xuân xanh, Không tiền không bạc, không cửa không nhà, Nghiệp cầm ca – trót vướng nên mang, kiếp trước trời còn đày nghệ sĩ! Mười mấy năm lận đận, Trả phấn son, trả lời ca tiếng nhạc, Nợ sân khấu đã vay phải trả, đời sau ai có nhớ Thanh Hương? Khi vợ anh Bảy Nhiêu mất [Bảy Nhiêu là nghệ sĩ tiền phong, phụ thân của hai nữ nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan đoàn Việt kịch Năm Châu ] khi đưa chị Bảy đi an táng ở Nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp, gặp anh Bảy Nhiêu, anh Viễn Châu làm hai câu đối tặng cho Bảy Nhiêu: Chọn cuộc đời gạo chợ nước sông, từ Nam Phương đến Việt Kịch Năm Châu, tuổi trẻ bao phen cười thế sự. Vương lấy nghiệp ăn quán ngủ đình, từ Tân Định lên Nghĩa Trang Nghệ sĩ, lệ già mấy bận khóc ly tan. Nam Phương là tên gánh hát của ông Bảy Nhiêu thành lập. Việt Kịch Năm Châu là tên gánh hát của ông Năm Châu [rể của ông Bảy Nhiêu]. Tân Định là nơi có Đình Phú Hòa, chỗ Bảy NHiêu lập quán cà phê khi về già xa rời sân khấu. Nghĩa Trang Nghệ Sĩ là nơi an táng bà Bảy Nhiêu. Năm 1978, nghệ sĩ Năm Châu mất, anh Viễn Châu viết hai câu đối khi đến viếng tang lễ ông Nguyễn Thành Châu: Dân Chúng Trước Pháp Trường, Thiên Thần Áo Trắng bơ vơ, sầu bạn cũ để Tơ Vương Đến Thác. Tuyết Băng Và Bạo Lực, Hồn Bướm Mơ Tiên lãng đãng, nhớ người xưa khi Sân Khấu Về Khuya.

Dân Chúng Trước Pháp Trường, Thiên Thần Áo Trắng, Tơ Vương Đến Thác, Tuyết Băng Và Bạo Lực, Hồn Bướm Mơ Tiên, Sân Khấu Về Khuya là những vở tuồng của Nguyễn Thành Châu sáng tác.


sg vien-chau va nu nghe si Ut Bach Lan

Năm 1987, khi nghe tin ký giả Trần Tấn Quốc, người sáng lập Giải Thanh Tâm [huy chương vàng nghệ sĩ] qua đời tại quận Cao Lãnh, Viễn Châu tặng hai câu đối: Công Nhân, Buổi Sáng, Tiếng Dội, Đuốc Nhà Nam, Giải Thanh Tâm gắng sức vun bồi, duyên bút mặc, nghiệp văn chương, xếp lại hành trang, đất Cao Lãnh, bao năm dài bao luyến tiếc.

Phùng Há, Năm Châu, Ba Vân, Lê Thị Phỉ, Làng Ca Kịch góp phần tô điểm, nợ phấn son, tình sân khấu, tàn rồi mộng ước, sông Đình Trung, mấy khúc mấy u sầu.

Gặp đồng nghiệp nhạc sĩ Vũy Chỗ, người có ngón đàn tranh tươi mượt mà như Bảy Bá, anh Viễn Châu tặng bạn hai câu đối: Gật gù chén rượu Lưu Linh, giấc ngủ còn mơ Mai Quế Lộ. Réo rắt cung đàn Tư Mã, đường đời chưa gặp Trác Văn Quân. Nhân đoàn hát lưu diễn ở Hậu Giang, một đêm gặp bạn ở Sa Đéc, vui cùng ngón đờn câu ca, anh tặng bạn hai câu đối: Đàn Tư Mã, Bút Đông Pha, giòng nước Sa Giang tràn kỷ niệm. Rượu Đào Tiên, Thơ Lý Bạch, mảnh trăng Đồng Tháp rọi tâm tư. Khi anh đờn cho đoàn Cải Lương 2-84 [đoàn hát được thành lập tháng 2 năm 1984], cán bộ Trưởng đoàn và ông Phó Giám đốc Sở VHTT gặp riêng Viễn Châu, đề nghị anh sáng tác vọng cổ đề tài cách mạng và yêu cầu anh viết vài câu đối để tưởng niệm ông Hồ, thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông Võ Nguyên Giáp, anh Viễn Châu nói đề tài cách mạng khó viết, anh không dám viết vì sợ không hay. Về câu đối khen ngợi lãnh tụ như các ông cầm quyền ở Sở VHTT yêu cầu thì Viễn CHâu nói là không am hiểu những hoạt động cách mạng của lãnh tụ nên sợ viết có nhiều sai phạm. Và để khỏi bị quy về tư tưởng chống đối, anh hứa sẽ nghiên cứu tài liệu, khi thấm nhuần tư tưởng cách mạng, anh sẽ viết câu đối theo yêu cầu. Cho tới chết, Viễn Châu vẫn không thấm nhuần tư tưởng cách mạng nên không sáng tác được theo yêu cầu của những ông cầm quyền trong Sở VHTT. Trước năm 1975, Viễn Châu viết hơn 2.000 bài vọng cổ, và sau 1975, anh từng viết vọng cổ Mùa Xuân Đất Khách theo yêu cầu của Trần Văn Trạch tặng cho anh Trần Văn Khê, bài vọng cổ Khóc Thanh Nga và bài Tâm Sự Hữu Phước theo lời yêu cầu của Hữu Phước, bài vọng cổ Giã từ Sân Khấu theo yêu cầu của Thành Được. Viễn Châu cũng viết vọng cổ theo yêu cầu của ca sĩ Thanh Tuyền kỷ niệm 36 năm trong nghiệp cầm ca và nhiều bài vọng cổ cho các nghệ sĩ trẻ thành danh sau năm 1975. Phải hiểu tâm tình của Kẻ Sĩ Viễn Châu mới biết vì sao, sau năm 1975 Viễn Châu không viết được những bài vọng cổ theo yêu cầu của những người có quyền trong lãnh vực làm việc kiếm cơm của Viễn Châu. Nhớ và phục tài “viết… lách” của bạn già Viễn Châu. Nguyễn Phương __._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"


Ý dân: Đảng Cộng Phỉ VC-VN chỉ là 1 đảng khủng bố, với chiêu bài dối trá, lường gạt & bịp bợm cùng bao nhiêu ... những tội ác ...

Đảng CS/VN cùng những kẻ thừa kế

    Chúng phải đền tội cho những tội ác và những hệ lụy do bọn chúng gây ra

cho mọi gia đình và dân tộc VN.

&

LasVegasBao.com

****************

Video liên quan

Chủ Đề