Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu

Skip to content

Nhiều gia đình khi thấy trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ đều tỏ ra lo lắng, không biết đó là dấu hiệu sinh lý bất thường hay bình thường, nếu bất thường thì làm thế nào để khắc phục. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là gì và bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ nhé.

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, nguyên nhân do đâu?

Các chuyên gia nghiên cứu Thụy Điển đã chỉ ra rằng, hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ là hiện tượng khá phổ biến ở các bé từ 6 đến 9 tháng tuổi và thường sẽ tự hết khi lớn dần. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một vài lý do sau đây:

  • Trẻ bị căng thẳng tâm lý và cơ thể tự động giải tỏa bằng cách lắc đầu liên tục. Những căng thẳng đó có thể bắt nguồn từ việc bố mẹ nói quá to, bị ép ăn, bị dọa, bị bẹo má…
  • Nếu trẻ sơ sinh lắc đầu kèm theo hiện tượng ngủ kém, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm thì cũng có thể do thiếu canxi.
  • Trẻ lắc đầu kèm hiện tượng khóc quấy, vò đầu bứt tai, ráy tai có mùi hôi, gồng mình, đỏ mặt trong lúc ngủ thì có khả năng bị mắc bệnh về tai mũi họng.
  • Trẻ đang trong thời kỳ mọc răng cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng này, sau một thời gian là tự động hết.
  • Trẻ gặp vấn đề về thần kinh. Vấn đề này không dễ dàng để đưa ra kết luận nhưng nếu trẻ lắc đầu liên tục, kéo dài và không thấy xuất hiện các hiện tượng đi kèm nào khác thì cũng rất đáng lo ngại.
Trẻ lắc đầu kèm hiện tượng bứt tai có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Trẻ sơ sinh lắc đầu có đáng lo ngại hay không?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ kèm theo một số hiện tượng như mắt lờ đờ, không thích giao tiếp, vò đầu bứt tai, khóc quấy, rụng tóc, ra mồ hôi trộm  hoặc phản kháng với những cử chỉ, hành động âu yếm của bố mẹ thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Bởi đó có thể là những dấu hiệu trẻ bị mắc một số căn bệnh như đã nêu trên.

Và ngược lại, nếu bé vẫn phát triển bình thường, không xuất hiện triệu chứng nào thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm vì đó là cách để bé tự giải phóng năng lượng, ru mình vào giấc ngủ sâu hơn thôi, được gọi là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng.

2. Rối loạn vận động nhịp nhàng

Rối loạn vận động nhịp nhàng là gì?

Trước và trong lúc ngủ, trẻ sơ sinh có những hành động lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng được gọi là hiện tượng rối loạn vận động nhịp nhàng. Các rối loạn vận động nhịp nhàng điển hình ở trẻ sơ sinh là đập đầu, lắc đầu, đung đưa toàn thân, lăn người, lăn chân, đập chân. Đây là hiện tượng bình thường ở trẻ, là một cách để các bé tự ru mình vào giấc ngủ nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn mà vẫn xuất hiện hiện tượng này thì các bậc phụ huynh nên đưa bé đi kiểm tra để có kết luận chính xác.

Trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động nhịp nhàng

Nguyên nhân xuất hiện rối loạn vận động nhịp nhàng ở trẻ sơ sinh

  • Giải tỏa căng thẳng: Một số công trình nghiên cứu về rối loạn vận động nhịp nhàng cho thấy sự xuất hiện của các cử động nhịp nhàng, lặp đi lặp lại sẽ kích thích trẻ, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng trong ngày và trở nên thư giãn, có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn.
  • Giải tỏa năng lượng dư thừa: Trong khi đó, có nhiều ý kiến lại cho rằng rối loạn vận động nhịp nhàng là triệu chứng xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, khi cơ thể tích tụ nhiều năng lượng nhất và cần được giải tỏa thông qua các hành động vô thức.
  • Tự ru ngủ thông qua kích thích tiền đình: Khi trẻ lắc đầu, cơ quan tiền đình bị kích thích giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn, cùng nguyên lý với hành động đong đưa dỗ ngủ của bố mẹ.

3. Cha mẹ nên làm gì khi bé có hiện tượng lắc đầu

Khi thấy trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ, các bậc phụ huynh đừng nên quá lo lắng vì đó là biển hiện sinh lý rất bình thường. Sự quan tâm quá mức hay tìm cách ngăn cản chỉ khiến thời gian lắc đầu ở trẻ kéo dài thêm mà thôi.

Bên cạnh đó, hãy tận lực giảm tải những căng thẳng mà bé có thể phải chịu đựng vào ban ngày, dành nhiều thời gian quan tâm, âu yếm bé hơn và để bé được thoải mái giải tỏa những các lo lắng, lấy lại sự tự tin.

Bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ lắc đầu lúc ngủ

Để bé vận động, tham gia các trò chơi nhằm giải tỏa năng lượng dư thừa. Khi bé vận động nhiều và thấm mệt thì bé sẽ dễ ngủ và ngủ sâu, ngon hơn.

Cho bé chơi các trò chơi nhịp nhàng như xích đu, bập bênh, vỗ tay, kéo cưa lừa xẻ… để giảm nhu cầu thực hiện các động tác nhịp nhàng lúc ngủ.

Âm nhạc có thể tác động tới nhận thức của bé. Việc cho bé nghe các ca khúc thiếu nhi, nhảy múa theo điệu nhạc vào ban ngày có thể giải tỏa năng lượng hiệu quả, giúp bé thư giãn vào ban đêm.

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Câu hỏi:

        Con gái của tôi nay được 4 tháng, cân nặng 6,5kg [lúc sinh cháu được 3,7kg]. Cháu đã biết lật, cười giỡn với mọi người, hay bỏ tay vào miệng và nói ê a. Từ lúc sinh ra đến nay cháu vốn khó ngủ, ban đêm hay thức giấc và khóc. Tuy nhiên có một vấn đề mà tôi đang rất lo là gần đây cháu lắc đầu liên tục trước và trong khi ngủ. Ban ngày ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ, mỗi lần ngủ khoảng 30 phút và hay giật mình. Ban đêm, từ trước đến nay thì trong khi ngủ cháu thường hay trở mình nằm nghiêng rồi nằm ngửa, có khi lật nằm sấp, mỗi lần thức giấc là khóc [mỗi đêm khoảng 7-8 lần].  Hai ngày nay, trong giấc ngủ, cháu cứ lắc đầu liên tục [mắt vẫn nhắm], có lúc lại đưa tay  lên chà xát tai và mặt. Sáng hôm nay, khi buồn ngủ và chuẩn bị đi vào giấc ngủ, cháu lại lắc đầu liên tục [mắt mở], sau đó trong lúc ngủ vẫn lắc đầu.

Người hỏi : Nguyen Thi Man

Trả lời:

Chào bạn!

     Theo như những điều bạn kể thì con bạn là một trẻ phát triển tương đối bình thường về thể chất và tâm thần vận động. Vấn đề là ở giấc ngủ của cháu.

     Chúng ta đều biết giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não, là một phần cơ bản của đời sống con người. Giấc ngủ bình thường có 2 giai đoạn chính là giai đoạn động mắt nhanh và không động mắt nhanh xen kẽ nhau theo chu kỳ nhất định[ thường có khoảng 4 đến 6 chu kỳ trong giấc ngủ đêm]. Việc xác định chu kỳ ngày đêm của giấc ngủ con người do một đồng hồ nội tại kiểm soát bởi sự tiết của Melatonine của tuyến tùng và của một số cấu trúc ở hạ khâu não. Người lớn ngủ 1 đến 2 lần mỗi ngày còn trẻ em ngủ nhiều lần trong ngày[ ngủ đa pha]. Khi ngủ các chức năng của hệ thần kinh giảm trong đó có chức năng vận động và thực vật. Khi ngủ sâu trương lực các cơ giảm, không còn cử động do không còn nhận được sự chi phối của hệ thần kinh trung ương. Trạng thái thức- ngủ được điều hòa bởi hoạt động của hệ thần kinh trong đó quan trọng nhất là vỏ não, cấu trúc lưới ở thân não và các trung khu ngủ ở hành não. Với hàng loạt cấu trúc tham gia theo cơ chế phức tạp thì hoạt động giấc ngủ vẫn còn cần nhiều nghiên cứu mới. Rối loạn giấc ngủ do đó cũng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của cơ thể và tác động môi trường.

     Trở lại vấn đề của con bạn, cháu có những biểu hiện không ổn về giấc ngủ nhưng cháu lại phát triển bình thường thì bạn cũng đừng lo lắng quá. Điều cần làm là kiểm tra sức khỏe toàn diện cho cháu để phát hiện những bất thường có thể gây ra dạng giấc ngủ này. Ở lứa tuổi của cháu có nhiều điều có thể khiến cháu ngủ không ngon. Một số nguyên nhân thường gặp có thể gợi ý như hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, vấn đề về tai mũi họng hay hô hấp khiến cháu khó thở khi ngủ, sai lầm về chế độ ăn lúc ngủ, môi trường… Về mặt thần kinh có thể có cơn giật cơ, rối loạn vận động chi chu kỳ hay loạn động khi ngủ kịch phát là một số rối loạn giấc ngủ tương tự, tuy nhiên điều này rất ít xảy ra và khó xác định ở trẻ em. Bạn nên cho cháu đến bệnh viện để được khám và đánh giá lại vấn đề của cháu.

 Thân mến

Video liên quan

Chủ Đề