Người bị hiv đầu tiên của việt nam hiện nay như thế nào

Hơn 20 năm qua, Việt Nam phải đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, một đại dịch nguy hiểm, tàn phá sức khỏe, kinh tế và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Cùng với Cộng đồng Quốc tế, Việt Nam đã và đang nối vòng tay lớn, tạo ra sức mạnh tổng hợp ngăn chặn đại dịch này.

Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990, tính đến tháng 6 năm 2015 số người nhiễm HIV còn sống được báo cáo là 227.144 người, trong đó có 71.115 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, và đã có 74.442 người tử vong do HIV/AIDS. Đại dịch HIV đã có mặt ở 100% số tỉnh hơn 80% số xã, phường, thị trấn. Theo ước tính của các chuyên gia, hiện có tới khoảng 260 ngàn người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng.

Vào những năm đầu 2000, dịch HIV ở Việt Nam bắt đầu tăng nhanh. Nếu như năm 2000 chỉ phát hiện được khoảng 10.000 người nhiễm thì năm 2006-2007, mỗi năm Việt Nam phát hiện được hơn 30.000 người nhiễm mới HIV và có tới 15.000 người tử vong do AIDS. Phần lớn số người nhiễm HIV là ở lứa tuổi trẻ, tuổi lao đông, trụ cột của gia đình. HIV/AIDS đã trở thành một đại dịch vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngay từ khi dịch HIV/AIDS xảy ra, chính phủ đã quan tâm hình thành bộ máy tổ chức phòng, chống HIV/AIDS. Đầu tiên là thành lập Ủy ban phòng, chống các bệnh truyền nhiễm do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trực tiếp thực hiện. Sau đó là Ủy ban quốc gia phòng chống SIDA mà cơ quan thường trực là Vụ Vệ sinh phòng Dịch của Bộ Y tế. Năm 1994, Ủy ban Quốc gia đươc tách ra khỏi Bộ Y tế và được chuyển thành “Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS” do Phó thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch và Cơ quan thường trực là Văn phòng Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS. Tại Bộ Y tế, Ban phòng chống AIDS được thành lập để giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống AIDS thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Ngày 05/06/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg thành lập “Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống ma túy mại dâm” do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch. Bộ Y tế lúc này đảm nhiệm hai chức năng là Văn phòng Thường trực phòng, chống AIDS và Ban phòng, chống AIDS Bộ Y tế, đầu mối là Phòng Kiểm soát và Phòng chống HIV/AIDS thuộc Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS với 9 cán bộ đảm nhiệm.

Trước tình hình dịch HIV/AIDS ngày càng trầm trọng và lan rộng, một việc hết sức cần thiết và cấp bách là phải thành lập một tổ chức chuyên trách giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về phòng chống HIV/AIDS. Một tổ chức phải đủ mạnh để giúp việc chỉ đạo, điều hành thống nhất các hoạt động. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày 20/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 432/QĐ-TTg thành lập “Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam” thuộc Bộ Y tế trên cơ sở tách ra từ Cục Y tế Dự phòng và phòng chống HIV/AIDS. Ngày 26/7/2005, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 21/2005/QĐ-BYT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Trên cơ sở đó, từ ngày 01/08/2005 Cục Phòng chống HIV/AIDS chính thức đi vào hoạt động, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta và cũng là một minh chứng về sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ nhằm quyết tâm đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này.

Những năm qua đã ghi nhận sự trưởng thành và những đóng góp quan trọng của Cục trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, từ việc củng cố hệ thống tổ chức, hoàn thiện hành lang pháp lý đến việc triển khai rộng rãi các hoạt động chuyên môn, cũng như nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển.

Các phòng ban thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Đảng Bộ Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Được thành lập theo Quyết định số 149-QĐ/BCH ngày 29/08/2006 cùng với sự ra đời của Cục Phòng, chống HIV/AIDS là Đảng bộ cơ sở thuộc Đảng bộ Bộ Y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, đã Lãnh đạo xây dựng Chính quyền và các Đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Văn phòng Cục: Là đơn vị thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng tổng hợp, đôn đốc, theo dõi hoạt động của các đơn vị theo kế hoạch được Cục trưởng phê duyệt; tổ chức triển khai các công việc liên quan đến công tác Văn phòng; kế hoạch, mua sắm, đấu thầu; tài chính - kế toán. 

Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV: là đơn vị tiền thân là Phòng Giám sát HIV/AIDS/STI được thành lập từ năm 2005 theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động về lĩnh vực giám sát dịch HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục[STI]; theo dõi và đánh giá các hoạt động phòng, choogs HIV/AIDS; tư vấn xét nghiệm HIV; xét nghiệm HIV; quản lý chất lượng xét nghiệm CD4, xét nghiệm tải lượng HIV; nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.

Phòng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS: Phòng được thành lập cùng với sự ra đời của Cục Phòng, chống HIV/AIDS với chức năng “tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động về điều trị, chăm sóc HIV/AIDS; dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV; phối hợp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; phối hợp HIV/lao, phối hợp quản lý điều trị đồng nhiễm HIV/viêm gan B,C, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh đồng nhiễm khác; dự phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở y tế.”

Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV là đơn vị thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động về lĩnh vực can thiệp giảm tác hại; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và nghiện các chất ma túy khác; truyền thông, huy động cộng đồng; dự phòng lây nhiễm HIV.

Theo Quyết định số 18/QĐ-AIDS ngày 26/3/2018 Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS về Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Cục, các phòng thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Người đầu tiên nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh sau 30 năm

[NLĐO] - Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS. Việt Nam hiện là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thuỵ Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới.

  • Viên thuốc giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 92%

  • Người nhiễm HIV phải thông báo kết quả cho người có quan hệ tình dục với mình

  • Người đầu tiên khỏi bệnh HIV bất ngờ qua đời vì bệnh "tử thần" khác

  • Giật mình với tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong đồng tính nam, có thể lên tới 40%

Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS [Bộ Y tế] cho biết kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990 đến năm 2020, Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.

Sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV là một phụ nữ sống tại TP HCM hiện được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM. Hiện tại bà vẫn đang sống khỏe mạnh nhờ tuân thủ điều trị.

Người phụ nữ này từng cho biết bà bị lây HIV từ chồng sắp cưới [người này trước đó bị nhiễm HIV vì có quan hệ tình dục với một số phụ nữ khác nhưng bà không biết]. Khi đó, bà vừa tròn 30 tuổi. Từ khi phát hiện có HIV, bà được theo dõi định kỳ và đến năm 1997 bà bắt đầu uống thuốc kháng virus [ARV].

Bác sĩ Sơn cũng cho biết với người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm [chỉ số CD 4 trên 350 tế bào/ uL] thì một người nhiễm HIV ở tuổi 20 thì năm sống có thể lên tới 50-60 năm nữa. Người nhiễm được điều trị sớm, tuân thủ điều trị và tuổi thọ của họ gần như người bình thường.

Tuân thủ điều trị sẽ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh hơn - Ảnh minh họa

Theo công Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV còn sống nhưng chỉ có 190.000 người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Cả nước có 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV. Đây là thuốc kháng virus có tác dụng ức chế sự phát triển của virus HIV. Nếu được uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, người bệnh sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm nguy cơ tử vong.

"Đáng lưu ý Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới với tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng"- ông Cảnh chia sẻ.

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong liên quan đến HIV/AIDS; kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị tử vong do AIDS.

Theo ông Cảnh, mặc dù dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục giảm nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao [quan hệ tình dục đồng giới nam, nghiện chích ma tuý]. Mỗi năm Việt Nam vẫn có 10.000 người mắc mới với khoảng 2.000 – 3.000 người tử vong, gấp 10 lần số tử vong của 28 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam. Đáng nói là số trường hợp tử vong đều rơi vào nhóm tuổi rất trẻ [dưới 30 tuổi].

PrEP là vũ khí dự phòng trước phơi nhiễm HIV- Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia cũng khuyến cáo ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần được điều trị ARV ngay trong ngày. Nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao /ml máu bệnh sẽ không lây qua đường tình dục. Trước nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm HIV trong cộng đồng thì thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV [PrEP] là vũ khí dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho những người chưa nhiễm HIV và có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP được sử dụng đối với: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm; người tiêm chích ma túy; bạn tình của người nhiễm HIV và người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV trên 200 bản sao/ml máu.

Nếu người sử dụng PrEP tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, PrEP sẽ hầu như loại bỏ nguy cơ bạn bị nhiễm HIV với hiệu quả dự phòng nhiễm HIV lên đến 96 – 99%.

Luật Phòng chống HIV/AIDS sửa đổi, bổ sung lập "kỷ lục"

PGS-TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết chiều 16-11, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Theo ông Long, thông thường các luật thường được Quốc hội xem xét, thảo luận trong một kỳ họp. Sau đó, Chính phủ và cơ quan soạn thảo hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, rồi Quốc hội xem xét để thông qua tại kỳ họp sau đó. "Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] lần này được Quốc hội xem xét và thông qua ngay trong một kỳ họp. Đây là "kỷ lục", lần đầu tiên Quốc hội thực hiện xem xét và thông qua trong một kỳ; và là 1 trong 3 luật được 100% đại biểu có mặt đồng ý thông qua"- ông Long chia sẻ. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2021.

Ông Long cho biết tới đây các cấp thẩm quyền sẽ ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của các Bộ, và tổ chức triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS góp phần giảm số người nhiễm mới HIV xuống dưới 1.000 trường hợp, giảm số tử vong do AIDS đạt mức dưới 1 trường hợp /100.000 dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

N.Dung

Video liên quan

Chủ Đề