Vị thế của ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế trong công cuộc xây dựng đất nước

Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai là một sự kiện quốc tế chưa từng có tiền lệ được tổ chức tại Việt Nam, sự kiện có tầm vóc và quy mô thế giới, là tâm điểm của truyền thông trên khắp toàn cầu. Việc trở thành địa điểm tổ chức cuộc họp thượng đỉnh lần này chứng tỏ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam sự tin tưởng, là đối tác ngoại giao đáng được tôn trọng và là một ngôi sao đang lên ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Việc chọn Hà Nội là địa điểm tổ chức đã cho thấy cả Hoa Kỳ và Triều Tiên đều đánh giá Việt Nam là đối tác tin cậy và tin tưởng sẽ tạo ra môi trường an toàn, công bằng, thân thiện cho cuộc đối thoại giữa hai bên.

Đồng thời, nhìn vào những thành quả của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, xây dựng và phát triển cũng không thể phủ nhận vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng.

  • Bà Amy Searight, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS:

Thành công to lớn của Việt Nam Việt Nam ngày càng được công nhận trên trường quốc tế. Việt Nam có nền kinh tế phát triển, có lực lượng lao động hiệu quả, có dòng vốn đầu tư lớn vì lực lượng nhân công có trình độ chuyên môn cao. Việt Nam có những chính sách kinh tế tốt bên cạnh đó còn là nền kinh tế năng động nhất trong khu vực và có tiềm năng rất lớn.

Tầm vóc, vị thế và uy tín trong nước được nâng lên một tầm cao mới. Cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Nhìn nhận về thành công trong công cuộc đổi mới tại Việt Nam, nhiều nhà phân tích có chung quan điểm: Vị thế trên trường quốc tế ngày càng cao và Việt Nam đang tạo ra những thế mạnh mới để một lần nữa cất cánh.

  • Ông Hunter Marston, Nguyên trợ lý nghiên cứu cấp cao viện Brookings:

Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng cân bằng hiệu quả quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam hiện có quan hệ hữu hảo với cả cường quốc này. Việt Nam cũng có quan hệ tốt với các cường quốc khác trong khu vực, từ Australia đến Ấn Độ và Nhật Bản. Do đó, tôi cho rằng Việt Nam là hình mẫu tích cực đối với các quốc gia nhỏ hơn tại Đông Nam Á về cách thức ứng phó với sự cạnh tranh với các siêu cường và giải quyết các vấn đề khu vực.

Với việc tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Việt Nam đã trở thành một phần trong tiến trình hòa bình, trở thành nhân tố kiến tạo, điều phối và xây dựng cấu trúc hòa bình ở châu Á bên cạnh đó hội nghị lần này cũng sẽ thúc đẩy hình ảnh Việt Nam như một quốc gia lãnh đạo, một trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

  • Ông Richard Cronin, Cố vấn phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Stimson:

Hội nghị thượng đỉnh lần này cho thấy khả năng của Việt Nam, không chỉ quảng bá hình ảnh của đất nước và thủ đô Hà Nội, mà còn làm nổi bật tầm ảnh hưởng đối với khu vực. Việt Nam sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2020, và đang nỗ lực trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tất cả những yếu tố này sẽ nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam đã để lại dấu ấn với bạn bè quốc tế bởi khát vọng hòa bình mãnh liệt cho dân tộc mình. Giờ đây, thế giới lại được chứng kiến Việt Nam trở thành mảnh đất ươm mầm cho hòa bình. Điều này đã tạo dựng lòng tin vững chắc của bạn bè trên khắp 5 châu vào chính sách đối ngoại của Việt Nam, nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế./.

Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN. [Ảnh: TTXVN]

Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI [tháng 12/1986]. Từ đó đến nay, sau hơn 35 năm Đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn với thế và lực ngày càng mạnh hơn bao giờ hết. Bạn bè quốc tế hết sức ấn tượng với những thành tựu của Việt Nam, đặc biệt là những thành tựu về đối ngoại trong 35 năm Đổi mới.

Vững bước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa dưới ánh sáng của Đảng

Ông Hàn Phương Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân [Chính hiệp] toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch Học hội nghiên cứu Chahar, nhấn mạnh trong 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam luôn kiên trì đi theo con đường phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng riêng của Việt Nam, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 7%, đến năm 2020 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN.

Việt Nam đã viết nên một “câu chuyện mùa Xuân” của mình: từ tổng sản phẩm quốc nội [GDP] bình quân đầu người chưa đến 100 USD trong giai đoạn mới thực hiện cải cách, hiện nay đã tăng lên tới khoảng 3.500 USD/người, mức sống của người dân Việt Nam được cải thiện rõ rệt, công bằng xã hội được mọi người dân ghi nhận.

Chia sẻ góc nhìn này, ông Denis Rondepierre, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Pháp, đánh giá những tiến bộ đạt được trong 35 năm Đổi mới của Việt Nam đã cho thấy sự lựa chọn đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội gắn với thực tế đất nước là cách tiếp cận đúng đắn.

Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình giảm từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 3% vào năm 2020. Từ một nước thiếu lương thực triền miên, Việt Nam giờ đây không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn là nước xuất khẩu gạo và nông sản. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Tiến sỹ kinh tế học Ruvislei González Sáez, Trưởng Bộ phận châu Á của Trung tâm Nghiên cứu chính trị quốc tế của Cuba [CIPI], Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam, cho rằng sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã giải quyết được vấn đề an ninh lương thực, vốn được nhiều nước nhìn nhận như một vấn đề thuộc an ninh quốc gia.

Trong khi đó, nhà báo Ngụy Vi, Trưởng ban Việt ngữ của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc [CRI], cho rằng những thành tựu Đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế.

Theo ông, điều này không những đã được chứng minh tại Việt Nam, mà còn trải qua thực tiễn cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Những thành tựu về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước, đặc biệt những thành tựu được thế giới công nhận trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đã thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Giáo sư, Tiến sỹ Günter Giesenfeld, nhà khoa học truyền thông và đạo diễn phim người Đức, nhận định công cuộc Đổi mới của Việt Nam là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử sau chiến tranh ở Việt Nam. Ông nêu rõ trong khi thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã từng bước nhận thức một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. [Ảnh: TTXVN]

Ông Kenny Coyle, Ủy viên Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Anh, nhấn mạnh những thành tựu của Việt Nam trong việc nâng cao đời sống của người dân là rất ấn tượng. Ông đã đến Việt Nam ít nhất 6 lần trong khoảng thời gian từ năm 2000-2019 và tận mắt chứng kiến quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước.

Ông khẳng định vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đưa một đất nước nhỏ bé bị thực dân, đế quốc áp bức, bị tàn phá trong chiến tranh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bước vào một thời kỳ ổn định và thịnh vượng.

[Tổng Bí thư: Quyết tâm phát triển nền đối ngoại và ngoại giao hiện đại]

Về phần mình, Tổng Bí thư Đảng Lao động Mexico [PT], ông Alberto Ayana Gutiérrez nhận định với công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã có những bước đi đầy khí thế tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, những thành tựu to lớn về nông nghiệp, sự phát triển về cơ sở hạ tầng, những mục tiêu lớn đạt được trong các chính sách xã hội... đã chứng tỏ sự đúng đắn trong chủ trương phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu Grigory Trofimchuk cho rằng tiến hành Đổi mới là quyết định mang tính lịch sử để phát triển đất nước và đưa nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn. Chuyên gia Nga cho rằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là tấm lá chắn đối với Việt Nam, nhờ đó đất nước và nhân dân Việt Nam có được bức tranh kinh tế-xã hội tươi sáng như vậy. Chủ nghĩa xã hội dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra con đường đúng đắn cho Việt Nam.

Không ngừng củng cố vị thế trên trường quốc tế

Ông Veeramalla Anjaiah - nhà báo cao cấp của tờ Jakarta Post đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á [CSEAS] của Indonesia - đã đánh giá rất cao những thành tựu về đối ngoại của Việt Nam sau 35 năm Đổi mới.

Theo ông, công cuộc Đổi mới được thông qua tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang lại cho Việt Nam một chính sách đối ngoại thiết thực, linh hoạt và mềm dẻo.

Tiến hành Đổi mới là quyết định mang tính lịch sử để phát triển đất nước và đưa nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn. [Ảnh: TTXVN]

Việt Nam đã khôi phục quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1991 và bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995, gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] năm 1995, tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương [APEC] năm 1998, Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] năm 2007 và hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam đang hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do, qua đó mang lại thịnh vượng cho đất nước.

Cũng theo nhà báo cao cấp của tờ Jakarta Post, Việt Nam đang nỗ lực để trở thành bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Từ một nước bị cô lập, hiện Việt Nam đang có quan hệ ngoại giao với 189 trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện.

Năm 2019, Việt Nam đã được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu hết sức ấn tượng 192/193 phiếu. Ông Anjaiah cho rằng đây là thành công lớn của ngành ngoại giao và đối ngoại Việt Nam.

Cùng quan điểm này, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt [AAFV], ông Jean-Pierre Archambault, Việt Nam đã nỗ lực hội nhập toàn diện vào cộng đồng quốc tế mà bằng chứng hùng hồn nhất của thành công này là kết quả bỏ phiếu bầu ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nói trên. Kết quả này đã minh chứng cho vị thế quốc tế mới của Việt Nam và niềm tin của cộng đồng quốc tế vào chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Giáo sư G. Jayachandra Reddy, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Thái Bình Dương thuộc Đại học Sri Venkateswara ở bang Andhra Pradesh [Ấn Độ], khẳng định công cuộc Đổi mới của Việt Nam được dư luận quan tâm sát sao và đó là diễn biến chính trị then chốt trong lịch sử của đất nước Việt Nam độc lập.

Trước Đổi mới năm 1986, Việt Nam từng bị coi là quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, nhưng nhận thức của thế giới về Việt Nam giờ đây đã hoàn toàn thay đổi. Hiện Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong ASEAN, là một trong những nước ASEAN ghi nhận mức tăng trưởng GDP cao và được dự báo sẽ trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất khu vực trong vài thập niên tới.

Ngoài ra, Việt Nam còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt khi đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN và ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Faisal Ahmed của Khoa Kinh tế quốc tế Trường Quản trị FORE ở New Delhi [Ấn Độ], cho rằng Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới, góp phần nâng cao vị thế thương mại quốc tế của Việt Nam, tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu và giúp Việt Nam cải thiện vai trò trong quản trị kinh tế thế giới.

Giáo sư, Tiến sỹ Pierre Journoud, giảng viên chuyên ngành lịch sử đương đại thuộc Đại học Paul-Valéry Montpellier 3 [Pháp] đánh giá cao chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng như chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Sau 35 năm Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. [Ảnh: TTXVN]

Ông nêu rõ mạnh Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, đặc biệt trong ASEAN cũng như trên trường quốc tế. Các cam kết của Việt Nam tại Liên hợp quốc hoặc các hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi đang làm phong phú thêm kinh nghiệm và củng cố uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chuyên gia Pháp đánh giá: "Việt Nam đang trên đường trở thành cường quốc khu vực."

Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đúng như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”./.

Phương Hồ [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề