Viết đoạn văn 7 đến 10 câu nêu cảm nhân của em về nhân vật mụ vợ trong truyện

Ông lão đánh cá và con cá vàng  là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Người đọc dành tình cảm yêu mến, cảm thông với ông lão và vô cùng bất bình, căm giận bởi sự tham lam và bội bạc của mụ vợ. Trước hết, mụ là con người hết sức tham lam. Ông lão là ân nhân của con cá vàng tuy nhiên ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào, điều đó xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, vị tha của ông. Tuy nhiên, mụ vợ đã quát mắng lão và có những đòi hỏi về vật chất, danh vọng với con cá vàng. Từ những đồ dùng vật chất như chiếc máng lợn mới đến ngôi nhà rộng, rồi mụ muốn trở thành nữ hoàng và Long Vương ngự trên mặt biển để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Lòng tham của mụ ngày càng tăng lên, đó là những đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn. Biển xanh từ nổi sóng đến nổi sóng dữ dội, mù mịt, ầm ầm như thể hiện thái độ căm phẫn với sự tham lam vô độ của mụ. Không những vậy, mụ vợ còn là người hết sức bội bạc. Cá vàng là “ân nhân” đã cho mụ một cuộc sống sung túc, đầy đủ nhưng mụ vẫn muốn cá phải hầu hạ, làm theo những ham muốn của mình. Còn ông lão, người chồng đã gắn bó từ những ngày nghèo khó nhưng mụ cũng đối xử không ra gì: mắng mỏ, quát nạt bắt lão quét dọn chuồng ngựa, tát lão và khi trở thành nữ hoàng đã đuổi ông lão đi. Vì lòng tham đã khiến mụ mù quáng, đánh mất lương tri, quên đi hết tình nghĩa vợ chồng. Kết cục, vì sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ đã tự để mất đi những cơ hội, những của cải mà cá vàng ban tặng. Mụ trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ, đó như hình phạt đích đáng dành cho con người xấu xa. Truyện là bài học sâu sắc, khuyên răn con người đừng vì những ước mơ ngông cồng về danh vọng, tiền tài mà đánh mất chính mình và mất đi cả những người yêu thương.

...Xem thêm

Ông lão đánh cá và con cá vàng  là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Người đọc dành tình cảm yêu mến, cảm thông với ông lão và vô cùng bất bình, căm giận bởi sự tham lam và bội bạc của mụ vợ. Trước hết, mụ là con người hết sức tham lam. Ông lão là ân nhân của con cá vàng tuy nhiên ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào, điều đó xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, vị tha của ông. Tuy nhiên, mụ vợ đã quát mắng lão và có những đòi hỏi về vật chất, danh vọng với con cá vàng. Từ những đồ dùng vật chất như chiếc máng lợn mới đến ngôi nhà rộng, rồi mụ muốn trở thành nữ hoàng và Long Vương ngự trên mặt biển để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Lòng tham của mụ ngày càng tăng lên, đó là những đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn. Biển xanh từ nổi sóng đến nổi sóng dữ dội, mù mịt, ầm ầm như thể hiện thái độ căm phẫn với sự tham lam vô độ của mụ. Không những vậy, mụ vợ còn là người hết sức bội bạc. Cá vàng là “ân nhân” đã cho mụ một cuộc sống sung túc, đầy đủ nhưng mụ vẫn muốn cá phải hầu hạ, làm theo những ham muốn của mình. Còn ông lão, người chồng đã gắn bó từ những ngày nghèo khó nhưng mụ cũng đối xử không ra gì: mắng mỏ, quát nạt bắt lão quét dọn chuồng ngựa, tát lão và khi trở thành nữ hoàng đã đuổi ông lão đi. Vì lòng tham đã khiến mụ mù quáng, đánh mất lương tri, quên đi hết tình nghĩa vợ chồng. Kết cục, vì sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ đã tự để mất đi những cơ hội, những của cải mà cá vàng ban tặng. Mụ trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ, đó như hình phạt đích đáng dành cho con người xấu xa. Truyện là bài học sâu sắc, khuyên răn con người đừng vì những ước mơ ngông cồng về danh vọng, tiền tài mà đánh mất chính mình và mất đi cả những người yêu thương.

...Xem thêm

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Những bài văn hay lớp 6

    Để giúp các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức ngữ văn lớp 6 của mình, chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc một số bài văn: Phân tích mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng từ nhưng bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc và đăng tải tại đây.

    Nếu như đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng thì không thể nhắc đến mụ vợ tham lam của ông lão, mụ muốn tất cả mọi thứ trên đời. Dưới đây là một số bài văn mẫu lớp 6: Phân tích mụ vợ trong Ông lão đánh cá và con cá vàng, mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

    Mụ vợ trong Ông lão đánh cá và con cá vàng - Mẫu 1

    Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pu-skin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.

    Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

    Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là "đồ ngốc". Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu". Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt" chồng. Rồi lần tiếp, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão"; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm "nhất phẩm phu nhân", mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

    Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

    Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

    Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

    Mụ vợ trong Ông lão đánh cá và con cá vàng - Mẫu 2

    Dưới ngòi bút diêu luyện và tinh tế của Pu-skin, cái ác và cái xấu hiện nguyên hình ở nhân vật mụ vợ và được tô đậm ở hai mặt: tham lam và bội bạc.

    Lòng tham là một nét cá tính phố biến ở nhiều người nhưng ở nhân vật mụ vợ ông lão, lòng tham được đẩy tới mức tột cùng.

    Ban đầu, mụ đòi cá vàng trả ơn vợ chồng mụ một cái máng lợn mới, đòi hỏi này rất đơn giản và dễ đồng chấp nhận bởi âu cũng là chuyện bình thường. Tiếp theo mụ đòi một cái nhà đẹp. Tuy đòi hỏi này có tham hơn một chút nhưng vẫn có thế chấp nhận và tha thứ. Vì dù sao chồng mụ cũng là ân nhân của cá vàng, cái nhà của hai vợ chồng mụ lại là một túp lều nát. Nhưng càng ngày sự đòi hỏi của mụ vợ ngày càng quá quắt. Từ chỗ chỉ đòi hỏi những của cải cần thiết phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt bình dị của người dân lao động, mụ đã đòi hỏi một cuộc sống vật chất giàu có, gắn với danh vọng cá nhân: đòi làm nhất phẩm phu nhân - một địa vị sang trọng trong xã hội lúc bấy giờ, một địa vị gắn với bao vinh hoa phú quý. Từ một mụ nông dân quèn, nghèo hèn, không cồng trạng gì, trong phút chốc trở thành thành một bà nhất phẩm phu nhân danh giá, giàu sang, lẽ ra mụ phải biết tự thoả mãn, phải biết dừng đúng lúc. Nhưng lòng tham của con người là không cùng, mụ tiếp tục đòi hỏi. Lần này, mụ không chỉ đòi hỏi của cải và danh vọng, mụ còn đòi hỏi quyền lực: đòi làm nữ hoàng. Đây là địa vị cao nhất trong xã hội mà con người có thể có - Một địa vị gắn liền với vinh hoa phú quý tột đỉnh và những quyền lực lớn lao, dưới một người (trời) và trên muôn người (cả thiên hạ).

    Tưởng như cái ham muốn của một kẻ tham lam đến đâu thì cùng chỉ đến đó là cùng. Nhưng đối với người đàn bà tham lam này, thế vẫn chưa đủ thoả mãn.

    Thế là, lần thứ năm, mụ đòi cá vàng phải cho mụ làm Long Vương đầy quyền uy (một địa vị chỉ có trong tương tượng), ngự ở trên mặt biển, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ. Và như vậy, cái ham muốn của mụ còn tiếp tục. Thật là ngông cuồng hết chỗ nói. Đòi hỏi quá đáng này không thể được chấp nhận. Tham thì thâm, cuối cùng mụ lại trở về với thân phận một mụ nông dân quèn, với cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát.

    Tuy nhiên, nếu chỉ vì lòng tham, chưa hẳn mụ đã bị trừng phạt nặng nề đến thế. Mà cá vàng trừng phạt mụ chủ yếu là do quá phẫn nộ về sự bội bạc của mụ. Sự bội bạc của mụ chính là thái độ vô ơn bạc nghĩa đến vô liêm sỉ của mụ đối với ông lão và cá vàng.

    Trước hết, là thái độ của mụ đối với ông lão đánh cá. Ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân của mụ, người đã giúp mụ có được tất cả của cải, danh vọng, quyền lực. Lẽ ra, với tư cách một người vợ, một người chịu ơn, mụ phải rất hàm ơn và quý trọng chồng, cùng chồng hưởng vinh hoa phú quý. Thế nhưng, thái độ vô ơn của mụ ngày càng trơ tráo và bỉ ổi: Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là đồ ngốc. Lần thứ hai, mụ quát to hơn và gọi chồng là đồ ngu. Lần thứ ba, mụ mắng như tát nước vào mặt: đồ ngu, ngốc sao ngốc thế. Và bắt quét dọn chuồng ngựa. Lần thứ tư, mụ giận dữ, nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão: Mày dám cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Rồi sau khi đã thoả mãn được lòng tham nhờ chồng mà mụ được làm (nữ hoàng), thì mụ lại sai đuổi chồng đi.

    Ông lão đánh cá càng giúp mụ, mụ càng thoả mãn được lòng tham bao nhiêu thì mụ càng cư xử với ông tệ bạc bấy nhiêu. Từ chỗ không tôn trọng chồng đến chỗ không coi ông là chồng, ngược đãi như nô lệ. Thái độ ấy khiến biển xanh cũng phải bất bình và phẫn nộ.

    Không một lời chào hỏi, cảm tạ cá vàng đã đành, cuối cùng mụ còn muốn chính cá vàng cũng phải trở thành đầy tớ, nô lệ của mụ, đế mụ sai khiến và hầu hạ mụ. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua ông lão nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi - một ân nhân đã trở thành chướng ngại vật. Thật là trơ tráo và bỉ ổi hết chỗ nói. Sụ bội bạc của mụ đã đi đến tột cùng, cả người và trời đất không thể dung tha!

    Đế trừng phạt đích đáng lòng tham lam và sự bội bạc của mụ, cá vàng đã đòi lại tất cả; hơn nữa còn bắt mụ phải trả giá thêm. Tuy vẫn trở lại với hiện trạng ban đầu; danh phận nghèo hèn, tài sản vẫn chỉ là cái máng lợn sứt mẻ và cái lều rách nát nhưng với mụ (một nữ hoàng thành một mụ nông dân nghèo khổ) thì không có sự trừng phạt nào nặng nề bằng.

    Sự thất bại của mụ vợ ông lão đánh cá là sự thất bại của cái ác, cái xấu. Đây là sự thất bại tất yếu, hợp với lôgic cố tích và quan niệm sông của nhân dân.

    Nhân vật mụ vợ ông lão là một nhân vật điển hình của truyện cố tích, nhằm thế hiện quan niệm và triết lí sông của nhân dân. Song, Pu-skin muốn mượn hình ảnh này đế phê phán chế độ Nga Hoàng độc ác, tàn bạo, chuyên quyền đã đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Phải chăng, Pu-skin muốn nhân dân Nga nhìn rõ bộ mặt thật của chế độ Nga Hoàng và đứng lên đấu tranh.

    Ý nghĩa của truyện, vì đó mà trở nên sâu sắc hơn.

    Dù mang những ý nghĩa nào đi chăng nữa thì mụ vợ ông lão đánh cá vẫn là một trong những nhân vật cổ tích, để lại nhiều sự căm ghét và khinh bỉ nhất trong lòng người đọc

    Mụ vợ trong Ông lão đánh cá và con cá vàng - Mẫu 3

    Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn nổi tiếng người Nga Pu-skin. Trong tác phẩm này người đọc sẽ không thể nào quên chân dung của người vợ tham lam, bội bạc, đây là một.

    Mụ là vợ của ông lão đánh cá nghèo, hai vợ chồng sống bên bờ biển, lấy việc đánh cá để sinh nhai. Trong một lần tình cờ nghe chồng nói bắt được một con cá vàng và hứa trả ơn cho chồng, mụ đã bắt lão ra biển đòi cá vàng trả ơn. Trái ngược với ông lão mụ vợ là một kẻ tham lam, nhưng lòng tham của mụ dường như không có giới hạn, hết lần này đến lần khác mụ đòi cá trả ơn mình. Ban đầu mụ đòi cá vàng một chiếc máng lợn, vì chiếc máng lợn ở nhà mụ sắp hỏng, yêu cầu này của mụ thiết thực, ta có thể chấp nhận được. Nhưng mụ lại tiếp tục đòi một ngôi nhà đẹp, chúng ta có thể chấp nhận và tha thứ vì cả đời này mụ đã phải sống trong căn nhà siêu vẹo, dột nát, mụ mong có căn nhà khang trang cũng hoàn toàn hợp lý. Đòi hỏi của mụ không dừng lại ở đó, nó ngày một tăng cao và quá quắt hơn. Mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân, gắn với danh vọng và tiền bạc, mụ lại đòi làm hoàng hậu giờ đây không chỉ còn là tiền bạc mà còn là cả quyền lực và cuối cùng mụ muốn làm Long Quân – quyền năng nhất, có thể thống trị cá vàng để buộc cá vàng phải tuân theo mọi yêu cầu của mụ. Yêu cầu cuối cùng của mụ quả đã vượt quá giới hạn cho phép, mụ đã không những không nhận được sự đáp ứng của cá vàng mà mụ còn bị cá vàng trừng trị. Mụ đã mất tất cả nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị để trở về làm mụ nông dân nghèo khổ cạnh túp lều nát và chiếc máng lợn sứt bên bờ biển. Với ông lão, có lẽ trở về cuộc sống trước đây chẳng có gì làm ông đau khổ bởi ông chưa từng một ngày được hưởng vinh hoa phú quý. Còn mụ vợ khi phải quay về với kiếp sống nghèo nàn thì mụ vô cùng đau đớn, bởi mụ đã ở đỉnh cao của quyền lực và danh vọng vậy mà chỉ trong chớp mắt tất cả đã tan biến. Sự trừng phạt của cá vàng với mụ thật đích đáng.

    Mụ không chỉ là kẻ tham lam mà còn là một kẻ độc ác, bội bạc. Trước hết là với người chồng của mình, kể từ lúc được hưởng vinh hoa phú quý chưa một lần mụ để chồng mình được sống thoải mái, hạnh phúc. Ngược lại, ông lão trở thành tôi tớ để mụ sai khiến, hành hạ. Mụ phụ tình nghĩa với chồng, sẵn sàng quát mắng (đồ ngu, đồ ngốc) , đuổi đánh chồng (tát vào mặt, đuổi chồng đi). Ông lão càng phục tùng bao nhiêu thì mụ càng trở nên quá đáng, đối xử tệ bạc với ông bấy nhiêu. Ngoài ra, sự tệ bạc của mụ cũng được thể hiện trong mối quan hệ với cá vàng. Mặc dù cá vàng là người luôn giúp đỡ mụ, biến những ước mơ, yêu cầu của mụ thành hiện thực nhưng chưa một lần mụ cảm ơn cá vàng. Hơn thế, mụ còn muốn thống trị cá vàng để dễ bề sai khiến. Mụ quả là một kẻ bội bạc, phụ nghĩa, quên đi công ơn của mọi người đối với mình.

    Để xây dựng lên chân dung mụ vợ tham lam, bội nghĩa, nhà văn Pu-skin đã sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập. Bên cạnh một ông lão hiền lành, tốt bụng là hình ảnh mụ vợ độc ác, tham lam, xây dựng hai nhân vật đối lập trong tích cách, hành động càng làm nổi bật hơn bộ mặt phụ nghĩa của mụ vợ. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách, hành động của nhân vật (đồ ngốc, đồ ngu, mày, tao,…). Kết cấu đầu cuối tương ứng là bài học đắt giá giành cho kẻ tham lam, bội bạc như mụ.

    Mụ vợ - nhân vật điển hình cho những kẻ xấu xa, tham lam. Đồng thời mụ cũng là đại diện cho giai cấp cầm quyền của Nga lúc bấy giờ, độc đoán, chuyên quyền, luôn áp bức nhân dân. Với nhân vật này tác giả thể hiện quan điểm, triết lí sống của mình: tham lam, bội bạc tất yếu sẽ bị trừng phạt đích đáng.

    Cập nhật: 29/06/2019