Việt lại đoạn mở đầu câu chuyện Rùa và thỏ theo cách gián tiếp

Giải bài tập Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện Rùa và thỏ

I. Nhận xét

1. Đọc truyện sau

Rùa và thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.

Rùa đáp :

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn !

Thỏ ngạc nhiên :

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc." Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ.

Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

Theo LA PHÔNG-TEN

2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.

Gợi ý:

Mở bài là đoạn văn mở đầu trong bài văn.

Trả lời:

Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời vào thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.

3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên?

Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.

Gợi ý:

Mở bài này có đi thẳng vào kể sự việc trong câu chuyện như mở bài phía trên không?

Trả lời:

Cách mở bài sau không kể thẳng vào sự việc để bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác sau đó mới dẫn vào câu chuyện định kể. [cách mở bài gián tiếp]

II. Luyện tập

1. Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?

a. Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b. Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì.Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c. Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện như sau:

d. Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu  đuôi thế này:

Gợi ý:

- Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Trả lời:

a. Trực tiếp

b. Gián tiếp

c. Gián tiếp

d. Gián tiếp

2. Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào?

Hai bàn tay

Hôm ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.

Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh có yêu nước không?

Bác Lê trả lời:

- Có chứ.

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có.

- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào, sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi với tôi không?

Bác Lê sửng sốt:

- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây?

Vừa nói, Bác Hồ vừa giơ hai bàn tay ra và tiếp:

- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ?

Theo Trần Dân Tiên

Gợi ý:

- Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Trả lời:

Câu chuyện Hai bàn tay được mở bài theo cách trực tiếp, kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

3. Kể lại phần mở đầu của câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp.

Gợi ý:

- Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Trả lời:

Bác Hồ là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp vĩ đại của Bác khởi nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng yêu nước ấy bắt đầu khi Bác mới là một chàng thanh niên trẻ tuổi. Thế nhưng, Bác rất giàu ý chí và nghị lực. Vì thế Bác đã thực hiện hoài bão cứu nước của mình. Để thấy được ý chí và nghị lực của Bác, chúng ta hãy tìm hiểu qua câu chuyện Hai bàn tay của tác giả Trần Dân Tiên. Chuyện là thế này:

Loigiaihay.com

Bài Làm:

a. Đoạn mở bài trong câu chuyện Rùa và Thỏ là: "Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy".

b. Ở mở bài của câu chuyện Rùa và Thỏ, tác giả dẫn ngay vào trực tiếp của câu chuyện, còn cách mở bài trên không kể ngay vào sự việc, mở đầu câu chuyện thay vì dẫn vào trực tiếp tác giả đã nhắc đến chuyện muôn loài rồi từ từ dẫn vào câu chuyện định kể. 

Một người chính trực

               Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.

               Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.

              Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

            Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:

- Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự, đáp:

- Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên hỏi:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu: 

- Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.

                                  [theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng]

Chính trực: ngay thẳng

Di chiếu: lệnh [viết] của vua truyền lại trước khi mất.

Thái tử: con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.

Thái hậu: mẹ vua

Phò tá: theo bên cạnh để giúp đỡ

Tham tri chính sự: chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.

Gián nghị đại phu: chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.

Tiến cử: giới thiệu người có tài có đức để cấp trên cho lựa chọn.

Ở đời, hễ ai làm việc gì rề rà, chậm chạp thì người ta nhận xét, đánh giá là "chậm nhự Rùa". Vâng! Họ nhà Rùa chúng tôi vốn chậm chạp lắm nên mới có câu thành ngữ như vậy. Rùa tôi không buồn chút nào. Nhưng có một chuyện này, thật trăm phần trăm, đó là chuyện Rùa tôi đã thắng anh Thỏ trong một cuộc đua hồi tháng trước. Thế mới lạ đời chứ! Chuyện xảy ra như thế này...

2. Bằng lời của Thỏ

Họ nhà Thỏ chúng tôi vốn chạy nhanh nổi tiếng chẳng mấy ai qua mặt được. Nếu tổ chức một cuộc thi chạy, các loài vật khác thấy loài Thỏ chúng tôi có mặt ở hội thi, thì dường như các loài vật khác đành phải ngậm bồ hòn mà không dám mơ đoạt chiếc cúp vàng. Ấy vậy mà trong một lần thi chạy với bác Rùa nổi tiếng là lù đù, chậm chạp, Thỏ tôi đã thất bại thảm hại, đành phải cụp mặt, chạy biến vào rừng, xấu hổ đến nỗi không dám nhìn bác ấy nữa. Chuyện xảy ra hồi tháng trước. Sự việc cụ thể như sau...

Video liên quan

Chủ Đề