Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh học

Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh đạt điểm cao đó là cần nắm vững các bước giải và dữ kiện của bài toán để suy luận, loại trừ các phương án gây nhiễu. Ngoài ra khi ôn thi đại học môn sinh ngoài kiến thức bắt buộc phải có bạn cũng nên biết thêm một số kinh nghiệm, mẹo làm bài trắc nghiệm môn sinh để tăng hiệu quả khi làm bài thi.

Bạn đang xem: Cách đánh lụi trắc nghiệm môn sinh


Bài thi trắc nghiệm môn sinh có một phương pháp làm bài phổ biến là phương pháp “xoay vòng”, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm sinh học như sau:

Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi.  Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau.

Để làm bài thi trắc nghiệm môn sinh tốt bạn nên chú ý đến những câu có thông tin mang tính chủ đề, chủ điểm mà bạn được học. Lúc này nên vận dụng khả năng nhận xét thì sẽ có lợi thế hơn, vì những câu hỏi này thường đơn giản, và mang tính đo lường trí nhớ.

Khi làm bài thi trắc nghiệm môn sinh Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau [vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ hay khó].

Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn sinh để đạt điểm cao là tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.

Phần bài tập: Chủ yếu là Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Quy luật di truyền, Di truyền quần thể và bài tập Tích hợp, toán xác suất kết hợp với toán phả hệ và các loại toán khác [là phần khó nhất trong đề thi mấy năm nay].

Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn sinh được điểm cao thí sinh cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không”… Có rất nhiều “bẫy” trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ “sập bẫy”.

Nếu yêu cầu tìm phương án “đúng” và nếu chưa xác định được chắc chắn câu hỏi, thí sinh [TS] nên dùng “phép loại trừ các câu sai” để chọn đáp án [ĐA] chính xác và ngược lại, phải loại trừ các câu “đúng” để tìm một câu “sai” phù hợp với đề.

Xem thêm: Tết Dương Lịch Tiếng Anh Là Gì, Các Thuật Ngữ Có Liên Quan

Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập: thường các thông tin trong đề ra rất dài phải đọc nhanh để chọn lọc ra những dữ kiện cần tính nhanh và chính xác [bấm máy tính vài lần để tránh trục trặc kỹ thuật]. Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn sinh đó là nháp bài nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác. [Ví dụ như công thức toán phân tử, tế bào, di truyền, di truyền quần thể, công thức tính số kiểu gen, số phép lai] nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.

Ví dụ: Noãn cầu bình thường của một hạt kín có 12 nhiễm sắc thể [NST]. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh ở cây này là 28 NST. Bộ nhiễm sắc thể của bộ đó thuộc dạng đột biến nào? A: 2n+1; B: 2n+1+1; C: 2n+2; D: 2n +2+2.

Nếu liên hệ được hiện tượng thụ tinh kép, học sinh sẽ biết noãn cầu chứa n=12 NST để suy ra được 2n =24+4 thì nhận ra được đáp án đúng là D: 2n+2+2.

Để thuận lợi hơn trong quá trình ôn tập trắc nghiệm môn sinh học các bạn có thể lập một sơ đồ hình cây, hình tháp, lập các bảng so sánh những phần kiến thức khác nhau.

Ví dụ: Khi học và ôn tập về bài Đột biến gen, các bạn có thể liệt kê các khái niệm gồm: Đột biến; thể đột biến; các dạng đột biến gen; mất, thêm, thay thế, đảo, vị trí một hay nhiều cặp nucleotit [Nu]; đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể khảm; đột biến trội; đột biến lặn… => Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi AND, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể [NST] => Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở câu lúa, thể đột biến thân lùn ở lúa…

Tìm thêm các ví dụ tương tự: bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người…Các bạn cũng cần thiết lập một hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến:

Sơ đồ đột biến gen –Kinh nghiệm ôn thi trắc nghiệm môn sinh học

Các bạn học sinh cũng cần lưu ý rằng khi ôn luyện và làm bài thi trắc nghiệm môn sinh học không chỉ chọn phương án đúng mà còn phải tập giải thích ngắn gọn tại sao không chọn các phương án còn lại. Điều này sẽ giúp cho các bạn nhớ lâu hơn các kiến thức và những phương án trả lời.

Ví dụ1: Thể đột biến là:

a. Tình trạng cơ thể của cá thể bị biến đổib. Những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biếnc. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thểd. Cơ thể mang đột biến

Ví dụ 2: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền: chuyển đoạn NST [I]; mất cặp nucleotit [II]; tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân [III]; thay cặp nucleotit [IV]; đảo đoạn NST [V]; thêm cặp nucleotit [VI]; mất đoạn NST [VII], dạng đột biến gen là:a.I, III. V, VIIb. II, IV, VIc. II, III, IV, VId. I, V, VII

Nhận xét: Ở vị trí 1 chỉ cần nhớ lại khái niệm thể đột biến là lựa chọn đúng phương án trả lời; ví dụ 2 đọc thì thấy phức tạp, trên thực tế cần hiểu đột biến gen chỉ liên quan tới nucleotit nên ta chọn tổ hợp nào có nucleotit là được [phương án b].

Không chỉ nắm vững lý thuyết các bạn cần biết vận dụng vào các bài tập cụ thể. Các câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học có nội dung tính toán là những bài toán khá đơn giản có thể phân tích hoặc giải nhanh gọn trước khi so sánh để chọn phương án đúng.

Ví dụ: Ở ruồi giấm tính trạng cánh cong là do một đột biến gen trội [Cy] nằm trên NST số hai gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên [Cy Cy+] được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường [Cy+ Cy+]. Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 [Cy Cy+] lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một số phép lai như sau:

-Đực cánh cong :146 con-Đực cánh bình thường: 0 con-Cái cánh cong: 0 conCái cánh bình thường: 143 con

Kết quả trên được giải thích là:

a. Ruồi đực cánh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chếtb. B. GenCy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính Xc. C. Gen Cy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính Yd. Không có giải thích nào ở trên là đúng

Nhận xét: Phương án a là phương án nhiễu, thí sinh chọn phương án này vì nhầm tưởng chiếu xạ làm ruồi đực cạnh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết. Thí sinh chọn phương án b có lưu ý tới chiếu xạm nhưng lầm tưởng ở ruồi giấm NST Y không mang gen. Trường hợp thí sinh chọn phương án d thường là không hiểu bản chất mà còn chọn ngẫu nhiên. Vậy với câu trắc nghiệm trên học sinh cần phải đọc kĩ phần dẫn đề, chú ý tới các dữ liệu “gen trội [Cy] nằm trên NST số 2”…để chọn phương án đúng là c.

Tóm lại, Học sinh cần biết và hiểu được những kiến thức lý thuyết căn bản của môn học. Biết hệ thống các khái niệm, quá trình, qui luật sinh học. Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải biết và hiểu được những ứng dụng của các dạng bài tập hay lý thuyết vào ứng dụng cuộc sống. Đó chính là những bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn sinh cực kỳ hiệu quả.

Chúc các bạn thi tốt.

Mẹo đạt điểm cao môn Sinh học thi THPT Quốc gia 2021 giúp các em tham khảo, tiết kiệm thời gian làm bài thi để đạt điểm số cao với môn Sinh học trong kỳ thi THPT Quốc gia 2021 sắp tới.

Môn Sinh học các em vừa phải nhớ lý thuyết, vừa phải nhớ công thức cùng hệ thống bài tập tương đối phức tạp. Vì vậy, để đạt điểm cao môn Sinh học các em cần nắm chắc 5 mẹo dưới đây nhé:

Mẹo hay để đạt điểm cao môn Sinh học

Trong đề thi, các câu hỏi với các mức độ khó dễ khác nhau, nên thí sinh phải có sự tính toán để tận dụng hiệu quả thời gian khi làm bài. Thông thường trong đề thi có 4 loại câu hỏi:

  • Câu hỏi nhớ: Là dạng câu hỏi khá dễ, chỉ đòi hỏi nắm kiến thức cơ bản và khi đọc câu hỏi có thể ghi ngay ra câu trả lời. Cần phải tận dụng triệt để để ăn chắc điểm phần này; tuy nhiên cũng cần chú ý vì càng dễ thường càng làm cho thí sinh mất cảnh giác.
  • Dạng câu hỏi suy luận hoặc tính toán: Dạng này khó hơn dạng trên. Mặc dù nắm được bài, làm chủ được công thức nhưng câu trả lời không thể có ngay mà đòi hỏi phải có một thời gian ngắn để suy nghĩ và tính toán trước khi lựa chọn. Với dạng câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải có khả năng tính toán nhanh chóng, chính xác và biết cách suy diễn hợp lí trên nền kiến thức cơ bản. Trong đề thi lượng câu hỏi này cũng thường xuyên gặp, đặc biệt các bài tập.
  • Dạng câu hỏi mơ hồ: Đây là dạng câu hỏi cảm thấy phân vân nửa như đã học, nửa như chưa học. Thực tế, câu hỏi này không phải khó đối với học sinh vì có thể kiến thức không được củng cố hoặc vì một lí do nào đó mà học sinh cảm giác không chắc chắn khi đi tìm câu trả lời. Với những câu hỏi này học sinh nên sử dụng phương pháp loại suy.
  • Dạng câu hỏi không trả lời được: Là câu hỏi vượt mọi khả năng, cố gắng của học sinh, mọi phương pháp suy luận đều vô ích. Đây là dạng câu mà trả lời một cách may rủi.

2. Quy trình 4 bước làm bài

Sau khi phân loại các câu hỏi như trên, học sinh bắt đầu làm bài thi với quy trình 4 vòng như sau:

  • Bước 1: Đọc đề một lượt, những câu có thể trả lời ngay, tô liền vào phiếu trả lời, khi gặp câu hỏi lúng túng không thể trả lời được ngay mà cần phải có thời gian suy luận hoặc tính toán hãy đánh dấu câu đó trên tập câu hỏi, chuyển ngay sang câu khác và cứ như thế cho đến câu cuối cùng.
  • Bước 2: Quay lại từ đầu để giải quyết câu hỏi mà trong vòng 1 chưa làm. Vòng này sẽ giải quyết câu hỏi trong khả năng của mình, dù có mất một chút thời gian để suy luận hay tính toán. Những câu hỏi mà cảm giác khó quá hay hoàn toàn xa lạ thì chuyển ngay sang vòng sau.
  • Bước 3: Với câu hỏi quá khó, áp dụng kỹ thuật loại suy để chọn may rủi 1 trong 4 đáp án, chỉ có 25% cơ may để trúng. Thông thường, trong 4 đáp án sẽ có 1 đáp án nhìn vào thấy sai ngay nếu để ý kĩ. Lúc này cơ may tăng lên 33%. Cứ như vậy, dùng phương pháp loại suy tiếp theo, cơ hội 50% để có điểm cho câu hỏi này.
  • Bước 4: Còn lại những câu hỏi không thể dùng phương pháp loại suy hay phương pháp khác, lúc này thí sinh chỉ chọn cách may rủi.

Cần lưu ý: Với câu hỏi khẳng định thì đáp án thường nằm ở câu trả lời dài nhất. Với câu phủ định, đáp án thường nằm ở những câu trả lời ngắn nhất. Tuy nhiên, khi đánh các câu trống còn lại nên đánh cùng một đáp án, hoặc A hết hoặc B hết... như vậy xác suất cao hơn rất nhiều khi đánh ngẫu nhiên.

Lưu ý, khi trống đánh hết giờ thì bài thi phải tô đủ đáp án. Lúc này hãy ra soát các thông tin như số báo danh, họ tên, mã đề trước khi nộp bài cho giám thị.

3. Mẹo hay cần nhớ

Việc đầu tiên khi làm bài thi trắc nghiệm, thí sinh cần lưu ý giữ cho phiếu trả lời trắc nghiệm luôn phẳng, không bị rách bị gập các góc, bị quăn mép giấy vì bài làm sẽ được chấm bằng máy.

Sau đó, thí sinh điền các thông tin từ mục số 1 đến mục số 9, luôn nhớ viết bằng bút mực, tô bằng bút chì. Ghi tên của thí sinh bằng chữ in hoa có dấu. Tô số báo danh thật chính xác.

Thí sinh đừng gọt đầu chì quá nhọn: Đầu bút chỉ gọt bằng dao, để có đầu bút dẹt, rộng và phẳng sẽ nhanh chóng bôi đen vòng tròn bằng một vài gạch. Chú ý luôn có 2 bút chì cùng loại đã gọt sẵn. Giữ đầu bút chì thẳng đứng khi bôi đen vòng tròn cũng giúp tô kín ô nhanh hơn.

Hãy sử dụng cả hai tay trong quá trình làm bài: Để phiếu trả lời ở phía tay thuận và câu hỏi ở phía tay còn lại. Để hạn chế việc tìm câu hỏi, tay trái sẽ ghi nhận câu mình đang trả lời, tay phải giữ bút chì ở vị trí tương ứng trên phiếu trả lời; động tác này hạn chế tình trạng trả lời nhầm trên phiếu trả lời.

Ngay sau khi nhận đề, thí sinh lưu ý: Ghi ngay mã đề thi và tô mã đề thi vì nếu quên điều này có thể dẫn đến quên mã đề và toàn bộ bài làm sẽ không được chấm. Làm câu nào tô ngay câu đó tránh tình trạng ghi đáp án ra giấy nháp dẫn đến tô nhầm đáp án của câu này sang câu khác. Thí sinh hãy nhớ, cần trả lời tất cả các câu hỏi, tuyệt đối không để trống đáp án của câu nào.

Với môn Sinh, các câu trắc nghiệm được biên soạn dưới nhiều hình thức: đúng - sai, gợi nhớ, phân tích, so sánh, điền khuyết, ghép cặp, phân tích, suy luận.... Trong đó, các bạn cần lưu ý: Câu "Đúng - Sai".

- Chọn phương án trả lời đúng: Đọc kỹ từng câu hỏi [có thể đọc hai lần] để nắm rõ nội dung câu hỏi. Trong bốn đáp án chỉ có một câu trả lời phù hợp nhất với nội dung câu hỏi nên các bạn phải cẩn thận - loại dần các đáp án vô lý.

- Chọn phương án trả lời sai: [Không đúng, chưa đúng, không phải là, không có trong...]. Với dạng câu hỏi này, các bạn dễ mất điểm do chủ quan. Thường điều gì không biết thì hay cho rằng điều đó là sai, hoặc đọc không kỹ đề, thay vì chọn ý sai lại chọn ý đúng...

5. Câu "Gợi nhớ"

- Đối với các câu gợi nhớ, ghép cặp [ví dụ các bệnh, các tật di truyền, các đặc điểm của từng nhóm người, thời điểm xuất hiện các nhóm loài sinh vật...], để làm tốt các bạn nên làm bảng thống kê, cột phân loại, phân nhóm để khỏi nhầm lẫn, dễ ôn tập.

- Đối với các câu hỏi về một quá trình sinh học [như quá trình đột biến, quá trình tạo giao tử, quá trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, quá trình hình thành loài mới...], để có câu trả lời đúng, các bạn nên vẽ sơ đồ ra giấy nháp theo đúng trình tự các kiến thức bài học rồi so sánh với các câu trả lời để chọn câu đúng. Câu hỏi theo dạng bài tập.

- Đối với những câu vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề hay giải một bài tập gồm nhiều bước, các kiến thức của bài học cần được công thức hóa, sơ đồ hóa [ví dụ chương về cơ sở vật chất di truyền, công thức Hardy & Weinberg...], dùng kết quả tính toán được so sánh với các câu trả lời.

- Các bạn phải nhớ công thức, biết tính toán và suy luận thì mới nhanh chóng tìm được đáp án, rút ngắn thời gian làm bài.

Video liên quan

Chủ Đề