Việt tiểu sử tóm tắt về một nhân vật mà em yêu thích

I. Mục đích và yêu cầu của tiểu sử tóm tắt

1. Mục đích

- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.

- Tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới. Ngoài ra, nắm được tiểu sử của nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.

2. Yêu cầu

Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.

II. Cách viết tiểu sử tóm tắt

1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt

(trang 54 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Đọc văn bản ...

a, Bản tóm tắt đã kể lại những nội dung chính của tiểu sử Lương Thế Vinh về: nhân thân, các hoạt động chính và đóng góp của ông cho đất nước.

b, Tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn:

- Những thông tin đưa ra đảm bảo tính khách quan, chính xác: năm sinh, các mốc thời gian trong cuộc đời, lời trích dẫn ý kiến rất rõ ràng của nhà bác học Lê Quý Đôn.

- Bài viết không rờm rà, những cứ liệu đưa ra rất rõ ràng và có kết cấu nội dung hợp lí đảm bảo cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và căn bản nhất về Lương Thế Vinh.

c, Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, người viết cần sưu tập những tài liệu có liên quan. Các tài liệu này cần chân thực, chính xác, đầy đủ và tiêu biểu.

2. Viết tiểu sử tóm tắt

(trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Đọc lại văn bản ...

- Bài viết gồm những nội dung: Thân thế, phẩm chất con người (trí tuệ, tấm lòng với nhân dân, đất nước...), đánh giá về Lương Thế Vinh.

- Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt:

+ Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu.

+ Mức độ đánh giá khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.

Luyện tập

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c, d.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Giống nhau: đều có thể viết về một nhân vật nào đó.

- Khác nhau:

+ Tiểu sử tóm tắt gồm bốn phần: nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Văn phong cô đọng, rõ ràng.

+ Điếu văn: Ngoài tiểu sử tóm tắt của người đã khuất, còn có thêm phần tiếc thương người đã khuất và chia buồn cùng gia quyến. Phần đánh giá thường dài hơn và kĩ hơn.

+ Sơ yếu lí lịch: có nhiều phần phải kê khai kĩ hơn so với tiểu sử tóm tắt như gia đình, thành phần giai cấp, quan hệ xã hội. Phần đánh giá ở đây là tự đánh giá về ưu điểm và khuyết điểm của người viết lí lịch thường đòi hỏi xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

+ Thuyết minh: Sử dụng tiểu sử tóm tắt như một bộ phận, một tài liệu của bản thân thuyết minh, cách diễn đạt mang sắc thái biểu cảm.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tham khảo tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao:

Nam Cao

(1915 - 1951)

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam).

Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 - 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 - 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.

Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.

Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Việt tiểu sử tóm tắt về một nhân vật mà em yêu thích
Hình minh họa

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Đề bài: Giới thiệu một tác giả văn học mà em yêu thích

Mục lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Bài mẫu Giới thiệu một tác giả văn học mà em yêu thích
 

I. Dàn ý Giới thiệu về một tác giả văn học em yêu thích (Tác giả Tô Hoài)

1. Mở bài:

- Tô Hoài là bút danh quen thuộc đối với nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam và thế giới. Tên thật của nhà văn là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại quê mẹ là làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (cũ); nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Quê cha ở làng Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay cũng thuộc Hà Nội.

- Suốt đời gắn bó máu thịt với Hà Nội nên Tô Hoài có vốn sống phong phú về mảnh đất và con người nơi đây. Đó là nguồn chất liệu không bao giờ vơi cạn giúp nhà văn sáng tác nên những tác phẩm nổi tiếng.

- Trải qua hơn bảy thập niên hoạt động trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, nhà văn Tô Hoài đã có một khối lượng tác phẩm đồ sộ, một số tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tô Hoài đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Thân bài:

* Giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Các tác phẩm chính:+ Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi).

+ Quê người, Cỏ dại, Nhà nghèo... (Truyện ngắn).

Nội dung chính của các tác phẩm trên xoay quanh những kỉ niệm khó quên trong thời thơ ấu nghèo khó, vất vả của tác giả và cuộc sống lam lũ của người dân lao động. Riêng truyện Dế Mèn phiêu lưu kí là bức tranh thiên nhiên sinh động, thú vị được miêu tả qua sự quan sát tinh tường và bằng cảm nhận hồn nhiên của tuổi mới lớn. Nhiều bài học nhân sinh được tác giả gửi gắm trong tác phẩm nổi tiếng này.

* Giai đoạn sáng tác sau Cách mạng:

Nhà văn Tô Hoài bí mật tham gia Hội văn hoá cứu quốc từ năm 1943. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông lên chiến khu Việt Bắc và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực báo chí, văn hoá văn nghệ.

- Các tác phẩm chính:+ Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây... là kết quả thực tế suốt một thời gian dài nhà văn sống với đồng bào các dân tộc vùng cao Việt bắc, Tây Bắc. Nội dung phản ánh cuộc sống cơ cực của đồng bào miền núi dưới ách thống trị tàn bạo của bọn làng đạo, chúa đất, của giặc Pháp xâm lược và con đường đến với cách mạng giải phóng của họ.+ Chuyện cũ Hà Nội, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chiếc áo tế... nói về những sự kiện của lịch sử và hiện thực cuộc sống có liên quan chặt chẽ tới cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả nói riêng và những giai đoạn thăng trầm của đất nước nói chung.

+  Dư luận đánh giá rất cao các sáng tác của Tô Hoài bởi nội dung phong phú và nghệ thuật viết văn đạt tới trình độ bậc thầy. Lối kể chuyện của ông vừa hồn nhiên, hóm hỉnh lại vừa sâu sắc nên rất hấp dẫn người đọc.

3. Kết bài:

- Sự nghiệp văn chương đồ sộ của Tô Hoài ít có tác giả nào sánh kịp. Ông xứng đáng là nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.- Bạn đọc nhiều lứa tuổi vẫn hi vọng được thưởng thức những tác phẩm mới của nhà văn lão thành mà sức sống và sức viết vẫn bền bỉ, dẻo dai đáng khâm phục.

II. Bài văn mẫu Giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích

Năm nay, nhà văn Tô Hoài đã bước vào tuổi 90, vượt xa cái ngưỡng nhân sinh thất thập cổ lai hi và sự nghiệp văn chương của ông cũng đã kéo dài suốt bảy mươi năm. Quả là một hiện tượng hiếm có không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Bút danh Tô Hoài trở nên quá thân quen đối với nhiều thế hệ bạn đọc, trong đó có tôi.

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 17 - 9 - 1920 ở quê ngoại, tức làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ ; nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Còn quê nội của ông ở làng Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Có thể gọi Tô Hoài là nhà văn của Hà Nội, vì ông sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt cuộc đời mình với đất Thủ đô ngàn năm văn vật. Hình ảnh quê ngoại đã in sâu trong tâm khảm nhà văn, cung cấp tư liệu cho ông viết nên rất nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Vốn có năng khiếu văn chương từ nhỏ nên Tô Hoài sáng tác từ khi mới hết tuổi thiếu niên. Nhà nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn, Tô Hoài tự bù lại bằng cách lăn lộn học ở trường đời. Ông làm nhiều việc để kiếm sống như thợ thủ công dệt lụa, dạy học tư, kế toán tiệm buôn...

Vừa đi làm, ông vừa tranh thủ đọc sách báo và tập viết văn. Là một người nặng lòng với quê hương nên ông đã lấy bút danh là Tô Hoài (sông Tô Lịch chảy qua phủ Hoài Đức quê ngoại).

Đến với văn chương từ năm 1939 và Tô Hoài trở nên nổi tiếng sau thiên truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Được giác ngộ cách mạng, ông tích cực tham gia vào phong trào Thanh niên phản đế và đến năm 1943 gia nhập Hội văn hoá cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt Minh và viết báo bí mật. Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, trong hàng ngũ trùng trùng điệp điệp quần chúng vùng lên giành chính quyền từ tay thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng có mặt Tô Hoài.

Năm 1947, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực báo chí. Từ năm 1951, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam và đã giữ các chức vụ Tổng thư kí, phó Tổng thư kí Hội, kiêm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Ông còn là đại biểu Quốc hội nhiều khoá. Tập Truyện Tây Bắc nội dung phản ánh hiện thực cuộc sống cơ cực, tăm tối và quá trình đến với cách mạng của đồng bào miền núi là kết quả chuyến đi ròng rã tám tháng của nhà văn trên khắp các nẻo đường chiến khu, chung sống và gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong tập truyện này, tác phẩm được nhắc đến nhiều và có giá trị nhất là Vợ chồng A Phủ, đã được trao giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945 - 1955.

Kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, chấn động thế giới. Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn. Đảng lãnh đạo nhân dân khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Nhà văn Tô Hoài có điều kiện thuận lợi để tập trung vào sáng tác. Ông đi nhiều, viết nhiều và thành công trong nhiều thể loại : truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, kịch bản phim, phê bình tiểu luận văn học...

Các tác phẩm chính trước cách mạng gồm: Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê người, Cỏ dại, Nhà nghèo. Sau cách mạng gồm: Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Mười năm, Tự truyện, Chuyện cũ Hà Nội... Khoảng hơn chục năm trở lại đây, ông cho ra đời một số tác phẩm được dư luận rất quan tâm như Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chiếc áo tế... Tất cả những gì về lịch sử và hiện thực cuộc sống mà khối óc sáng suốt và trái tim nhạy cảm của nhà văn thu nhận được qua cuộc hành trình dằng dặc xuyên thế kỉ đã được tái hiện qua từng trang viết. Mỗi tác phẩm đều phản ánh những giai đoạn thăng trầm của dân tộc nói chung và của bản thân nhà văn nói riêng. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc, nhà văn Tô Hoài đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Hồi mới học lớp 3, tôi đã say mê đọc cuốn truyện Dế mèn phiêu lưu kí, ngoài bìa vẽ chú Dế Mèn hăng hái trên con đường phiêu lưu mới mẻ và hấp dẫn. Tôi thích thú hoà mình vào thế giới của các sinh vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Biệt tài kể chuyện của Tô Hoài đã thể hiện rất rõ trong cuốn truyện thiếu nhi này và người đọc có thể tìm thấy bóng dáng xã hội loài người qua tác phẩm. Lớn hơn một chút, tôi đọc Đảo hoang, Chuyện nỏ thần... Tôi cũng đã đọc "ké" của mẹ tôi - một giáo viên Văn Trung học phổ thông - khá nhiều tác phẩm của Tô Hoài như: Truyện Tây Bắc, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều... để rồi nhận ra rằng vốn sống của tác giả giống như một mỏ than tầng tầng lớp lớp, có trữ lượng vô cùng lớn, khai thác biết bao giờ cho cạn.

Tôi rất thích lối kể chuyện tự nhiên, dung dị, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả người, tả tâm lí nhân vật... đã đạt đến trình độ bậc thầy của nhà văn Tô Hoài. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới. .

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương đồ sộ của Tô Hoài ít có tác giả nào sánh kịp. Vốn sống phong phú, trình độ hiểu biết sâu rộng, khả năng thiên phú và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, dẻo dai... đã tạo nên một tên tuổi được đông đảo bạn đọc yêu mến và kính trọng. Tôi vẫn mong tiếp tục được đón nhận những tác phẩm mới của nhà văn Tô Hoài - người đã vượt xa cái ngưỡng "thất thập cổ lai hi" mà sức sống và sức viết vẫn bền bỉ, dẻo dai, thật đáng khâm phục!

----------------------HẾT------------------------

Để mở rộng thêm vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng viết văn Thuyết minh, giới thiệu về một tác giả văn học, bên cạnh bài Giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích trên đây, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Thuyết minh về một tác giả văn học, Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí, Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Hơn nữa, Cảm xúc mùa thu là một bài học quan trọng trong, do đó các em cần phải chuẩn bị Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng trước ở nhà.

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có hàng ngàn tác giả văn học mà chúng ta chưa thể biết hết, mỗi người có một phong cách độc đáo khác nhau, vậy các em có thể viết bài văn giới thiệu một tác giả văn học mà em yêu thích để giúp người đọc/ người nghe trau dồi thêm vốn hiểu biết cho bản thân về những nhà thơ, nhà văn có những cá tính độc đáo đó.

Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi? Dàn ý hãy tả một cây hoa mà em thích nhất, mẫu số 1 Tả một đồ chơi mà em yêu thích, mẫu số 3 Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Dàn ý bài giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản Trong lòng mẹ Giới thiệu Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô - một áng thiên cổ hùng văn