Amazon cháy ở đâu

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 1/7, Cơ quan Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil [INPE] cho biết hình ảnh thu thập từ vệ tinh đã ghi nhận 2.308 vụ hỏa hoạn ở rừng nhiệt đới Amazon trong tháng 6, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020 và là mức cao nhất theo tháng kể từ năm 2007.

Các tổ chức môi trường tại Brazil lên tiếng cảnh báo số vụ hỏa hoạn tại Amazon có thể tăng cao hơn nữa trong những tháng tới, đặc biệt là vào tháng 8 và tháng 9, đỉnh điểm của mùa khô tại quốc gia Nam Mỹ này.

Để ngăn chặn nguy cơ, Chính phủ Brazil ngày 29/6 đã công bố một sắc lệnh cấm sử dụng lửa cho mục đích nông nghiệp trong vòng 120 ngày trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, quân đội cũng được yêu cầu tiếp tục triển khai nhiệm vụ chống phá rừng và cháy rừng ở khu vực rừng rậm lớn nhất hành tinh này.

[Amazon mất 2,3 triệu hécta rừng nguyên sinh trong năm 2020]

Đây là lần thứ 3 trong 2 năm qua, quân đội Brazil tham gia các hoạt động chống cháy rừng và khai thác gỗ trái phép ở Amazon.

Áp lực đặt ra đối với Chính phủ Brazil là rất lớn vì nước này chiếm tới 60% diện tích rừng rậm Amazon và phần lớn các vụ cháy rừng xảy ra do người dân đốt rừng lấy đất làm nương và chăn nuôi gia súc.

Tổ chức Hòa bình Xanh [Greenpeace] mới đây lên tiếng cảnh báo về mối liên hệ giữa tình trạng cháy rừng và nạn phá rừng Amazon tại Brazil với biến đổi khí hậu.

Tổ chức phi chính phủ này nhấn mạnh việc đốt rừng và các thảm thực vật bản địa khác là nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu ở quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này.

Báo cáo mới đây từ Viện Nghiên cứu Môi trường Amazon [IPAM] và Quỹ Khí hậu Woodwell cho thấy diện tích rừng rộng 5.000 km2 ở Amazon, tương đương với 500.000 sân bóng đá và gấp 4 lần diện tích thành phố Sao Paulo, có nguy cơ bị thiêu rụi trong mùa khô năm nay./.

Ngọc Tùng [TTXVN/Vietnam+]

Một vụ cháy rừng ở Amazon

Theo Reuters, sau đây là những nguyên nhân khiến vụ cháy rừng này thực sự là thảm họa đối với Brazil và toàn thế giới:

Tầm quan trọng của rừng Amazon

Rừng Amazon - với 60% diện tích nằm trong lãnh thổ Brazil - là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nơi đây được coi là một điểm nóng đa dạng sinh học với nhiều loài động, thực vật độc đáo.

Khu rừng rậm này hấp thụ một lượng lớn khí CO2 của thế giới - loại khí nhà kính được cho là yếu tố lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Bởi vậy, các nhà khoa học cho rằng việc bảo tồn rừng Amazon là rất quan trọng để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Cháy lớn đến mức nào?

Theo Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Brazil [INPE], số vụ cháy rừng trên khắp Brazil đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2013 và tăng 84% trong năm nay tính đến ngày 23/8. Trong năm 2019 đã có 78.383 vụ cháy rừng, một nửa trong số đó xảy ra trong tháng 8.

8/9 tiểu bang có rừng Amazon chứng kiến sự gia tăng các vụ cháy, trong đó bang lớn nhất có mức tăng 146%. Cư dân tại các bang Rondonia và Amazons cho biết họ chưa từng thấy vụ cháy nào tồi tệ hơn từ trước đến nay, với những đám mây khói che phủ toàn khu vực.

Nguyên nhân gây cháy?

Hỏa hoạn ở Amazon thường bắt nguồn từ việc đốt đất rừng để giải phóng mặt bằng. Sau khi khai thác gỗ, các nhà đầu cơ sẽ đốt các thảm thực vật còn sót lại để bán đất cho nông dân và chủ trang trại. Rừng Amazon cũng đã bước vào mùa khô được vài tháng - thời điểm những đám cháy dễ dàng mất kiểm soát.

Ngoài ra, phá rừng tại Amazon cũng đã tăng 67% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm 2019 và tăng gấp 3 lần chỉ trong tháng 7. Các nhà môi trường học cho rằng những kẻ phá rừng chính là thủ phạm gây cháy rừng.

Phản ứng của Chính phủ Brazil

Tổng thống Bolsonaro nói rằng nước này không có đủ nguồn lực để dập tắt những đám cháy lớn ở Amazon, nhưng cũng cảnh báo các nước khác không nên can thiệp.

Chính phủ nước này đã huy động quân đội để dập lửa nhưng vẫn chưa rõ hiệu quả của việc triển khai này như thế nào.

Lãnh đạo các nước nói gì?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi các vụ cháy rừng là trường hợp khẩn cấp quốc tế và chỉ trích Chính phủ Brazil đã không làm gì để bảo vệ khu rừng này.

Thậm chí, trong một tuyên bố, Văn phòng Tổng thống Pháp còn cho biết sẽ phản đối việc ký thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và khối thương mại Nam Mỹ Mercosur vì ông Bolsonaro đã nói dối về những quan ngại môi trường tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 6 vừa qua.

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết họ lo ngại về việc rừng Amazon bị phá hủy nhưng cũng khẳng định việc ngăn thỏa thuận thương mại không phải là điều đúng đắn.

Hôm 25/8, Tổng thống Pháp cho biết các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhât Bản, Đức, Pháp, Italy, Anh và Canada đang hoàn tất một thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh hằng năm về mặt kỹ thuật và tài chính để giúp đỡ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy, trong đó có Brazil.

Phản ứng của người dân

Người dân Brazil đã xuống đường phản đối chính phủ vì đã không có những hành động để ngăn chặn các vụ cháy rừng, khiến các con đường ở Brazilia và Sao Paulo bị tê liệt. Biểu tình cũng được tổ chức bên ngoài các đại sứ quán Brazil ở Paris và London.

Ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học lo ngại rằng nếu rừng Amazon tiếp tục bị phá hủy thì sẽ có thể dẫn tới điểm bùng phát [tipping point], tức là khu vực này sẽ đi vào chu kỳ tự chết của rừng khi nó chuyển từ rừng nhiệt đới sang thảo nguyên.

Nhà khoa học khí hậu Brazil Carlos Nobre cho rằng 15-17% diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy. Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng điểm bùng phát sẽ xảy ra khi rừng bị phá hủy 40%. Tuy nhiên, con số này đã thay đổi do sự nóng lên toàn cầu ở Amazon và số vụ cháy ngày càng tăng. Hiện ông Nobre cho rằng điểm bùng phát sẽ xảy ra ở 20-25%.

Nếu điểm bùng phát bị kích hoạt thì trong khoảng thời gian từ 30 đến 50 năm, sẽ có 200 tỷ tấn CO2 được thải vào khí quyển, khiến cho thế giới khó giữ được mức tăng nhiệt độ dưới 1,5-2 độ C - một mục tiêu để tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Vũ Phong


[HNMO] - Từ năm 2019 đến nay, rừng nhiệt đới Amazon đang oằn mình trước sự tàn phá của hàng loạt đám cháy với đủ quy mô. Tình trạng này nếu tiếp diễn sẽ tác động nghiêm trọng đến lá phổi xanh của Trái đất, đe dọa hệ sinh thái trù phú và gây ra những hệ lụy khó lường đối với môi trường.

Những đám cháy tại rừng Amazon ở Brazil vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại trong giai đoạn đầu tháng 8-2020. Chính phủ quốc gia này dự báo nạn cháy rừng sẽ nghiêm trọng hơn so với cùng thời điểm một năm trước, làm dấy lên những lo ngại về mức độ tàn phá nặng nề tại rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vốn được đánh giá là “bức tường thành” quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh: AP

Báo cáo của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil [INPE] cho thấy, 5.860 đám cháy rừng Amazon đã xảy ra chỉ trong 6 ngày đầu tiên của tháng 8, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Reuters

Các dữ liệu thống kê thay đổi tùy từng thời điểm nhưng đều cho thấy tình trạng cháy rừng đang có xu hướng gia tăng khiến Amazon lần đầu tiên đối mặt với giai đoạn tồi tệ nhất vào tháng 8 trong 9 năm trở lại đây. Ảnh: AP

Việc Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho phép các hoạt động khai thác mỏ và nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực được cho là một trong những nguyên nhân khiến nạn cháy rừng Amazon ngày càng trở nên trầm trọng. Thực tế, các đám cháy tự nhiên rất hiếm khi xảy ra tại một khu rừng nhiệt đới trù phú như Amazon. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học lo ngại, Amazon đang nhanh chóng tiến đến điểm không thể quay lại và sau đó sẽ mất đi chức năng vốn có. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, nạn cháy rừng Amazon còn đe dọa trực tiếp đến đời sống của nhiều loại động vật quý hiếm. Trong ảnh: Một thành viên đội cứu hỏa của Viện Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên tái tạo Brazil [IBAMA] giữ một con gấu kiến ​​đã chết trong khi cố gắng kiểm soát các đám cháy gần bang Amazonas vào ngày 11-8. Ảnh: Reuters

Trước thực trạng nghiêm trọng và những nguy cơ hiển hiện, khu rừng nhiệt đới với hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, nơi sinh sống của 33 triệu người cùng hàng nghìn loại sinh vật và động vật quý hiếm, đang đối diện nguy cơ biến mất trong tương lai không xa. Ảnh: Reuters

Hàng ngàn đám cháy đang tàn phá rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil - các vụ cháy dữ dội nhất trong gần một thập kỷ.

Các bang miền bắc Roraima, Acre, Rondônia và Amazonas cũng như Mato Grosso do Sul đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, nhiều hình ảnh các đám cháy - bao gồm một số được chia sẻ dưới hashtag #PrayforAmazonas - bị phát hiện là được chụp từ hàng thập kỷ trước hoặc thậm chí không phải ở Brazil.

Vậy, những gì thực sự đang xảy ra và các đám cháy tồi tệ tới mức nào?

Viện nghiên cứu không gian quốc gia [Inpe] cho biết dữ liệu vệ tinh của họ cho thấy mức tăng 85% so với cùng kỳ năm 2018.

Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm - con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.

Cháy rừng thường xảy ra ở Amazon trong mùa khô, kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười. Chúng có thể bùng phát do các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, hay bởi nông dân và tiều phu dọn đất để trồng trọt hoặc chăn thả.

Bí mật trong rừng già Colombia

Dù lượng CO2 giảm, 'Trái đất nóng lên' vẫn đe dọa

Các nhà hoạt động nói rằng những lời hoa mỹ chống lại môi trường của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã khuyến khích các hoạt động phát quang cây như vậy.

Đáp lại, ông Bolsonaro, một người hoài nghi về biến đổi khí hậu, đã cáo buộc các tổ chức phi chính phủ nói về các vụ cháy rừng để làm hỏng hình ảnh của chính phủ.

Sau đó, ông nói rằng chính phủ thiếu các nguồn lực để dập lửa.

Hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở phía bắc.

Roraima, Acre, Rondônia và Amazonas đều chứng kiến số vụ hỏa hoạn gia tăng đáng kể khi so sánh với mức trung bình trong bốn năm qua [2015-2018].18].

Roraima đã tăng 141%, Acre 138%, Rondônia 115% và Amazonas 81%. Mato Grosso do Sul, xa hơn về phía nam, đã tăng 114%.

Amazonas, tiểu bang lớn nhất ở Brazil, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Khói từ đám cháy đã lan khắp khu vực Amazon và xa hơn nữa.

Nguồn hình ảnh, Planet Labs Inc

Chụp lại hình ảnh,

Cháy rừng ở Pará, Brazil

Các vụ hỏa hoạn đã giải phóng một lượng lớn carbon dioxide, tương đương với 228 megaton trong năm nay, theo Cams, mức cao nhất kể từ năm 2010.

Chúng cũng đang thải ra carbon monoxide - một loại khí được giải phóng khi gỗ bị đốt cháy và không được tiếp cận nhiều với oxy.

Các bản đồ từ Cams cho thấy carbon monoxide - rất độc hại - được di chuyển xa hơn ra ngoài bờ biển Nam Mỹ.

Lưu vực sông Amazon - nơi sinh sống của khoảng ba triệu loài thực vật và động vật, và một triệu người bản địa - rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự nóng lên toàn cầu, với những khu rừng hấp thụ hàng triệu tấn khí thải carbon mỗi năm.

Nhưng khi cây bị chặt hoặc đốt, lượng carbon mà khu rừng lẽ ra sẽ hấp thụ được thải vào khí quyển.

Một số quốc gia khác trong lưu vực sông Amazon - một khu vực trải rộng 7.4triệu km vuông - cũng chứng kiến một số lượng lớn các vụ cháy trong năm nay.

Venezuela đứng thứ hai, với hơn 26.000 vụ hỏa hoạn, kế đó là Bolivia, với hơn 17.000.

Chính phủ Bolivian đã thuê một máy bay chữa cháy để giúp dập tắt các đám cháy ở phía đông đất nước. Cho đến nay , các đám cháy đã lan rộng trên khoảng 6 km vuông rừng và đồng cỏ.

Các nhân viên ứng phó tình trạng khẩn cấp cũng đã được điều đến khu vực và các khu bảo tồn đang được thiết lập giúp cho động vật tránh khỏi ngọn lửa.

Bài viết của Mike Hills, Lucy Rodgers và Nassos Stylianou

Video liên quan

Chủ Đề