Anh/chị có đồng tình với ý kiến nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa không Vì sao

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG LÊ KHA – TÂY NINH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: [8 điểm]

“Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh”

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2: [12 điểm]

Số phận con người là mối quan tâm hàng đầu của những người cầm bút ở mọi thời đại, mọi nền văn học.

Anh/ chị hãy giải thích và làm sáng tỏ vấn đề trên qua những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Du.

……………… HẾT …………….

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG LÊ KHA – TÂY NINH
ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT
KÌ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: [8 điểm]

1. Yêu cầu về kỹ năng:

Thí sinh xác định đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề đạo lý tư tưởng, với các thao tác nghị luận chính: giải thích, kết hợp với các thao tác chứng minh và bình luận. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng hợp lý, luận điểm mới mẻ sâu sắc, diễn đạt tốt có sức thuyết phục.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:[0.5 điểm]

2. Giải thích: [4 điểm]

– Nhân nhịn là gì?

+ Nhẫn nhịn là một thái độ sống- cách hành xử của con người biết dằn lòng xuống, tạm thời chấp nhận thực tế [không mấy tốt đẹp]- đang chống lại bản thân vì mục đích xa, lâu dài và tốt đẹp hơn đối với bản thân và mọi người.
Nhẫn nhịn khác với nhẫn nhục, nhẫn nhục là chấp nhận đầu hàng hoàn cảnh nhưng không nhằm đạt mục đích nào.

– Tại sao nói nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh:

+ Nhẫn nhịn là sự ý thức sâu sắc về bản thân và ngoại cảnh là sự hiểu mình, hiểu hoàn cảnh, hiểu tình thế, biết làm chủ mình.

+ Nhẫn nhịn không phải là phẩm chất tự thân [Sinh ra đã biết nhẫn nhịn] đây là phẩm chất được hình thành qua sự tôi luyện trong thực tế phức tạp, vì thế giúp cho con người trở nên mạnh mẽ. Sức mạnh luôn tiềm ẩn ở những con người có phẩm chất nhẫn nhịn.

+ Người nhẫn nhịn là người biết tự kiềm chế, có khả năng duy trì, bảo vệ các mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người kính nể.

3. Bàn luận [2.5 điểm]

– Để tạo nên sức mạnh chân chính, mỗi người trong cuộc sống phải biết nhẫn nhịn. Bởi con người sinh ra có số phận khác nhau: kẻ yếu người mạnh, kẻ lành lặn người tật nguyền, kẻ sống trong nhung lụa người nghèo hèn…Con người phải nhận thức đầy đủ thực tế ấy để phấn đấu, để thay đổi số phận.

– Nhẫn nhịn vì thế mà trái ngược với kẻ nông nổi. Nông nổi là không biết kiềm chế, thiển cận, dễ làm đổ vỡ các mối quan hệ và thường thất bại trong cuộc sống.

– Vấn đề trên không chỉ có ý nghĩa đối với từng cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả một quốc gia, dân tộc. Việt Nam là một nước nhỏ, trong những hoàn cảnh cụ thể phải biết nhẫn nhịn vì những mục đích lớn và xa hơn.

4. Bài học nhận thức và hành động [1 điểm]:

– Mỗi cá nhân phải có nhận thức sâu sắc về điều này và cần vận dụng mềm dẻo, linh hoạt trong cuộc sống.
– Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng ý chí, nghị lực để trở thành kẻ mạnh.

Câu 2: [12 điểm]

* Yêu cầu về kỹ năng: thí sinh biết cách làm văn nghị luận văn học, với các thao tác nghị luận chính: giải thích và chứng minh. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt…

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, có thể vừa kết hợp giải thích và chứng minh  nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận [1 điểm]:

2. Giải thích[ 4 điểm]

Tại sao nói “ Số phận con người là mối quan tâm hàng đầu của người cầm bút”:

+  Con người luôn là đối tượng trung tâm của việc phản ánh.

+ Con người trong tác phẩm văn học được miêu tả sinh động, toàn vẹn về nhiều phương diện: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tính cách, cuộc đời…hay số phận.

+ Số phận con người [nhân vật] là sự vinh- nhục, thành công- thất bại, hạnh phúc- khổ đau…cái mà con người có được trải qua những nỗ lực, những đấu tranh vật lộn trong cuộc đời. Số phận là cái kết thúc của nhân vật, những giới hạn dành cho con người [ nhân vật].

+ Số phận phần lớn do con người quyết định, song cũng còn do cả những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên và vô vàn những nghịch lý bất ngờ. Số phận vì vậy luôn là những bí ẩn, nguồn cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật, tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn cho bất cứ ngòi bút nào.

+ Khi phản ánh số phận con người thì mối quan tâm hàng đầu của nhà văn là số phận của những kẻ bất hạnh, bị áp bức đè nén – nạn nhân của xã hội. Đấy là thiên chức của người cầm bút.

+ Quan tâm số phận con người nhà văn phải thể hiện rõ thái độ, tình cảm của mình: yêu- ghét, lên án- bênh vực, phản đối- đồng tình…và mong muốn – khát vọng thay đổi số phận. Bởi văn học là lĩnh vực của tư tưởng tình cảm.

+ Điều này còn thể hiện cách lý giải, cách giải quyết, thế giới quan của nhà văn về số phận con người đúng đắn hay sai lầm, tích cực tiến bộ hay lạc hậu…

+ Số phận con người [nhân vật] cũng là điều mà độc giả quan tâm – rốt cuộc số phận ra sao?

2. Chứng minh [5 điểm]:

Thí sinh có thể lấy một số dẫn chứng trong các tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh ký, Bài ca những điều trông thấy, Người hát rong ở Thái Bình… để làm sáng tỏ vấn đề.

3. Bàn bạc mở rộng vấn đề [2 điểm]:

+Quan tâm đến số phận con người là nội dung cốt lõi hình thành chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn của tác phẩm.

+ Để làm nên giá trị ấy, không có con đường nào khác người cầm bút phải sống gần gũi với nhân dân, sống như nhân dân, hóa thân vào những số phận bất hạnh để nói tiếng nói của họ.

  • Con người trong tác phẩm văn học
  • Tính nhẫn nhịn

Với mục đích kiểm tra đánh giá chất lượng học tập thường xuyên môn Ngữ Văn của học sinh lớp 10, trường THPT Yên Lạc 2, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng lần thứ 3 môn Ngữ Văn 10 năm học 2018 – 2019, kỳ thi được diễn ra trong giai đoạn cuối học kỳ 2 năm học 2018 – 2019.

Đề thi KSCL lần 3 Ngữ Văn 10 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc gồm 2 trang, thời gian học sinh làm bài khảo sát Ngữ Văn là 120 phút, đề thi có hướng dẫn làm bài.

Trích dẫn đề thi KSCL lần 3 Ngữ Văn 10 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc: + Hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa. + “Bất kì lúc nào người khác làm tổn thương mình, nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt đẹp nhất”. Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên của tác giả không? Vì sao?

+ Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua đoạn trích trên và lí giải tại sao như vậy?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO         KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
              THANH HÓA                                         NĂM HỌC 2018- 2019
 
ĐỀ CHÍNH THỨC                    Môn thi:  NGỮ VĂN- Lớp 11 BT THPT

                                                     Thời gian: 180 phút [không kể thời gian giao đề]
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2019
[Đề thi có 02 phần, gồm 01 trang]
 
PHẦN I. ĐỌC HIỂU [6,0 điểm]
          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
          Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ khỏe, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực tế của mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lí tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường. Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục.
          Nói gọn lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa.
[Mạnh Chiêu Quân, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam 2017, trang 155]
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng:Con người sinh ra có số phận khác nhau?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến:Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa.
PHẦN II. LÀM VĂN [14,0 điểm]
Câu 1 [4,0 điểm]
Anh/chị hãy viết bài văn [khoảng 400 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào.
Câu 2 [10,0 điểm]
         Từ việc phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ [Thạch Lam, Ngữ văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam 2018], liên hệ vớibài Phú sông Bạch Đằng[Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, tập hai, NXBGD Việt Nam 2018], anh/chị hãy bình luận ý kiến của Nguyễn Đình Thi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.
  ………………….HẾT……………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC


              THANH HÓA       KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018- 2019
 
Môn thi:  NGỮ VĂN- Lớp 11 BT THPT
                                       [Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang]
 

Video liên quan

Chủ Đề