Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Đạm là một trong những chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đồng thời cũng rất cần thiết cho cả mẹ bầu. Tuy nhiên, chọn lựa, tiêu thụ chất đạm như thế nào cho hợp lý và có lợi thì không hẳn bà bầu nào cũng hiểu rõ, bởi việc dùng thiếu hay thừa đạm trong thời kỳ mang thai đều không tốt cho cả mẹ và bé.

Đạm: thừa hay thiếu đều có hại

Đạm, hay còn gọi là protein, được xem là chất nền tảng tạo nên sức sống cho cơ thể. Các cơ bắp, xương cốt và nội tạng chủ yếu do protein tạo thành. Đây cũng là chất phát huy tác dụng quan trọng trong hoạt động cơ thể, đồng thời đóng vai trò là chất kích thích miễn dịch, là thành phần cung cấp vitamin, năng lượng. Cho nên, đạm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển và là chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé yêu của bạn.

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Đạm (protein) là một dưỡng chất quan trọng tạo nền tảng cho sức sống cơ thể và là yếu tố chính hình thành đại não của bé (hình minh họa)

Đạm là yếu tố cấu trúc chính của tế bào, mô, tạo thành các cơ, xương, mô liên kết, đại não và giúp hình thành các cơ quan nội tạng ở thai nhi. Thời kỳ phát triển quan trọng nhất của thai nhi trong bụng mẹ là 3 tháng đầu thai kỳ, khi các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, đường ruột, phổi… đều bắt đầu phát triển, hoàn thiện, và bước đầu hoạt động có quy luật. Do đó, nếu trong giai đoạn này, cơ thể mẹ không được bổ sung chất đạm cần thiết, bé có thể bị chậm phát triển, các cơ quan nội tạng phân hóa không hoàn toàn dẫn tới dị dạng bẩm sinh, hoặc bị sẩy thai, thai chết lưu… Trong các quý sau của thai kỳ, sự thiếu hụt chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não thai nhi, dẫn đến thể trọng não có thể nhẹ, ít số lượng tế bào não làm giảm trí thông minh của bé.

Sự thiếu hụt chất đạm ở người mẹ còn dẫn đến tình trạng sau khi sinh, cơ thể mẹ bị suy nhược, dễ mắc bệnh, suy giảm sức khỏe do phải trải qua quá trình sinh nở mất rất nhiều sinh lực và khó hồi phục ngay được. Tuy nhiên, nếu thừa đạm, đặc biệt là đạm động vật, sẽ dẫn đến sự tiêu thụ quá mức các axit amin, đẩy nhanh việc mất canxi làm loãng xương ở mẹ và hạn chế sự hấp thụ canxi ở bé.

Thực phẩm giàu đạm, ăn sao cho đúng?

Con người cần khoảng 20 loại axit amin khác nhau, trong số này cơ thể tự tổng hợp được khoảng 12 axit amin từ thực phẩm, nhưng lại là các axit amin không thiết yếu. Trong khi đó, đạm (protein) lại bao gồm các axit amin thiết yếu cho tế bào và mô, và 8 axit amin thiết yếu còn lại trong số 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, được tìm thấy trong các chất đạm (protein) loại 1. Protein loại 1 chỉ có trong các sản phẩm từ động vật: thịt, cá, hải sản, sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và trứng.

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Đạm (protein) loại 1 cung cấp các axit amin thiết yếu cho mẹ và bé, có nhiều trong thịt, cá, hải sản, sữa, trứng v.v…(hình minh họa)

Tuy nhiên, do dư thừa chất đạm từ động vật có thể cản trở sự hấp thụ canxi ở mẹ và bé, nên khi dùng đạm, các mẹ bầu cần lưu ý phối hợp với nguồn đạm từ các thức ăn thực vật, gọi là đạm (protein) loại 2. Các loại thức ăn được cho là có nhiều đạm loại 2 gồm đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc, ngũ cốc, các loại hạt và quả hạch… Sở dĩ các sản phẩm từ thảo mộc cho ra protein loại 2 vì chúng cung cấp các axit amino chứ không phải là axit amin như protein loại 1. Với thai phụ ăn chay trường, do không thể tiêu thụ protein loại 1 từ thịt động vật, nên khi dùng protein loại 2 cần phải thiết lập chế độ ăn với các món chính phối hợp với nhau, như gạo và bắp dùng chung với đậu Hà Lan, 1 nắm đậu dùng chung với cơm và bắp...

Vì thai nhi phát triển rất nhanh nên nhu cầu dung nạp chất đạm ở mẹ sẽ phải tăng lên khoảng 30% trong thời gian đầu thai kỳ, tương ứng với việc bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45 – 60g lên đến 75 – 100g/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu đạm dành cho cả mẹ và bé là khoảng 70g/ngày, tương đương với khoảng 100g thịt lợn, 150g cá hay cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng… Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2/ ngày, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400 – 500 ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi hoặc sữa đậu nành.

Lưu ý khi chọn, chế biến thực phẩm nhiều đạm

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Thịt bò chứa nhiều đạm nhưng bà bầu nên cân đối trong các bữa ăn, vì dùng nhiều có thể dẫn đến tình trạng cao cholesterol trong máu (hình minh họa)

- Khi chọn đạm loại 1, nên chọn các sản phẩm có chứa nhiều đạm và thịt, như thịt gia cầm, trứng, thịt bò, nội tạng: lòng, tim… do giàu đạm nhất, kèm thêm việc có chứa vitamin B. Với các loại thịt đỏ như thịt bò, tuy chứa nhiều đạm nhưng cũng gồm rất nhiều mỡ no, các mẹ bầu chỉ nên sử dụng điều độ vì dễ dẫn đến tình trạng dư thừa cholesterol trong máu.

- Gan chứa rất nhiều đạm, nhưng đây lại không phải là loại thức ăn tốt cho bà bầu. Nguyên nhân là do gan chứa lượng vitamin A cao, có thể gây ngộ độc cho bào thai.

- Dù thịt nướng, rang, nhất là ướp đường trước khi chế biến sẽ tăng mùi vị, sức hấp dẫn cho món ăn, giúp bà bầu ngon miệng nhưng lại làm giảm chất dinh dưỡng, vì vậy bà bầu nên hạn chế nấu ăn theo các cách này. Đồng thời lưu ý thịt lợn có khả năng bị nhiễm giun xoắn, thịt ếch nhái hay bị sán nên phải nấu thật chín.

- Không dùng thớt thái chung thịt chín với thịt sống. Bên cạnh đó, nên loại bỏ quan niệm hầm xương, luộc xương sẽ cho nhiều đạm, bởi thực chất nước hầm xương, nước luộc thịt chứa nhiều nitơ nhưng lại có rất ít canxi và protein.

- Đạm cá rất tốt, nhiều vitamin và chất dầu bổ dưỡng, ít chất béo no nhưng lại rất dễ bị hỏng hơn thịt, nên bà bầu cần lưu ý trong khâu chọn mua, chế biến và bảo quản.

-  Các loại thủy hải sản như tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò...) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, nhưng lại giàu chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se). Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý khi nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò... phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Các loại thủy hải sản như tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá (hình minh họa)

- Trứng gà, vịt, trứng cút… là một trong những nguồn cung đạm tốt nhất vì có đầy đủ các axit amin cần thiết với tỷ lệ cân đối, tuy nhiên lại dễ nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh, vì vậy bà bầu phải nấu chín trước khi dùng, không ăn trứng sống, trứng hỏng vì có thể bị ngộ độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé.

- Sữa cũng là nguồn cung đạm loại 1 rất tốt cho bà bầu. Nhưng do là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển vì vậy cần phải bảo quản cẩn thận nhất là sau khi đã pha thành sữa nước. Khi sữa bị hỏng sẽ có mầu vàng nâu từ nhạt tới sẫm, bà bầu tuyệt đối tránh dùng các sữa đã nhiễm khuẩn này.

Theo Medicalnewstoday, để có một thai kỳ khỏe mạnh thì việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu là sự cân bằng hợp lý của protein, carbohydrate và chất béo, và tiêu thụ nhiều loại thực vật như rau và trái cây. 

Mới có thai cần bổ sung dưỡng chất gì?

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò chính trong hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Những dưỡng chất đó bao gồm:

- Axit folic với lượng bổ sung khoảng 600 mcg/ ngày giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của trẻ. 

- Sắt với hàm lượng khoảng 27 - 30mg/ ngày để tái tạo máu mang oxy đến với thai nhi.

- Canxi với lượng từ 800 - 1300mg/ ngày tùy vào từng thời điểm của thai kỳ giúp thai nhi phát triển hệ xương, bà bầu không mắc chứng bệnh xương khớp. 

- Vitamin D với lượng khoảng 600 IU mỗi ngày để giúp hệ miễn dịch của bé khỏe ,mạnh. 

- DHA, một axit béo omega-3 đóng vai trò phát triển trí não của bé và nên bổ sung khoảng 200 - 300mg mỗi ngày. 

- I-ốt với lượng khoảng 290mcg mỗi ngày thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của em bé. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu từ thực phẩm tự nhiên khi mang thai (Ảnh minh họa)

Một lưu ý với bà bầu đó là không nên ăn cho 2 người, mẹ chỉ cần ăn uống vừa đủ, lượng calo cần tăng thêm chỉ khoảng vài trăm mỗi ngày theo từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ cần ăn nhiều dưỡng chất, ăn đủ và đều chứ không phải ăn quá nhiều. 

Đặc biệt, khi mang thai lượng sắt cần thiết cho cơ thể tăng nhiều hơn, vì vậy bà bầu nên ăn thêm các thực phẩm giàu sắt để đảm bảo em bé được cung cấp đủ oxy. 

Mới có thai nên ăn gì và ăn bao nhiêu để đủ dưỡng chất?

Với những dưỡng chất thiếu yếu kể trên, bổ sung bằng thực phẩm là cần thiết và tốt nhất cho bà bầu. Mới có thai nên ăn gì tốt nhất? Những thực phẩm, đồ uống, trái cây, rau củ sau đây bà bầu nên bổ sung trong thai kỳ:

1. Thịt nạc

Thịt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn nạc... là nguồn bổ sung sắt, kẽm và nhiều vitamin khác cần thiết khi mang thai. Vì vậy, các loại thịt nạc, đặc biệt là phần thịt đỏ là thực phẩm tốt bà bầu nên ăn. 

- Mới có thai nên ăn bao nhiêu thịt?: 60 - 100g thịt 1 ngày là đủ đối với bà bầu trong cả thai kỳ. Các món ăn từ thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà... có thể đa dạng cách chế biến từ xào, nấu, luộc, rang... để không bị ngán. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Mới bầu nên ăn gì? Thịt nạc là thực phẩm bà bầu không nên bỏ qua (Ảnh minh họa)

2. Cá hồi

Mới có thai nên ăn gì? Phụ nữ mới có thai nên ăn cá hồi bởi thịt cá hồi có chứa rất nhiều canxi, vitamin D, axit béo, omega-3 và đặc biệt là DHA cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi. 

- Mới mang thai nên ăn bao nhiêu cá hồi?: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, để an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Bên cạnh đó, cá hồi có hàm lượng đạm cao nên mẹ bầu chỉ nên ăn vào bữa chính, mỗi bữa ăn khoảng 2/3 lượng cá hồi có thể ăn mỗi tuần. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Cá hồi là câu trả lời cho câu hỏi mới có thai nên ăn gì cho tốt (Ảnh minh họa)

3. Trứng 

Một quả trứng có thể cung cấp tới 6g chất dinh dưỡng, 44 IU vitamin D rất tốt cho xương khớp mẹ bầu và sự phát triển hệ xương của thai nhi. 

- Mới mang thai nên ăn bao nhiêu trứng?: 3 - 4 quả trứng/ tuần là đủ đối với bà bầu trong cả thai kỳ. Mẹ không nên ăn nhiều sẽ gây dư thừa chất không tốt cho sức khỏe. 

4. Sữa chua 

Sữa chua là một nguồn cung cấp canxi rất tốt giúp thai nhi phát triển cơ bắp, hệ thần kinh... Ngoài ra, sữa chua cũng chứa nhiều protein và folate cần thiết cho mẹ bầu. Sữa chua cũng có những loại vi khuẩn có lợi tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. 

- Mang thai nên ăn bao nhiêu sữa chua là tốt?: Một ngày bà bầu có thể ăn 2 - 3 hũ sữa chua để đáp ứng nhu cầu canxi trong 1 ngày. Mẹ bầu nên ăn sữa chua sau 30 phút đến 2 tiếng sau bữa ăn trưa để hấp thụ được lượng canxi tốt nhất. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Có thể ăn sữa chua cùng hoa quả để có thêm dưỡng chất và ngon miệng hơn (Ảnh minh họa)

5. Sữa ít béo 

1 ly sữa ít béo mỗi ngày có thể đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu canxi một ngày của mẹ bầu. Ngoài ra, sữa ít béo cũng cung cấp vitamin D, iốt và nhiều protein - khoảng 8g mỗi ly. 

- Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa một ngày?: 1- 2 ly sữa 1 ngày là tốt cho bà bầu. 

6. Yến mạch 

Yến mạch là một loại ngũ cốc tốt cho bà bầu. Bà bầu được khuyến nghị nên bổ sung 25 - 30g chất xơ/ ngày và 1 chén yến mạch có thể cung cấp 4g chất xơ. Ngoài ra, yến mạch cũng giúp bổ sung thêm magie cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Yến mạch cũng là thực phẩm giàu sắt, axit folic tốt cho bà bầu.

- Bà bầu nên ăn bao nhiêu yến mạch: 3 - 4 bữa/ tuần là đủ cho mẹ bầu, đặc biệt nên ăn nhiều vào khoảng thời gian mới có thai nhưng cũng chỉ hạn chế ở mức vừa phải. Bà bầu có thể ăn yến mạch vào bữa sáng, ăn cùng sữa chua hay sữa tươi, hoa quả...

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Chế biến yến mạch thành nhiều món ngon cho bà bầu (Ảnh minh họa)

7. Bơ 

Mới có thai nên ăn hoa quả gì? Bơ là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. Bơ giàu axit folic, vitamin B6, sắt... hỗ trợ phòng tránh thiếu máu, hệ tiêu hóa... 

- Mới có bầu nên ăn bao nhiêu bơ?: 1/2 - 1 quả bơ mỗi ngày là đủ, thêm vào đó mẹ nên ăn đa dạng thêm các loại trái cây khác để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu. 

8. Xoài 

Xoài cung cấp nhiều vitamin A, C, canxi, axit folic và các chất chống oxy hóa... bổ sung sắt chống thiếu máu, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. 

- Bà bầu nên ăn bao nhiêu xoài?: 1/2 - 1 quả 1 ngày và khoảng 2 - 3 lần/ tuần là đủ cho mẹ bầu. Mẹ chỉ nên ăn quả chín, không nên ăn nhiều quả xanh, chua có thể hại dạ dày. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Xoài là một loại trái cây bà bầu nên ăn (Ảnh minh họa)

9. Chuối 

Chuối là nguồn bổ sung năng lượng rất tốt cho mẹ bầu. Đặc biệt, chuối cũng cung cấp kali - một khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh. Ăn chuối có thể giúp kiểm soát chứng đầy hơi, giải thoát các khoáng chất thúc đẩy phù như natri qua nước tiểu. 

- Mới có bầu nên ăn bao nhiêu chuối?: 1 - 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp mẹ có thêm năng lượng dồi dào. Mẹ không nên ăn liên tục trong tuần, không nên ăn quá nhiều trong suốt thai kỳ vì dễ gây dư thừa magie, pectin (chất xơ tự nhiên). 

10. Hoa quả sấy khô 

Quả sung, quả chà là, quả mận khô, mơ khô... đều là những loại hoa quả khô cung cấp chất xơ, sắt, canxi, kali, cộng với chất chống oxy hóa và cả lượng calo cao hơn hoa quả tươi. Tác dụng của hoa quả sấy khô là ngăn ngừa táo bón, ngừa thiếu máu, giảm căng thẳng và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

- Mới có thai nên ăn bao nhiêu hoa quả sấy khô?: 100g/1 lần ăn và 2 - 3 bữa/ tuần là đủ. Mẹ nên ăn thêm hoa quả tươi, đa dạng các loại trái cây để cung cấp dưỡng chất thiết yếu. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

11. Trái cây có múi 

Những loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho bà bầu. Những trái cây này giúp mẹ có hệ tiêu hóa tốt hơn, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tổng hợp canxi hiệu quả. 

- Bà bầu nên ăn bao nhiêu cam, quýt thì tốt?: 3 quả cam mỗi ngày hoặc quýt là đủ cung cấp vitamin C cần thiết cho bà bầu. Mẹ nên chọn ăn quả chín, ngọt, hạn chế ăn quả quá chua. 

12. Ớt chuông 

Ớt chuông là một loại rau tốt cho bà bầu bởi chúng cung cấp vitamin A, C và chất xơ rất dồi dào. Mẹ bầu ăn ăn chuông có thể giảm nguy cơ cao huyết áp, hạn chế tình trạng tiền sản giật. Ngoài ra, ớt chuông cũng chứa chất sắt, folate giúp ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai, ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi... 

- Phụ nữ mới mang thai nên ăn bao nhiêu ớt chuông?: 2 - 3 bữa ớt chuông/ 1 tuần là phù hợp cho bà bầu. Bà bầu có thể ăn đa dạng ớt chuông với các món xào thịt bò, nhồi thịt... 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Ớt chuông rất tốt cho mẹ mang thai (Ảnh minh họa)

13. Đậu lăng 

Theo Whattoexpect, 1 chén đậu lăng nấu chín có chứa khoảng 17 gram protein, cùng với khoảng 7 miligam sắt, ngoài ra còn có chứa folate, rất quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, chống lại các loại khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, cột sống không hình thành đúng. Ngoài ra, đậu lăng cũng có nhiều chất xơ giúp bà bầu tránh táo bón. 

- Phụ nữ có thai nên ăn bao nhiêu đậu lăng?: 100g/ 1 bữa và khoảng 2 - 3 bữa 1 tuần là đủ cho bà bầu. 

14. Cà rốt 

Cà rốt là một nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất tự nhiên vô cùng dồi dào, đặc biệt là vitamin A tự nhiên. Vitamin A rất quan trọng trong phát triển mắt và da của bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, cà rốt cũng chứa hàm lượng canxi dồi dào rất quan trọng trong hình thành và phát triển bộ xương của bé. 

- Phụ nữ mới có thai nên ăn bao nhiêu cà rốt?: khoảng 100g trong 1 lần ăn và 2 - 3 lần/ tuần là đủ. Bà bầu không cần ăn quá nhiều cà rốt hoặc nước ép cà rốt dễ dẫn đến dư thừa, gây nên tình trạng quá tải cho gan và gây vàng da. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

Cà rốt là một loại củ mới có thai nên ăn (Ảnh minh họa)

15. Rau xanh đậm 

Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh… là nguồn cung cấp folate, sắt, vitamin C, canxi, vitamin A, vitamin E, vitamin K và chất xơ tự nhiên rất cần thiết cho bà bầu. Việc tiêu thụ rau xanh giúp mẹ bầu tránh được các tình trạng táo bón khi mang thai, bên cạnh đó cũng cung cấp các dưỡng chất quan trọng là sắt, canxi giúp phát triển thai nhi. 

- Bà bầu nên ăn bao nhiêu rau xanh đậm?: Mang thai nên ăn rau xanh thường xuyên và hàng ngày, nên ăn đa dạng các loại rau và tiêu thụ khoảng 100 - 200g mỗi bữa kết hợp với hoa quả, trái cây, củ quả khác.

16. Khoai lang 

Theo Whattoexpect, 1 củ khoai lang có chứa khoảng hơn 400% vitamin A cần trong 1 ngày, đặc biệt vitamin A rất quan trọng trong 3 tháng đầu khi mang thai, khi các tế bào phân chia với tốc độ nhanh chóng để trở thành các bộ phận cơ thể của em bé. Vì vậy, bà bầu ăn khoai lang là nguồn cấp vitamin A tự nhiên dồi dào không nên bỏ qua. 

- Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang?: 1 củ khoai/ ngày và ăn vào bữa sáng là đủ và tốt nhất cho bà bầu. Không nên ăn nhiều hơn vì có thể gây dư thừa chất xơ. 

Bà bầu nên an bao nhiều thịt bò mỗi ngày

1 củ khoai lang 1 ngày là đủ cho mẹ mang thai (Ảnh minh họa)

17. Nước 

Nước không phải là thực phẩm nhưng lại là chìa khóa quan trọng trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bà bầu. Nước đóng vai trò trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và giúp cơ thể tạo ra tế bào mới. Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày giúp bà bầu phòng tránh được bệnh táo bón. Mất nước có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.

- Bà bầu nên uống bao nhiêu nước 1 ngày?: Hãy uống từ 8 - 10 ly nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và sự chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất. 

Đó là những thực phẩm cần thiết trả lời câu hỏi mới có thai nên ăn gì? Đối với mẹ bầu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên, thực phẩm hữu cơ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. 

NGUỒN THAM KHẢO:

- Have a healthy diet in pregnancy - NHS

- Which foods to eat and avoid during pregnancy - Medicalnewstoday

- 13 Foods to Eat When You’re Pregnant - Healthline

- 19 Best Foods to Eat During Pregnancy - Whattoexpect

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/moi-co-thai-nen-an-gi-va-an-bao-nhieu-la-du-tot-ch...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/moi-co-thai-nen-an-gi-va-an-bao-nhieu-la-du-tot-cho-ba-bau-va-thai-nhi-d242265.html

Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Minh An (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)