Bài tập học kì môn hôn nhân gia đình năm 2024

So sánh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ đẻ và con đẻ với quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn:

  1. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân.
  2. Cha dượng với con riêng của vợ và mẹ kế với con riêng của chồng khi sống chung với nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau, khi không sống chung với nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau.
  3. Nam nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn sai với nghi thức được qui định tại điều 14 Luật HNGĐ, vi phạm điều kiện kết hôn là kết hôn trái pháp luật.

Câu 3: Bài tập Anh A và chị B làm thủ tục nhận C làm con nuôi. Sau khi chung sống với nhau một thời gian giữa anh A và C phát sinh mâu thuẩn, hai bên đều không muốn tiếp tục chung sống với nhau. Trong hoàn cảnh đó, anh H là em ruột của anh A có ý muốn nhận C làm con nuôi. H tìm đến văn phòng luật sư xin tư vấn. Anh (chị) dựa vào quy định của pháp luật hiện hành để tư vấn cho anh H.

ĐỀ THI MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA —&—

  1. LÝ THUYẾT: Trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn những nhận định sau: 1. Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ hoặc chồng được nhà nước giao là tài sản chung của hai vợ chồng. 2. Trong một số trường hợp, khi tổ chức đăng ký kết hôn nhưng chỉ có một bên nam hoặc nữ, cơ quan đăng ký kết hôn vẫn có thể tổ chức đăng ký kết hôn. 3. Khi vợ chồng tranh chấp về một tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nếu họ chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì tài sản đó được xác định là tài sản riêng. 4. Khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con 18 tuổi. 5. Khi ly hôn, nếu người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu cấp dưỡng, họ có đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con. 6. Khi tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của hai vợ chồng.

II. BÀI TẬP: Năm 1965, ông A kết hôn với bà B tại Long An. Năm 1967, ông A tập kết ra Bắc. Tháng 7 năm 1977, ông A kết hôn với bà C Năm 1980, ông A và bà C vào Long An sinh sống (lúc này ông vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân với bà B) Dựa vào các quy định của luật HNGĐ Việt nam hiện hành, anh (chị) hãy cho biết: – Ông A và bà C được pháp luật thừa nhận là vợ chồng không? Vì sao? Cơ sở pháp lý. – Nếu ông A chết, tài sản của ông được phân chia như thế nào? Biết rằng: · Ông A và bà B có hai người con là K và H và khối tài sản chung trị giá 80 triệu đồng. · Ông A và bà C có một con chung là N và khối tài sản chung có trị giá 100 triệu đồng. Bà C chứng minh được bà có công sức đóng góp là 60 triệu đồng.

ĐỀ THI MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH KHOA KINH TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA —&—

  1. LÝ THUYẾT: 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa các hành vi vi phạm khoản 2 điều 9 luật HNGĐ sau: “ép buộc kết hôn”, “cưỡng ép kết hôn”, “cản trở kết hôn”. 2. Các nhận định sau đây đúng hay sai , giải thích vì sao?
  2. Nam nữ có thực hiện việc đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều cấm kết hôn quy định tại khoản 1 điều 10 luật HNGĐ, là kết hôn trái pháp luật.
  3. Con do người vợ mang thai trong thời ký hôn nhân là con chung của vợ chồng.
  4. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của các bên kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu tòa án hủy kế hôn trái pháp luật.
  5. Người bị tòa án phạt tù có giam giữ thì không được kết hôn.
  6. Các diều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình là nguồn của luật hôn nhân và gia đình VN.

II. BÀI TẬP: Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào ngày 05/5/1999.Nghề nghiệp của anh A là tài xế xe khách, trước khi kết hôn anh A có mua một chiếc xe chở khách hiệu TOYOTA. Sau khi kết hôn anh A dùng chiếc xe này chở khách để kiếm sống. Do chiếc xe hay bị hỏng nên tháng 8/2003 anh A quyết định bán chiếc xe chở khách này cho anh C được 10 lượng vàng.Sau đó, anh A lấy thêm 05 lượng vàng từ khối tài sản chung của vợ chồng để mua chiếc xe chở khách mới hiệu Ford, A tiếp tục dùng chiếc xe này chở khách kiếm sống. Cuối năm 2004, giữa vợi chồng A và B phát sinh mâu thuẩn. Mâu thuẩn kéo dài và không thể giải quyết được nên tháng 8/2005, A nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Tòa án giải quyết cho A và B ly hôn. Vế phần chia tài sản, A yêu cầu tòa án khi chia chiếc xe Ford thì trả lại cho A số tiền tương ứng theo tỷ lệ mà A đã góp vào để mua chiếc xe Ford. Chị B yêu cầu tòa án chia đôi chiếc xe Ford. Theo anh (chị) tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản như thế nào?