Bài tập về kết quả tác dụng của lực

  • Vật đang chuyển động bị dừng lại.
  • Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
  • Vật chuyển động nhanh lên.
  • Vật chuyển động chậm lại.
  • Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.

Chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng chuyển động

Thủ môn tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang chuyển động bị đứng yên

  • Là sự thay đổi hình dạng và kích thước của một vật

Tay tác dụng lực kéo làm các lò xo dãn ra

Người tác dụng vào quả bóng làm quả bóng biến dạng

Vận động viên tác dụng lực làm cong cây sào

  • Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai [tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng].

Nhận biết tác dụng của lực

  • Lực có tác dụng làm biến đổi chuyển động [ngay cả khi vật đang đứng yên, khi chịu tác dụng của một lực nó bắt đầu chuyển động thì cũng nói là lực làm biến đổi chuyển động của vật. Nhưng lực không gây ra chuyển động [khi vật đang chuyển động mà không chịu tác dụng của lực nào thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều].
  • Trong một số trường hợp lực có tác dụng làm vật biến dạng hoặc làm vật vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu hỏi C1 [trang 24 SGK Vật Lí 6]:

Hãy tìm 4 thí dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển động:

Trả lời:

Một số ví dụ minh hoạ những sự biến đổi chuyển động :

  • Quả bóng đang nằm yên trên sân, chịu lực đá từ chân cầu thủ quả bóng chuyển động.
  • Quả bóng đang chuyển động, thủ môn dùng tay tác dụng lực bắt quả bóng làm quả bóng dừng lại.
  • Xe đạp lên dốc chuyển động chậm lại.
  • Xe đạp xuống dốc chuyển động nhanh lên.

Câu hỏi C2 [trang 24 SGK Vật Lí 6]:

Hãy trả lời câu hỏi ở nêu ở đầu bài.

“Làm sao biết trong hai người, ai đang giương cung, ai chưa giương cung?”

Trả lời:

+ Để biết một trong hai người ai đang giương cung, ai chưa giương cung thì ta dựa vào hình dáng của dây cung và cánh cung so với trạng thái ban đầu của cung dưới tác dụng lực của tay người.

+ Từ hình vẽ ta thấy dây cung của người thứ nhất đã bị biến dạng so với lúc ban đầu của cung nên người thứ nhất đang giương cung, người thứ hai chưa giương cung.

Câu hỏi C3 [trang 25 SGK Vật Lí 6]:

Trong thí nghiệm ở bài 6 [H.6.1], đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay không giữ xe nữa. Nhận xét về kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe lúc đó.

Trả lời:

Khi ta dùng tay đẩy xe cho ép lò xo lại thì ngay chỗ tiếp xúc giữa lò xo lá tròn và xe xuất hiện lực đàn hồi ngược lại với lực ép của xe nhưng có độ lớn bằng lực ép. Vậy khi ta buông tay ra chính lực đàn hồi đẩy xe chạy ngược chiều so với lực ép vào.

Kết quả tác dụng của lò xo lá tròn lên xe lúc đó là: xe chuyển động nhanh ra xa.

Câu hỏi C4 [trang 25 SGK Vật Lí 6]:

Buộc sợi dây vào một xe lăn, rồi thả cho xe chạy xuống từ đỉnh một dốc nghiêng. Hãy tìm cách giữ dây, sao cho xe chỉ chạy đến lưng chừng dốc thì dừng lại [H.7.1]

Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây.

Trả lời:

Trong thí nghiệm ở hình 7.1, lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây đã làm cho xe đang chuyển động thì dừng lại.

Câu hỏi C5 [trang 25 SGK Vật Lí 6]:

Đặt một lò xo lá tròn nằm ngang ở lưng chừng dốc. Thả một hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống sao cho nó va chạm vào thành bên của lò xo [H.7.2].

Nhận xét về kết quả của lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm.

Trả lời:

Trong thí nghiệm ở trên, lực mà lo xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm làm cho hòn bi chuyển động theo hướng khác.

Câu hỏi C6 [trang 25 SGK Vật Lí 6]:

Lấy tay ép hai đầu lò xo. Nhận xét về kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo.

Trả lời:

Lấy tay ép hai đầu lò xo thì lực mà tay ta tác dụng lên lò xo làm cho lò xo biến dạng

Câu hỏi C7 [trang 25 SGK Vật Lí 6]:

Chọn cụm từ thích hợp: biến dạng, biến đổi chuyển động của để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a] Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm [1]… xe.

b] Lực mà tay ta [thông qua sợi dây] tác dụng lên xe lăn đang chạy đã làm [2]… xe.

c] Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm [3]… hòn bi.

d] Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm [4]… lò xo.

- biến dạng

- biến đổi chuyển động của

Trả lời:

a] Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn đã làm [1] biến đổi chuyển động của xe.

b] Lực mà tay ta [thông qua sợi dây] tác dụng lên xe lăn đang chạy đã làm [2] biến đổi chuyển động của xe.

c] Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm [3] biến đổi chuyển động của hòn bi.

d] Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm [4] biến dạng lò xo.

Câu hỏi C8 [trang 26 SGK Vật Lí 6]:

Hãy viết đầy đủ câu dưới đây.

Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm [1] … của vật B hoặc làm [2]… vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Trả lời:

Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm [1] biến đổi chuyển động của của vật B hoặc làm [2] biến dạng vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Câu hỏi C9 [trang 26 SGK Vật Lí 6]:

Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.

Trả lời:

3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật:

  • Chiếc lá vàng rơi xuống bị gió thổi bay lên trong không trung.
  • Đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động ngập sâu vào tường.
  • Ngựa tác dụng lực kéo làm chiếc xe ngựa chuyển động.

Câu hỏi C10 [trang 26 SGK Vật Lí 6]:

Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.

Trả lời:

3 thí dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng

  • Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng.
  • Vò nhàu một tờ giấy khiến tờ giấy không giữ được hình dạng phẳng như trước.
  • Dùng búa đập vào miếng kim loại làm cho nó bị dẹt lại.

Câu hỏi C11 [trang 26 SGK Vật Lí 6]:

Hãy nêu 1 thí dụ về lực tác dụng lên 1 vật có thể gây ra đồng thời từ 2 kết quả nói trên.

Trả lời:

Cầu thủ đá vào quả bóng đứng yên làm quả bóng biến dạng đồng thời quả bóng biến đổi chuyển động.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 6 bài tác dụng của lực do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

1. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng

a] Những sự biến đổi của chuyển động

Trạng thái chuyển động của vật có sự thay đổi thì vật đó bị biến đổi chuyển động. Có nghĩa là vật bị biến đổi chuyển động khi:

- Vật đang chuyển động bị dừng lại.

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

- Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại

- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.

Chân tác dụng lên quả cầu một lực làm quả cầu chuyển động theo một hướng khác

Một thủ môn chụp lấy một quả bóng đang bay vào khung thành. Thủ môn tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang chuyển động bị đứng yên

b] Những sự biến dạng

Hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng.

Người tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng biến dạng

Sào bị uốn cong ở các giai đoạn chống sào và nhảy cao do lực tác dụng từ tay của vận động viên

2. Những kết quả tác dụng của lực

Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai [tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng].

Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác

Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống

II. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài 1: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.                        B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.                            D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Hướng dẫn giải:

Cành cây đu đưa khi có gió thổi có sự biến đổi vận tốc, không có sự biến dạng

⇒ Đáp án C

Bài 2: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm chuyển động quả banh.

B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.

C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng.

D. không làm biến dạng quả bóng.

Hướng dẫn giải:

Quả bóng chuyển động và bị biến dạng nên lực đã có tác dụng vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.

⇒ Đáp án B

Bài 3: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.

B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.

C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn. 

D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.

Hướng dẫn giải:

Chuyển động có sự biến đổi vận tốc là chuyển động có sự thay đổi về độ lớn vận tốc và hướng của vận tốc ⇒ Đáp án A.

Bài 4: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.                     B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người.

C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.                        D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

Hướng dẫn giải:

Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biên dạng này là lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe ⇒ Đáp án D.

Bài 5: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.                         

D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.

Hướng dẫn giải:

Lực có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động, vật đang chuyển động phải dừng lại, làm cho vật biến dạng ⇒ Đáp án D

Bài 6: Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?

A. Túi nilong đựng nước không rơi.                            B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng.

C. Dây cao su dãn ra.                                                   D. Cả ba dấu hiệu trên.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào dấu hiệu dây cao su dãn ra để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực

⇒ Đáp án C

Bài 7: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:

A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.

B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.

C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.      

D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.

Hướng dẫn giải:

- Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc.

- Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc và đổi hướng chuyển động.

- Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động ⇒ có sự biến đổi vận tốc.

- Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên ⇒ có sự biến đổi vận tốc.

⇒ Đáp án B

Bài 8: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?

A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.

B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.

C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.

D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.

Hướng dẫn giải:

Phát biểu đúng là quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác ⇒ Đáp án D

Bài 9: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?

A. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h.

B. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.

C. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.

D. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.

Hướng dẫn giải:

Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h là chuyển động không bị biến đổi

⇒ Đáp án A

Bài 10: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất

A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.                                  

B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.

C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.

D. không gây ra tác dụng gì.

Hướng dẫn giải:

Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất chỉ làm gò đất bị biến dạng ⇒ Đáp án A.

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Ôn tập lý thuyết và bài tập về Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực môn Vật lý 6. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Video liên quan

Chủ Đề