Tên thương mại thuốc là gì

Bạn đang bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ “Tên thương mại”, “Nhãn hiệu hàng hóa” nhưng chưa biết tìm hiểu ở văn bản nào hoặc chưa nắm rõ các quy định của pháp luật, bạn có thể tìm hiểu bài viết sau đây của Công ty Luật Minh Gia:

1. Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp

“Nhãn hiệu hàng hóa”, “Tên thương mại” và nhiều thuật ngữ pháp lý khác trong lĩnh vực doanh nghiệp đã xuất hiện tương đối lâu dài nhưng trên thực tế còn nhiều người chưa nắm rõ các quy định của pháp luật, dẫn đến sự nhầm lẫn khi sử dụng các thuật ngữ pháp lý này.

Do đó, để tìm hiểu về các thuật ngữ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp, bạn gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

2. Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa

Rất nhiều người lầm tưởng Tên thương mại Nhãn hiệu hàng hóa là một, nhưng thực ra chúng khác nhau. Vậy Tên thương mại là gì? Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Và làm thế nào để phân biệt được Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa?

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Ví dụ: Hai công ty: Công ty cổ phần thương mại và dược phẩm Trường An và Công ty cổ phần thuốc thiên nhiên Việt Nam cùng năm trên địa bàn Quận X và cùng mua bán Dược phẩm. Như vậy, khi thành lập một doanh nghiệp, bạn phải đặt tên và sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước [cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư] để có thể tiến hành hoạt động. Trong quá trình kinh doanh bạn sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của bạn với doanh nghiệp khác.

Chính vì thế, Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được và một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại [có thể có tên đối nội và đối ngoại].

Ví dụ: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THIÊN NHIÊN VIỆT NAM [Viết tắt: NAPHAVINA.,JSC ] NATURAL PHARMACY VIET NAM JOINT STOCK COMPANY

Trong khí đó, Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam.

Vì vậy, Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc có thể kinh doanh nhiều dịch vụ, như thế một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa.

Ví dụ: Công ty Dược và Vật tư y tế Phú Yên [Pymepharco] có các sản phẩm thuốc sau: COLDFLU, GINVITON, EVEROSE, …

Theo Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đề cập đến vấn đề bảo hộ Tên thương mại và Nhãn hiệu như sau:

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh [Điều 76]. Khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng [Điều 78].

Vậy, Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó [điều 6.3].Ngược lại, Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác [Điều 72]. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ [Điều 74]. Vậy, Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký [Trích điều 6.3].Như vậy,Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác [trích Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN].Quyền sở hữu công nghiệp đối với Tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng [Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN]Dựa vào những cơ sở trên, chúng ta có thể đưa ra một số điểm để phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa:

Tên thương mại Nhãn hiệu hàng hóa Luật bảo vệ Luật thương mại & Luật dân sự [phần sở hữu trí tuệ] Luật dân sự [phần sở hữu trí tuệ]

Chức năng Là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ

Thành phần cấu tạo Từ ngữ, chữ số đọc được Từ ngữ, chữ số đọc được, hình ảnh, màu sắc

Phạm vi bảo hộ Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực Trên toàn quốc

Thời hạn bảo hộ Không hạn chế 10 năm [có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm]

Câu hỏi đặt ra, doanh nghiệp có thể lấy Tên thương mại đặt tên cho Nhãn hiệu hàng hóa không? Vâng, có thể, trong rất nhiều trường hợp doanh nghiệp lấy thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có điều bất cập đó là Tên thương mại thường dài, nhiều yếu tố của Tên thương mại không có tính phân biệt cao nên các doanh nghiệp thường lấy thành phần phân biệt của tên thương mại để làm Nhãn hiệu hàng hóa.Ví dụ 1: Công ty liên doanh TNHH ngọc trai Phú Quốc. Địa chỉ: Xã Dương Tơ, H.Phú quốc, T.Kiên Giang. Đăng ký NHHH: “PHU QUOC PEARLS”.Ví dụ 2: Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải.Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, H.Cát Hải, Hải Phòng.Đăng ký NHHH: “CAT HAI”. Vì thế các bạn có thể khẳng định rằng: Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa không phải là một và chúng có khả năng phân biệt được với nhau.

Thuốc gốc và Biệt dược là 2 thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người thường sử dụng lẫn lộn 2 khái niệm này. Nếu bạn đang băn khoăn trong vấn đề phân biệt những thuật ngữ này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Khái niệm về thuốc và Biệt dược

Phân biệt Thuốc và Biệt dược

Hiện nay, thuốc gốc và biệt dược là 2 thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được chính xác nội hàm của hai khái niệm này.

Thuốc gốc là loại thuốc được sử dụng tên cội nguồn của dược chất được phát minh hay tên hóa học của dược chất đó. Thông thường thì thuốc gốc sẽ chứa một hoạt chất chính, có tác dụng điều trị bệnh hoặc chứng bệnh nào đó. Thuốc gốc dp những nhà khoa học dược phẩm nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng dược lý trong điều trị một căn bệnh nào đó. Trong số những thuốc gốc, có nhiều loại được phát minh từ lâu, đã hết bản quyền phát minh sáng chế. Để có thể tìm ra hoạt chất mới, cần tốn nhiều công sức cũng như tiền bạc nên những nhà khoa học cần có sự hỗ trợ từ những tổ chức y tế hay công ty dược phẩm.

Biệt dược được xem là những loại thuốc đặc biệt, là loại thuốc ban đầu mới được phát minh và độc quyền sản xuất. Tên của biệt dược sẽ được nhà khoa học hay nhà sản xuất đặt, có thể có hoặc không phụ thuộc vào tên hóa học của chất chính trong thuốc. 

Biệt dược [hay tên thương mại] là các loại thuốc đặc biệt, những loại thuốc ban đầu mới được phát minh và độc quyền sản xuất. Tên của biệt dược là do các nhà khoa học hay nhà sản xuất đặt cho và có thể không phụ thuộc gì vào tên hóa học của hoạt chất chính có trong thuốc đó. Với sự phát triển của thị trường dược phẩm, nhiều loại biệt dược không đơn thuần sử dụng  một loại hoạt chất mà thường được nghiên cứu và phối thêm nhiều loại dược chất để tạp thành sản phẩm mới có tác dụng điều trị tốt và linh hoạt hơn.

Một số điều cần biết về Thuốc gốc và Biệt dược

Thuốc gốc có giá rẻ hơn biệt dược

Do được sản xuất tại những công ty nhỏ và không có sự đầu tư vào nghiên cứu cũng như phát triển thuốc mới nên giá của thuốc gốc thường rẻ hơn biệt dược. Tuy nhiên, thuốc gốc không phải là thuốc kém chất lượng. Việc sử dụng thuốc gốc không những giảm chi phí điều trị mà thuốc còn được sử dụng trong thời gian dài nên tác dụng phụ và những tương tác xấu đã được bộc lộ và có giải pháp phòng ngừa.

Việc nghiên cứu thuốc mới thường tốn nhiều chi phí nên biệt dược thường được bán với giá thành cao để bù đắp chi phí trong quá trình nghiên cứu và đầu tư thiết bị. Tuy nhiên, theo thời gian, nhà sản xuất đã thu được khoản lợi nhuận thì giá thành của thuốc sẽ giảm dần. Khoảng 20 năm sau thì thuốc sẽ hết hạn độc quyền. Lúc này thì biệt dược cũng trở thành thuốc gốc.

Vậy nên sử dụng thuốc gốc hay biệt dược? Đây là câu hỏi và cũng là thắc mắc của khá nhiều người dùng. Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia Y Dược của Cao đẳng Y Dược Nha Trang chia sẻ: Việc sử dụng thuốc gốc hay biệt dược phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố , từ phía người bệnh và bác sĩ. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo sử dụng thuốc gốc trong điều trị bệnh. 

Nguồn: Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề