Bài tuyên truyền pháp luật trong trường học

     Từ nhiều năm nay,  Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Trong đó tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Tháng 9 hàng năm được lấy làm “Tháng cao điểm An toàn giao thông” . Nhà trường tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết về việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện;  phối hợp triển khai thực hiện chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học. Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, thanh thiếu niên được nhà trường chú trọng đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức như: ngoại khóa, hội thi, sân khấu hóa diễn tiểu phẩm, ...để tuyên truyền các quy định pháp luật về: an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, ma túy, tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em,...

    Năm học 2021 2022 đo dịch bênh kéo dài, các con không đến trường nên trường Tiểu học Vĩnh tuy cũng linh hoạt thay đổi hình thức thực hiện. Khuyến khích các lớp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT bằng hình thức trực tuyền, online. Giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh các kỹ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi ngồi trên các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa….

    Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất, tinh thần và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu từ môi trường xã hội. Chính vậy việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh cần được gia đình, nhà trường và chính quyền các cấp chú trọng. Thông qua những hình thức tuyên truyền pháp luật gần gũi, dễ hiểu giúp học sinh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo./.

Học sinh trường THCS Thanh Xuân Trung [quận Thanh Xuân] hưởng ứng, tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả. 

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, cô Phạm Thị Thanh Phương - Hiệu trưởng trường THCS Thanh Xuân Nam [quận Thanh Xuân] cho biết, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của pháp luật với cuộc sống, các trường học tại Hà Nội thường xuyên có những việc làm tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh, tạo ý thức trách nhiệm, thực thi và bảo vệ pháp luật trong mỗi cá nhân, việc làm này đã trở thành những hoạt động thường niên của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường luôn động viên, khích lệ học sinh tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các chỉ thị, công văn hướng dẫn; đặc biệt mới đây, nhà trường đã khuyến khích các học sinh từ 12 tuổi tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”.

“Thông qua cuộc thi, nhà trường giáo dục chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn, tìm ra những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. Đồng thời, tạo thành phong trào sôi nổi tìm hiểu và chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân và TP Hà Nội, góp phần đẩy lùi dịch bệnh nói riêng và chấp hành pháp luật nói chung của mọi thành viên trong nhà trường” - cô Phạm Thị Thanh Phương chia sẻ.

Với sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và hướng dẫn của Sở Tư pháp, Sở GD&ĐT, các quận, huyện trên địa bàn đã kịp thời tuyên truyền, triển khai những văn bản pháp luật mới trong công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL trong nhà trường nói riêng tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Cùng với đó, bằng sự chủ động và những cách làm sáng tạo, hiệu quả, công tác PBGDPL trong nhà trường trên địa bàn Thủ đô những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 100% các đơn vị, trường học trên địa bàn TP thực hiện kế hoạch tuyên truyền PBGDPL chú trọng các nội dung về Luật Giáo dục; Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Luật Giao thông đường bộ; Bảo vệ môi trường; Phòng chống tham nhũng… Tất cả các trường học đã thực hiện nghiêm túc Ngày pháp luật vào thứ hai của tuần đầu hằng tháng thông qua các buổi sinh hoạt tập trung, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, bản tin và lồng ghép vào các bài giảng của giáo viên dạy các môn đạo đức, giáo dục công dân, sinh học…

Các trường xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL bảo đảm 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ thời gian và rõ hiệu quả”; ưu tiên các mô hình mới để tuyên truyền sát với đối tượng học sinh, gắn kết quả thực hiện với tiêu chí thi đua của năm học. Các nhà trường đã cố gắng, chủ động trong việc PBGDPL bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép trong các tiết học, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, hòm thư tố giác, tổ chức hội thảo, tọa đàm… Những hoạt động này góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của học sinh, tạo cho các em từng bước có hành vi ứng xử văn hóa, thanh lịch, nhân văn.

Vừa qua, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” đến năm 2021, nhiều hoạt động tuyên truyền, thiết thực được Phòng GD&ĐT các quận, huyện xây dựng, triển khai thực hiện như: Tuyên truyền giáo dục bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em; học sinh không tham gia giao thông bằng xe máy phân khối lớn khi chưa đủ điều kiện; phòng, chống ùn tắc giao thông cổng trường… đến giáo viên và học sinh...

Ngoài ra, việc giải đáp pháp luật qua đường dây nóng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức thi viết trên giấy, thi sân khấu hóa, thi trực tuyến cũng là một trong những thế mạnh của Thủ đô nhiều năm qua, ngày càng được các trường học chú trọng triển khai và thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn Hà Nội tham gia...

Trường học là nơi nuôi dưỡng, đào tạo các thế hệ dựng xây đất nước. Nơi đây, mỗi cá nhân có thể tích lũy được kiến thức cơ bản nhất để có thể bước những bước xa hơn trong cuộc sống sau này. Kỹ năng mà mỗi cá nhân tích lũy có thể thông qua kiến thức giảng dạy nhưng cũng có thể có được qua những hình ảnh trực quan của nhà trường. Do vậy trường Mầm non Nghĩa Hương đã tổ chức công tác PCCC có vị trí vô cùng quan trọng, vừa góp phần đảm bảo an toàn PCCC trong nhà trường song đồng thời cải tạo nhân sinh quan trong mỗi cá nhân về công tác đảm bảo an toàn PCCC.

I. Đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong trường học

 - Khu vực phòng học

+ Các chất cháy chủ yếu ở đây là bàn, ghế, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong dạy và học cùng các vật tư thiết bị đồ vật khác. Chúng đều là chất dễ cháy, được phân bố trải dài trên nền và như vậy nguy hiểm cháy lan là rất lớn.

+ Nguồn nhiệt gây cháy được hình thành từ sự cố hệ thống điện [ngắn mạch, quá tải] từ các thiết bị tiêu thụ điện như thiết bị chiếu sáng trên trần nhà, hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, thông thường phòng máy vi tính được trang bị hệ thống bàn gỗ, giá kệ kê máy, do vậy tải trọng chất cháy tăng lên rất nhiều. Tại các phòng có máy tính là nơi có nguy hiểm cháy cao bởi sự xuất hiện nguồn nhiệt do ngắn mạch, quá tải trên hệ thống dây dẫn điện. Đặc điểm nguy hiểm cháy xảy ra trong phòng máy vi tính khi các cháu chơi dễ dẫn đến hoảng loạn do sợ bị điện giật, do có nhiều khói khí độc tỏa ra khi cháy nhựa, bàn ghế trong điều kiện thiếu khí.

- Khu vực bếp ăn

Khu vực bếp ăn thường tồn chứa lượng chất cháy lớn như khí dầu mỏ hóa lỏng, nguyên liệu, hàng hóa phục vụ sinh hoạt và hầu hết đều là chất dễ cháy. Trong quá trình sử dụng ngọn lửa trần do đun nấu, sự cố thiết bị điện đều có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy. Bên cạnh đó, ở vị trí bếp đun, do dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành con đường lan truyền của ngọn lửa gây cháy lan nhanh chóng.

- Khu vực nhà xe

Khu vực nhà xe thường có ở các trường phục vụ việc để các loại phương tiện đi lại của giáo viên. Lượng xe nhiều đồng nghĩa với nguy hiểm cháy nổ cao bởi trong xe chứa lượng nhiên liệu là chất dễ cháy và bên cạnh đó phần nhựa trên xe cũng là chất dễ cháy. Nguồn nhiệt hình thành trong nhà xe có thể do sự cố điện trên các xe hoặc sự cố hệ thống điện chiếu sáng, bảo vệ gây cháy. Khi có cháy xảy ra hầu hết các xe trong ga ra đều bị bắt cháy, tốc độ cháy lan lớn do đường ống dẫn nhiên liệu của xe bằng nhựa bắt cháy.

II. Những nguy cơ gây cháy, nổ trong trường học

Nguyên nhân gây cháy trường học có rất nhiều loại khác nhau như do cháy lan từ nơi khác đến,do vi phạm quy định về PCCC; do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt…  
         III. Các biện pháp phòng cháy đối với học sinh

- Cấm sử dụng điện tùy tiện.

- Kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Giáo viên ở các nhóm lớp có trách nhiệm kiểm tra lại.

- Thực hiện nghiêm túc các qui định trong nội qui phòng học.

IV. Các biện pháp chữa cháy trong trường học

4.1. Khi chữa cháy cần chú ý:

- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy

- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.

- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở; đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.

- Thông báo cho mọi người biết có cháy xảy ra. Báo cháy 114.

- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết [thiết bị thở trong môi trường đám cháy, búa, rìu phá dỡ…] và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, kết hợp phun mưa để làm mát chiến sỹ trực tiếp đứng chữa cháy và làm mát cấu kiện xây dựng.

- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.

4.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn:

- Hướng dẫn mọi người thoát nạn an toàn. Cần lưu ý hướng dẫn mọi người di chuyển từ tầng trên xuống dưới, tập kết mọi người thành khối cán bộ, giáo viên, trẻ. Trong trường hợp khẩn cấp không thoát được theo cầu thang thì hướng dẫn thoát ra các lối ra ban công, ra mái và thông báo mọi người biết để ứng cứu. Đặc biệt đối với các cháu thuộc các nhà trẻ khi có sự cố thường hoảng loạn có thể dẫn đến việc không thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên nên cần vừa kết hợp hướng dẫn tự thoát nạn đồng thời vừa phải huy động người để cưỡng chế thoát nạn.

- Thực hiện công tác cứu người bị nạn như cấp cứu người bị nạn.

- Lực lượng PCCC cơ sở phải tổ chức triển khai phương tiện chữa cháy đã được trang bị.

- Sử dụng bình chữa cháy để dập cháy. Bình chữa cháy được phân bố rải rác trên khắp diện tích trường học.Khi phát hiện có cháy xảy ra, cán bộ, giáo viên đều phải chủ động lấy bình dập tắt đám cháy.

- Sử dụng nước để chữa cháy. Triển khai các họng nước chữa cháy [nếu có] tấn công dập tắt ngọn lửa, ngăn chặn cháy lan. Lưy ý, chỉ triển khai nước chữa cháy khi đảm bảo rằng hệ thống điện đã được ngắt và trong trường hợp các phòng học không còn phương tiện bình chữa cháy để dập cháy.

- Dùng chăn chữa cháy để dập cháy phủ kín toàn bộ diện tích đám cháy và miết kín xung quanh.

Trên đây là bài tuyên truyền pháp luật về công tác phòng cháy chữa cháy tại trường Mầm non Nghĩa Hương./.

Video liên quan

Chủ Đề