Bài văn bà tôi của trần huy hoàng năm 2024

Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Nội dung text: Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 19

  1. ĐỀ 19 • ĐỌC HIỂU Bà tôi Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay trở về. Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thi bà mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không thích bà vào tận sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu: - Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ? Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó: - Bà ơi, bà về đi, bà về đi. Và đưa tay vẫy vẫy bà. Chiều bà đên đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn: - Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ? Tôi vội vàng lắc đầu: - Không phải thế, nhưng các bạn bảo “ Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”. Tôi nhăn nhó: - Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu: “ Chắc bà sợ nhà tường cho con ăn đói đây. Có hôm cô còn thấy bà cầm một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười. Từ hôm đó, buổi trưa bà không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn. Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ cái răng , cái tai.” Trời ạ!” Nhiều lúc tôi kêu lên như thế. Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà: - Bà ơi, hôm nay bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch như bà tắm cho Cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con. Bà tôi cười: - Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?
  2. Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen: - Được rồi, sạch đấy, thơm đấy. Tôi nhớ mãi có lần bà nói: - Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì lúc đấy chắc bà cũng không còn nữa. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kí ức thời thơ ấu. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ ( Trần Huy Hoàng) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Người bà trong câu chyện đã chiều cháu như thế nào ? a. Dạy cháu học. b. Mua quần áo đẹp cho cháu. c. Mua quà đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều. 2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ? a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá. b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng. c. Vì cả hai ý trên. 3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ? a. Vì bạn nhỏ cho rằng mình đã lớn rồi. b. Vì bạn thương bà vất vả. c. Cả hai ý trên. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Phải biết giúp đỡ bà mọi việc cho bà đỡ vất vả. b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn. c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình. • LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  3. 1. Các đại từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ 2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi. . 3. a, Hai câu cuối trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép ? b. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ
  4. . • CẢM THỤ VĂN HỌC Thời gian qua đi , Hoàng giờ đã lớn. Nhưng anh mãi vẫn không quên những kỉ niệm về người bà đã đi xa. Lòng ngậm ngùi thương nhớ, anh vẫn thì thầm trò truyện cùng bà. Em hãy viết lại những lời thương yêu đó gửi đến bà: Bà ơi, . . .

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)

2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)

3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)

4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)

5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)

6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)

7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)

8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)

9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? (0.5 điểm)

  1. Vì thấy mình chưa vội lắm.
  1. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
  1. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? (0.5 điểm)

  1. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
  1. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
  1. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? (0.5 điểm)

  1. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
  1. Vì đã mua được tem thư.
  1. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)

  1. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
  1. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
  1. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

5. Từ nào viết sai chính tả? (0.5 điểm)

  1. con nai
  1. hẻo lánh
  1. lo toan
  1. lo ấm

6. Từ nào viết sai? (0.5 điểm)

  1. Bắc Kinh
  1. An-đrây-ca
  1. Ga-vrốt
  1. Cô-péc-Ních

7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.

Ý nghĩa của trạng ngữ trên là: ……..

8. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu? (1 điểm)

Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

9. Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên. (1 điểm)

  1. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Con sẻ

Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.

Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một loài hoa em thích

Lời giải chi tiết

  1. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

2. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

3. (0.5 điểm) C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

4. (0.5 điểm) A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

5. (0.5 điểm) D. lo ấm

6. (0.5 điểm) D. Cô-péc-Ních

7. (1 điểm)

- Trạng ngữ: Khi mùa hè đến

- Đây là trạng ngữ chỉ thời gian

8. (1 điểm)

Đã sang tháng ba, đồng cỏ // vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

TrN CN VN

9. (1 điểm)

Thanh đã có một hành động rất tốt thể hiện tấm lòng thương người, biết chia sẻ giúp đỡ người khác, một việc làm tuy nhỏ nhưng đã đem lại niềm hạnh phúc cho người khác. Em khâm phục Thanh và sẽ cố gắng làm được nhiều việc tốt cho mọi người.

  1. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

  1. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về loài hoa mà em yêu thích

  1. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây hoa (1.25 điểm)

- Công dụng của cây và những việc hằng ngày em thường làm để chăm sóc cây (0.75 điểm)

  1. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.

Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.

Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.

Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.