Nóc nhà trong tình yêu là gì năm 2024

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn

Trong chuyến công tác về quê vừa qua, tôi có cơ hội "chén chú, chén anh" với các chiến hữu quê nhà. Khi gọi điện gọi nhau đi tụ tập các chiến hữu lại hỏi kèm câu:

- Ông đi nhậu hỏi vợ chưa đấy? Nhà là phải có nóc đấy nhé.

Trong các bữa nhậu, cánh đàn ông nhiều phen cười nghiêng ngả mỗi khi có anh bị vợ gọi điện càm ràm, mỗi anh thể hiện một vẻ. Có anh chồng "nóc nhà" nghe điện thoại vợ chỉ cần nạt một câu là cô vợ ngoan ngoãn cúp máy, không dám gọi hối thêm lần nào. Nhưng có những cô vợ "nóc nhà" chỉ cần quát một tiếng, anh chồng sẽ lẳng lặng rời khỏi bàn nhậu.

Câu "nóc nhà" càng phổ biến sau khi có bài Rap trên mạng xã hội có những câu:

"Ra đường anh là cá mập

Ở nhà anh là cá con

Chúng nó bảo anh sợ vợ á

Anh bảo chúng nó quá non

Nhà nào mà chả có mái

(JustaTee)

Nóc nhà trong tình yêu là gì năm 2024

Nóc nhà xưa chỉ người đàn chồng, người cha trong nhà. Ảnh minh họa.

Khái niệm "nóc nhà", còn gọi là mái nhà - người Việt xưa thường dùng chỉ người chồng, người cha là "trụ cột" gánh vác gia đình, có toàn quyền quyết định mọi việc, quan trọng như cái "nóc nhà". Nhưng tới năm 2020 đã có tới 70% phụ nữ vươn ra ngoài xã hội, tham gia vào lực lượng lao động, làm kinh tế, địa vị của phụ nữ tăng lên... thì "nóc nhà" có sự thay đổi, không nhất thiết phải là đàn ông. Nhiều nhà "con không có cha" vẫn có thể được che chở, chăm sóc đủ đầy.

Nóc nhà trong tình yêu là gì năm 2024

Nóc nhà ngày nay ngầm hiểu dành cho ai nắm kinh tế, khỏe hơn... trong nhà. Ảnh minh họa.

"Nóc nhà" cũng có sự thay đổi, ngày nay được ngầm hiểu là thuộc về người có "tiếng nói trọng lượng" nhất trong nhà, người nắm quyền kinh tế, hay giỏi kiến thức hơn, khỏe hơn... trong nhà. Và không ít gia đình "nóc nhà" được chỉ tới người vợ giỏi giang, biết ăn nói, biết kiếm tiền...

Khái niệm "nóc nhà" còn ảnh hưởng sang cả hai bên nội - ngoại, Ví như gia đình bên ngoại, hay bên nội "mạnh" hơn tiềm lực kinh tế, uy thế, chức quyền, gia tộc đông anh em họ hành... thì tự nhiên "át" được bên kia, có tiếng nói quyết định trong mọi việc vì được xem là "nóc nhà".

Nhiều người rất kiêu hãnh tự hào về bản thân mình, hay gia đình mình là "nóc nhà" theo cách như thế. Không ai có cảm giác xấu hổ khi "cái nóc" được xây dựng dựa trên sự yếu thế tạm thời trong một giai đoạn nào đó của những người bên cạnh mình.

Cách dùng "nóc nhà" ngày nay phản ánh sự thay đổi cái nhìn của giới trẻ về vai trò của nữ giới. Nhưng... có còn cần hay không những "nóc nhà" với vai trò gương mẫu của người cha?

Ngày nay, ý nghĩa của từ “nhà phải có nóc” không còn dùng để chỉ người đàn ông trong gia đình nữa mà dần dần được thay đổi. Vị thế của phái nữ ngày càng được nâng cao và từ đó, phái mạnh cũng tôn trọng và yêu thương người phụ nữ của mình hơn. Chính vì thế họ dùng từ “nóc nhà” để thừa nhận rằng người phụ nữ là người quan trọng trong gia đình.

Ai cũng biết “nóc nhà” của anh G. rất giỏi giang, bản lĩnh, quan trọng nữa là mái ấm gia đình của anh rất êm ấm. Là cô gái có trình độ, vẻ ngoài ưa nhìn lại khá mạnh mẽ, làm quen và rước được chị về dinh là cả quá trình theo đuổi “lên bờ xuống ruộng” của anh G.. Những tính cách của chị là “gu” của anh G. nên dù biết có bị “dưới màu” anh cũng quyết yêu đến cùng.

Nhưng sau hôn nhân, anh G. cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi “nóc nhà” quyền lực của anh lại rất khéo léo chăm sóc gia đình, quan trọng là rất tôn trọng anh, lo lắng chăm sóc chồng con chu toàn. Ngược lại, anh G. cũng luôn phụ giúp chị việc nhà, sẵn sàng chia sẻ khi chị gặp khó khăn, ủng hộ động viên mọi mặt.

Về kinh tế gia đình cả hai cùng đi làm chia sẻ với nhau, chị nắm giữ tay hòm chìa khóa, anh tin tưởng giao phó hết vấn đề sinh hoạt gia đình cho chị. Tuy vậy chị vẫn hỏi ý kiến anh mỗi khi có vấn đề quan trọng. Chị còn rất quan tâm chăm lo cho gia đình hai bên đồng đều nhau. Họ hàng ai cũng hài lòng và nể trọng chị khéo léo.

Theo chị chia sẻ thì người phụ nữ hiện đại phải tự chủ về kinh tế, bình đẳng chia sẻ cùng chồng mọi việc trong nhà. Phải học hỏi sự khéo léo để chăm sóc gia đình chu toàn. Người phụ nữ phải cố gắng thật nhiều để làm được điều đó. Quan trọng nữa là phải biết chăm sóc bản thân mình giữ lửa hôn nhân, phải biết cách nuôi dưỡng tinh thần thật tốt để có năng lượng sống tích cực.

Thời nay, tư tưởng của phái mạnh cũng dần thay đổi hướng đến sự bình đẳng tôn trọng phái yếu. Họ không còn tồn tại nhiều bản tính gia trưởng, bớt đi sự độc đoán, phái mạnh đã dần học được cách lắng nghe và thấu hiểu người phụ nữ của mình hơn. Họ biết công nhận vai trò và khả năng của phụ nữ, biết nhường nhịn, yêu thương và chia sẻ áp lực công việc với bạn đời. Từ đó, mối quan hệ yêu đương, vợ chồng trở nên gắn kết, bền chặt hơn. Bạn gái, người vợ sẽ hạnh phúc khi thấy bản thân đã tìm được mảnh ghép thích hợp của đời mình.

Xã hội phát triển thì phụ nữ cũng ngày càng phát triển hơn, nâng cao vị thế, vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Các chị không ngừng học tập, trau dồi kỹ năng để ngày càng giỏi giang, biết chăm lo cho bản thân để có vẻ ngoài bắt mắt, học hỏi cách giao tiếp ứng xử để thiết lập các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Họ vừa đảm đang vừa mạnh mẽ khiến phái nam phải vừa nể trọng vừa yêu thương.

Từ những điều phái nữ làm được trong thời nay đã giúp họ được các anh chồng, người yêu cưng chiều gọi là “nóc nhà”. Phái mạnh gọi một nửa yêu thương là “nóc nhà” không phải vì sợ mà cho thấy sự yêu thương và cũng chứa đựng sự nghiêm túc trong mối quan hệ đó.

Thực tế, đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, ai là nóc nhà ai là trụ nhà không còn quan trọng nữa, mà quan trọng là sự bình đẳng yêu thương, tôn trọng và chia sẻ nhường nhịn lẫn nhau. Vai trò của người vợ, người chồng trong những gia đình hiện đại, gia đình trẻ đang dần thay đổi rõ rệt so với quan niệm truyền thống.

Tại nhiều gia đình, vợ chồng cân bằng cùng nhau kiếm tiền. Cũng có không ít gia đình người vợ thành đạt, giỏi giang, đảm nhận vai trò kinh tế và người chồng đồng ý lui về hậu phương, chăm con và lo việc nội trợ thay vợ.

Với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ hiện đại, việc cân bằng giữa công việc bên ngoài và trách nhiệm quán xuyến việc nhà, chăm con, nấu nướng sẽ giảm được áp lực nếu người chồng chung tay cùng lo lắng. Những người phụ nữ hiện đại được chồng chia sẻ việc nhà nên họ có thời gian lo đầu tư phát triển kinh tế gia đình và chăm lo cho bản thân nhiều hơn. Từ đó họ có đủ bản lĩnh để giữ lửa mái ấm gia đình.

Muốn duy trì được hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân thì cần phải có sự bình đẳng, phải được xây dựng từ sự cảm thông, sẻ chia, tôn trọng cả những giá trị tinh thần lẫn vật chất, cùng hướng tới mục tiêu quan trọng là xây dựng hạnh phúc, xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Nóc nhà và cột nhà trọng tình yêu là gì?

Họ là người phụ nữ có quyền lực cao nhất trong một mối quan hệ nam nữ hoặc vợ chồng. Cha ông ta đã có câu “Con có cha như nhà có nóc” để nói lên trách nhiệm và vị trí quan trọng của các đấng mày râu trong gia đình. Lúc đó, người đàn ông đóng vai trò là trụ cột, là “nóc nhà”.

Nhà không có nóc là nhà gì?

3 Người xưa thường nói câu “nhà không có nóc”, để ám chỉ gia đình vắng bóng người chồng, người cha, người đàn ông trụ cột. Giờ, những phụ nữ hiện đại thường ở trong các căn hộ chung cư đẹp đẽ với hồ hơi và siêu thị ngay bên dưới, cuộc sống vui vẻ thần tiên quá rồi. Nhà đâu cần nóc làm chi!

Nóc nhà là như thế nào?

Mái nhà hay nóc nhà là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một tòa nhà. Mái nhà được xây dựng, thiết kể để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Các cấu trúc có mái che được ghi nhận từ một hộp thư (thùng thư) cho đến một nhà thờ hoặc sân vận động trong đó nhà ở là phổ biến nhất.

Từ nóc nghĩa là gì?

Động từ Uống một cách tham lam (thtục). Nốc một hơi hết chai bia.