Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 11/2/2022 về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố theo Thông báo số 631-TB/TU ngày 6/1/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả phương án sắp xếp, bảo đảm phù hợp với các nghị định của Chính phủ và các quy định, chỉ đạo có liên quan của Thành ủy, UBND TP. Trong đó, UBND TP yêu cầu xác định cụ thể nội dung triển khai, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc triển khai Thông báo số 631-TB/TU; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan để bảo đảm tiến độ và hiệu quả triển khai thực hiện.

Đáng chú ý, về sắp xếp các ban quản lý dự án chuyên ngành thành phố, theo kế hoạch sẽ sắp xếp tổ chức lại 6 ban quản lý dự án thành phố thành 4 ban quản lý dự án, giảm 2 ban, gồm: Hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng; hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp.

Hà Nội sẽ giữ nguyên các đơn vị: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội. Tổ chức bộ máy các ban là 8 phòng, trong đó cơ cấu cứng gồm 5 phòng và một số phòng theo đặc thù công việc của ban; trường hợp phát sinh nhiệm vụ thì số phòng tối đa không quá 9 phòng.

UBND TP giao Giám đốc các Ban Quản lý dự án chuyên ngành chủ trì hoàn thiện Đề án, phối hợp với Sở Nội vụ báo cáo UBND TP, ban hành quyết định tổ chức lại các ban và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị, hoàn thành trước ngày 10/3/2022. Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu UBND TP ban hành Quyết định tổ chức lại và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các ban, hoàn thành trong quý I/2022.

Theo kế hoạch, Thành phố sẽ sắp xếp 21 trường cao đẳng, trung cấp thành 19 trường cao đẳng, trung cấp [10 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp], giảm 2 đơn vị, cụ thể: Hợp nhất Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; hợp nhất Trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội và Trường Trung cấp Kinh tế Hà Nội.

UBND TP giao Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghệ và Môi trường Hà Nội xây dựng Đề án hợp nhất hai trường, hoàn thành trước ngày 28/2/2022; gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND TP báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Về sắp xếp hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, tạm thời giữ nguyên mô hình tổ chức hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội như hiện nay [gồm Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, 27 Chi nhánh tại 27 quận, huyện, thị xã; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm - Đống Đa] đến thời điểm Hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thành phố được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Sở Tài nguyên và Môi trường được giao tham mưu, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, đưa vào vận hành sử dụng Hệ thống Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thành phố, hoàn thành trong quý IV/2022.

Đối với việc sắp xếp các chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẽ tổ chức lại từ 8 chi cục thành 7 chi cục trên cơ sở hợp nhất Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phòng, chống thiên tai; tổ chức lại 8 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thành 6 đơn vị trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Phát triển nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông; hợp nhất Ban Quản lý và dịch vụ thủy lợi và Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đồng thời thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện trong 3 năm [2022-2024] trên cơ sở hợp nhất 3 mô hình: các Trạm trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông thuộc Trung tâm Khuyến nông.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao xây dựng tờ trình, đề án hợp nhất Chi cục Thủy lợi và Chi cục Phòng, chống thiên tai; đề án hợp nhất Ban Quản lý và dịch vụ thủy lợi và Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoàn thành trước ngày 28-2-2022; phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức các chi cục, hoàn thành trong quý I-2022.

Sở cũng phối hợp với Sở Nội vụ và UBND cấp huyện tham gia xây dựng đề án thí điểm thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND cấp huyện, hoàn thành trước ngày 10-3-2022 và trình UBND thành phố phê duyệt đề án trong tháng 4-2022.

TPO - Hà Nội thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 4 Ban quản lý dự án trước đó.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 1273/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố Hà Nội [BQLDA].

Theo đó, BQLDA này được thành lập trên cơ sở hợp nhất BQLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội và BQLDA đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Thành phố Hà Nội.

BQLDA có 1 Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. UBND thành phố cho phép BQLDA được tạm thời giữ nguyên số lượng Phó Giám đốc Ban, cấp phó người đứng đầu các phòng, đơn vị hiện có và phải thực hiện sắp xếp, bố trí lại số cấp phó để bảo đảm đúng quy định trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày hợp nhất.

Biên chế giao cho BQLDA năm 2022 là 203 biên chế, gồm 183 viên chức và 20 chỉ tiêu lao động hợp đồng. BQLDA là chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công; tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định.

BQLDA thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm lập kế hoạch dự án; tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng và các nhiệm vụ thực hiện dự án như: Thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có, thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng, giám sát quá trình thực hiện, giải ngân, thanh toán theo hợp đồng, tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định 1274/QĐ-UBND, thành lập BQLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất BQLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố Hà Nội và BQLDA đầu tư xây dựng công trình văn hoá-xã hội Thành phố Hà Nội.

Trụ sở BQLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố Hà Nội

BQLDA là chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công; giúp UBND thành phố thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, gồm: Quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; bảo đảm sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng; tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định.

Ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm lập kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng, chống cháy nổ liên quan đến xây dựng công trình, triển khai các nhiệm vụ thực hiện dự án như thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư [nếu có], thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án.

Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án và quản lý khu vực phát triển đô thị, gồm: Phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện; tham gia tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị; lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị, trình UBND thành phố quyết định;

Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư bảo đảm sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị.

Ban Quản lý có 1 Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. Biên chế giao cho BQLDA năm 2022 là 324 biên chế, gồm 300 viên chức và 24 chỉ tiêu lao động hợp đồng.

4 BQLDA nói trên nằm trong số 5 "siêu ban" được UBND thành phố Hà Nội thành lập cuối năm 2016 trên cơ sở sát nhập 24 đơn vị quản lý dự án trên toàn thành phố. Tới nay, cùng với việc tiếp tục hợp nhập 4 đơn vị kể trên, chỉ còn Ban QLDA đầu tư xây dựng Công trình giao thông thành phố Hà Nội được giữ nguyên.

Trần Hoàng

Video liên quan

Chủ Đề