Bình chánh xử lý xây dựng trái phép

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM tiếp tục được kéo giảm. Từ năm 2021 đến nay, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã phối hợp với các UBND cấp xã, huyện, Ban Quản lý các khu đô thị mới, khu chế xuất – khu công nghiệp tiến hành kiểm tra hơn 88.000 lượt. Qua đó, đã phát hiện 658 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, sai phép là 277 trường hợp, không phép 218 trường hợp và vi phạm khác là 163 trường hợp. Thanh tra Sở đã ban hành 136 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 8 tỷ đồng; Chủ tịch UBND TP.HCM ban hành 52 quyết định xử phạt với số tiền hơn 15,6 tỷ đồng.

Bình chánh xử lý xây dựng trái phép
Cưỡng chế hành vi xây dựng trái phép trên địa bàn Bình Chánh, TP.HCM

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã phối hợp với các bên liên quan thực hiện kiểm tra 5.970 lượt (giảm 24,9% so với cùng kỳ). Qua đó, phát hiện tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng là 27 trường hợp, giảm 30 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021 (tỷ lệ giảm 52,6%). Trong đó, sai phép là 9/27 trường hợp (chiếm tỷ lệ 33,3% tổng số vi phạm), giảm 11 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021 là 20 trường hợp, giảm 55% so với cùng kỳ. Vi phạm không phép là 9/27 trường hợp (chiếm tỷ lệ 33,3% tổng số vi phạm, giảm 55% so với cùng kỳ). Vi phạm khác là 9/27 trường hợp (chiếm tỷ lệ 33,3% tổng số vi phạm), giảm 8 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021, giảm 47,1% so với cùng kỳ. Các công trình vi phạm chủ yếu là các công trình không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng…

Theo ông Nguyễn Minh Thái, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thành phố, 6 tháng đầu năm 2022, số vụ vi phạm đã giảm 6,6 vụ/ngày (tỷ lệ 78%) so với bình quân trước đây.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng TP.HCM đã triển khai ứng dụng "Sở Xây dựng trực tuyến – App mobile SXD247", tạo điều kiện cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin và phản ánh liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm, Sở Xây dựng tiếp nhận hơn 2.100 phản ánh qua ứng dụng này, trong đó đã xử lý 92% thông tin. Các nội dung liên quan trật tự xây dựng được chuyển đến đội thanh tra xây dựng địa bàn và trong vòng 5 ngày phải phản hồi việc xử lý. Trong thời gian này, Thanh tra sở đã phối hợp với UBND cấp xã, cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị mới, khu chế xuất - khu công nghiệp tăng cường thực hiện công tác kiểm tra với 26.457 lượt, giảm 13.126 lượt so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với xử lý vi phạm, từ đầu năm 2022, cơ quan chức năng cũng đã thẩm định phương án phá dỡ 23 công trình; có ý kiến về việc thẩm định phương án cưỡng chế phá dỡ 15 công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng. Sở cũng đang xây dựng Quy trình nội bộ về thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ công trình.

Theo Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các biện pháp chế tài ngăn chặn công trình vi phạm tiếp tục thi công vẫn chưa có tính răn đe cao nên một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. “Chúng ta phải ngăn chặn vi phạm ngay từ đầu chứ nếu không sẽ không đủ lực lượng để kiểm tra, phát hiện các trường hợp", ông Nguyễn Minh Thái nói.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cho rằng, việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn; Kế hoạch của UBND TP.HCM về triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm xây dựng. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng và kế hoạch liên tịch giữa Sở Xây dựng với UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện. “Chính những biện pháp triệt để trên, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố tiếp tục được kéo giảm; không có tình trạng vi phạm xây dựng tràn lan, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng”, lãnh đạo UBND TP.HCM khẳng định.

Thanh tra TP Hồ Chí Minh vừa thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2020.

Cụ thể, theo kết luận thanh tra , kế hoạch sử dụng đất hằng năm của huyện Bình Chánh đều phê duyệt trong quý II, III, IV của năm kế hoạch, như vậy các trường hợp Bình Chánh giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất là trước khi kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước phê duyệt.

Bình chánh xử lý xây dựng trái phép

 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo TP, sở, ngành thị sát tình trạng xây dựng không phép sai phép trên địa bàn huyện Bình Chánh (ngày 17/5/2020)

Giao công an TP Hồ Chí Minh vào cuộc

Căn cứ trên những sai phạm, thiếu sót về quản lý đất đai, trật tự xây dựng ở huyện Bình Chánh, Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị và được Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đồng ý giao Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc… tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể thời kỳ liên quan.

Dựa trên nội dung kết luận thanh tra, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh kiểm tra, thanh tra về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh. Trong đó tập trung xử lý các sai phạm thuộc xã Bình Hưng, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc B, Tân Nhựt.

Trong trường hợp xác định có dấu hiệu cố ý làm trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức và có dấu hiệu lừa đảo, đầu cơ đất, vi phạm pháp luật hình sự thì báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, chỉ đạo chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP để tiếp tục, điều tra làm rõ đối với các sai phạm và xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Công an TP triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các vụ việc có dấu hiệu hình sự để điều tra, xác minh; tập trung vào các vụ việc có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ, tham nhũng, các đối tượng đầu cơ đất, mua bán chuyển nhượng thu lợi bất chính, xây dựng không phép, sai phép để xử lý nghiêm và lập lại trật tự, kỷ cương trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Hàng loạt vi phạm

Qua kiểm tra hồ sơ và hiện trạng, Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định có tình trạng việc chuyển nhượng mục đích sử dụng đất với diện tích lớn trên 1.000m2 đã được UBND huyện Bình Chánh giải quyết tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật có hiện trạng đất trống chiếm 80%. Đồng thời, cũng có tình trạng 1 hộ đứng tên nhiều diện tích đất xin tách thửa.

Quy định diện tích tách thửa không quy định kích thước cạnh của thửa đất, không quy định diện tích tối đa được phép tách, như vậy có thể không đảm bảo mật độ cây xanh, nguy cơ phát sinh san lấp, hình thành đường giao thông và phân lô các thửa đất.

Đồng thời, giai đoạn 2016 – 2017, huyện Bình Chánh xử lý 103 trường hợp xây dựng không phép trên đất nông nghiệp và 34 trường hợp xây dựng trên đất khác, tuy nhiên chỉ xử lý 1 hành vi vi phạm xây dựng không phép, không xử lý hành vi vi phạm đất đai. Theo Thanh tra TP, việc xử lý này của UBND huyện Bình Chánh là có sai sót về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Ngoài ra, trong kết luận Thanh tra cũng xác định một số trường hợp điển hình về vi phạm trật tự xây dựng quy mô lớn, kéo dài nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Cụ thể, khu nhà hàng Hương Dừa cũ tại xã Bình Hưng rộng khoảng 15.045 m2 được tự chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, lấn rạch để cho thuê và bán cho các hộ dân.

Sau đó, nhà đất được mua bán giấy tay, chuyển nhượng qua lại nhiều người, hình thành khu dân cư sinh sống, kinh doanh mua bán... không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, không đảm bảo điều kiện an sinh xã hội...làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên khu vực.

Khu ẩm thực Bình Xuyên (xã Bình Hưng) rộng gần 25.000 m2 dù chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất để đầu tư thương mại, dịch vụ nhưng đã tự ý chuyển thành đất thương mại, dịch vụ; xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất ao, đất rạch… là không đúng quy định.

Theo Thanh tra TP, người sử dụng đất xây dựng các công trình sai phạm kéo dài từ năm 2003 đến thời điểm thanh tra tháng 3.2020 nhưng chưa xử lý dứt điểm. Hiện vẫn còn tồn tại các công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất ao, đất rạch nhưng UBND huyện Bình Chánh, Thanh tra Sở Xây dựng, và UBND xã Bình Hưng chưa xử lý dứt điểm các công trình vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Tại xã Vĩnh Lộc A, một khu đất rộng hơn 8.700 m2 được một số hộ dân có hành vi sử dụng không đúng mục đích, không phù hợp quy hoạch và có dấu hiệu phân lô trên đất nông nghiệp. Tại xã Tân Nhựt, dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại xã Tân Nhựt (Amazing City) do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Huỳnh Thông không thực hiện trình tự thủ tục như quy định, chưa chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng chủ đầu tư đã ký hợp đồng bán các nền đất, thực chất là phân lô bán nền trên đất nông nghiệp.