Bố trạch ở đâu

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

18/01/2006
Vùng dân tộc miền núi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình sau 20 nam đổi mới

Nằm về phía bắc tỉnh Quảng Bình, huyện Bố Trạch có tổng diện tích tự nhiên 212.310 ha, có chung đường biên giới với nước bạn Lào gần 50 km, gồm 30 xã thị trấn, với dân số 171.921 người. Theo chiều từ đông sang tây, huyện Bố Trạch có thể chia thành ba vùng kinh tế sinh thái: Vùng đồng bằng ven biển; vùng gò đồi trung du và vùng miền núi rẻo cao. Với những tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn bất lợi khác nhau trong quá trình hoạch định và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vùng dân tộc miền núi của huyện có 9 xã, thị trấn miền núi và 2 xã rẻo cao. Trong đó có 4 xã được hưởng lợi đầu tư từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn của Chính phủ gồm: Thượng Trạch, Tân Trạch, Xuân Trạch và Lâm Trạch. Khu vực này chiếm 60,9% [129.297 ha] diện tích tự nhiên và 5,9% [10.143 người] dân số của toàn huyện. Có 4 xã, thị trấn có người dân tộc thiểu số sinh sống, với hai nhóm dân tộc người chủ yếu: Nhóm người Bru - Vân Kiều gồm: Người Vân Kiều sống chủ yếu tại 2 bản: Bản Khe Ngát thuộc thị trấn Nông trường Việt Trung có 55 hộ, 275 khẩu; bản Rào Con thuộc xã Sơn Trạch có 26 hộ, 129 khẩu. Người Macoong, sống tập trung tại xã Thượng Trạch - xã giáp với nước bạn Lào với 100% đồng bào dân tộc thiểu số, có 356 hộ và 1801 khẩu; nhóm người Chứt gồm các dân tộc: Arem, Sách sống tập trung tại xã Tân Trạch có 44 khẩu và 205 người. Còn lại là một số tộc người khác như Sách, Khùa, Trì, Karai, Mường…

Xác định đây là một địa bàn xung yếu chiến lược có vai trò vị trí về kinh tế - xã hội, nhất là về an ninh biên giới của khu vực này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của toàn huyện. Trong nhiều năm qua, Bố Trạch đã coi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong đó trọng tâm là công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, chú trọng đến công tác giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án với nhiều nguồn lực khác nhau để đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực này. Đồng thời thực hiện tốt chính sách các dân tộc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi.

Với tinh thần đó, sau gần hai mươi năm đổi mới, vùng dân tộc miền núi huyện Bố Trạch đã có những bước phát triển đáng kể trên tất cả các mặt: Kinh tế, xã hội đã có nhiều chuyển biến, điều kiện sản xuất của người dân ngày càng cải thiện, những tiến bộ về trình độ sản xuất được áp dụng vào thực tiễn ngày một nhiều hơn, hiệu quả sản xuất ngày một cao; công tác giáo dục, y tế, thông tin văn hoá… ngày càng được đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Quốc phòng an ninh biên giới được tăng cường và giữ vững. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện ngày càng tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng và chính sách đổi mới của Nhà nước.

Với việc tranh thủ nhiều chương trình, dự án từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như Chương trình 135; Dự án xây dựng trung tâm cụm xã miền núi; Dự án Định canh định cư; Vốn ngân sách tập trung của tỉnh, huyện; Các dự án của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ… Huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng quan trọng. Nhờ vậy, bộ mặt cơ sở hạ tầng của khu vực đều được đổi thay rõ rệt. Tất cả các xã đều có đường ô tô vào đến trung tâm xã, đường sá giao thông đi lại cho nhân dân tương đối thuận lợi hơn trước rất nhiều. 100% các xã đều có trụ sở làm việc kiên cố. Các xã trong khu vực đều có từ 2 nhà lớp học 2 tầng kiên cố [6-8 phòng/nhà] trở lên, với số lượng phòng học về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhiều công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ đã được đầu tư xây dựng, người dân đã chủ động được tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các xã người Kinh đã có 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia. Công tác trồng, quản lí bảo vệ rừng đã bước đầu có nề nếp, nạn phá rừng làm rẫy đã hạn chế rất nhiều, góp phần làm tăng độ che phủ của rừng đạt 73% trong năm 2005.

Công tác xoá nhà tranh cho hộ nghèo ở các xã vùng dân tộc miền núi cũng được huyện đặc biệt quan tâm, ưu tiên. Đối với các hộ người Kinh đã hoàn thành trước năm 2004. Còn đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện đã triển khai từ năm 2003 [trước khi có Chương trình 134 của Chính phủ]. Đến nay huyện đã làm mới được 302 nhà ở cho đồng bào với giá trị 24 triệu đồng/nhà, chỉ còn lại tại xã Thượng Trạch 205 nhà, huyện đã đưa vào kế hoạch của năm 2006.

Có thể nói, trong các xã đặc biệt khó khăn ở Bố Trạch thì xã Tân Trạch [nơi mà đồng bào dân tộc Arem sinh sống, dân tộc trước đây có nguy cơ dân số giảm] có lẽ là xã khó khăn nhất. Tuy vậy, thông qua chính sách lồng ghép, vận dụng huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện đã sắp xếp lại và ổn định tại khu tái định cư mới cho 44/44 hộ dân [100% số hộ trong xã]. Kèm theo đó là nhằm từng bước nhanh chóng ổn định đời sống bà con dân tộc Arem xã Tân Trạch, huyện cũng đã có những chính sách lồng ghép để đầu tư xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đường giao thông, trạm xá, trường học, trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và công trình nước sinh hoạt với tổng giá trị đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Đến nay cuộc sống của người dân tộc Arem tại xã Tân Trạch có những chuyển biến rõ rệt, đồng bào bắt đầu tự ổn định được cuộc sống.

Trong lĩnh vực văn hoá xã hội: Phần lớn các xã đều có trạm văn hoá bưu điện xã, 100% xã có điện thoại [2 xã vùng rẻo cao dùng điện thoại qua vệ tinh - VSAT]. Các xã đều được phủ sóng phát thanh truyền hình [ngoại trừ 2 xã vùng rẻo cao phải dùng truyền hình qua hệ thống VTRO hoặc DTH]. Nhìn chung việc thông tin trên toàn huyện gần như thông suốt. Công tác khám và chữa bệnh cũng được đặc biệt quan tâm, từ chỗ không có trạm y tế, không có bác sĩ đến nay các xã đều có trạm y tế kiên cố, đều có y bác sĩ để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân. Công tác giáo dục đào tạo mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là 2 xã rẻo cao Tân Trạch và Thượng Trạch nhưng bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đối với 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch, sau nhiều năm trăn trở để tìm hướng đi cho công tác giáo dục đến nay huyện đang có nhiều cố gắng để hình thành trường dân tộc nội trú tại chỗ nhằm thu hút, động viên con em đồng bào các dân tộc đến trường.

Mặc dù nguồn vốn đầu tư phát triển chưa nhiều so với nhu cầu, nhưng từ những chủ trương chính sách hợp lòng dân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của vùng nên đã có những tác động rất lớn, tạo ra phong trào lao động sản xuất khá sôi nổi, đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển, xoá đói giảm nghèo. Đối với vùng dân tộc thiểu số tuy đời sống vẫn còn rất khó khăn, hộ đói nghèo chiếm đa số, nhưng so với trước đây đời sống người dân có phần đỡ hơn rất nhiều. Trước năm 1999 thì số tháng thiếu lương thực của đồng bào dân tộc từ 6-8 tháng, đến năm 2004 số tháng thiếu lương thực chỉ còn lại 3-4 tháng. Tỷ lệ hộ nghèo tuy còn cao nhưng đã giảm trên 12% trong ba năm trở lại đây.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, Bố Trạch luôn quan tâm chỉ đạo giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng tại khu vực này, nhất là các xã vùng biên giới, vùng dân tộc ít người. Huyện đã tăng cường một đội công tác cơ sở của Huyện đội lên 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch gồm 12 đồng chí, để phối hợp với lực lượng biên phòng trong việc bảo vệ an ninh biên giới phía tây của huyện. Việc huấn luyện dân quân tự vệ cũng được chỉ đạo và thực hiện một cách nghiêm túc. Công tác tăng cường cán bộ cho các xã rẻo cao cũng được chú trọng thực hiện, hai Bí thư Đảng uỷ xã là hai cán bộ huyện tăng cường lên. Công tác củng cố xây dựng tổ chức Đảng và phát triển Đảng tại các xã vùng dân tộc được Thường vụ huyện uỷ đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể nói vùng dân tộc miền núi Bố Trạch vẫn còn những tồn tại và không ít những khó khăn: Xuất phát điểm của các xã dân tộc miền núi quá thấp, nhất là 2 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước năm 2000 tỷ lệ hộ đói nghèo gần 100%. Tính đặc thù của vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, với những khó khăn vốn có về điều kiện tự nhiên, xã hội. Hạ tầng giao thông quá kém dẫn đến sự trao đổi thương mại, giữa hai vùng chưa có nhiều. Một số xã do năng lực lãnh đạo của cán bộ còn nhiều hạn chế. Tính ỷ lại, trông chờ còn cao, chưa phát huy hết những khả năng sẵn có của địa phương. Trình độ văn hoá của một số bộ phận nhân dân còn thấp, nhất là hai xã vùng đồng bào dân tộc Tân Trạch và Thượng Trạch. Sự bất cập về cơ sở hạ tầng của khu vực rất lớn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư chưa đủ, nên không thể đầu tư đồng bộ trong một lúc. Cơ cấu đầu tư tại một số xã chưa hợp lí, còn tập trung cho các công trình hạ tầng xã hội, các công trình phục vụ sản xuất đầu tư chưa được nhiều. Vì vậy lượng hàng hoá làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu sinh sống của người dân. Vốn đầu tư còn quá ít so với nhu cầu của vùng đặc biệt khó khăn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc miền núi chưa có tính đột phá, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng khoảng cách về đời sống giữa các vùng miền còn quá lớn. Với đặc thù riêng, việc tạo ra quĩ đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc theo Chương trình 134 là quá khó, đây là vấn đề còn nhiều trăn trở của huyện. Trước mắt huyện đã tập trung sản xuất cây đa mục đích, khoanh nuôi làm giàu, bảo vệ rừng và chăn nuôi đại gia súc vì đây là những thế mạnh của vùng miền núi.

Đặt mục tiêu là sớm đưa các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi của huyện thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả xã hội, trong những năm tiếp theo, Bố Trạch tiếp tục dành sự ưu tiên đặc biệt cho vùng dân tộc miền núi, trong đó huyện sẽ tập trung vào hai nội dung chủ yếu sau:
Tiếp tục huy động tốt mọi nguồn vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các xã vùng dân tộc miền núi, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông miền núi, đối với huyện Bố Trạch, căn cứ vào ý nghĩa lịch sử, vị trí địa lí của vùng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, về thực trạng kinh tế - xã hội của hai xã vùng dân tộc thiểu số Tân Trạch và Thượng Trạch, vai trò an ninh - quốc phòng của tuyến đường 20 lịch sử và năng lực đầu tư, huyện Bố Trạch đề nghị Chính phủ sớm ưu tiên đầu tư tuyến đường 20 lịch sử từ km 0 đến km 68, giáp với biên giới Việt - Lào nơi có cửa khẩu Quốc gia Cà Roòng - Noọng Ma với nước bạn Lào. Nếu có được tuyến đường này thì không những tạo ra được sự bứt phá để hai xã rẻo cao Tân Trạch và Thượng Trạch phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo ra một động lực mới cho sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. Mặt khác cũng phải chú trọng đầu tư các công trình phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt để giúp người dân chủ động được cuộc sống của mình, tiến tới không còn đói nghèo.

Củng cố và phát triển công tác giáo dục đào tạo tại các xã vùng dân tộc miền núi. Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại núi rừng cách trở, nên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ giáo viên gặp nhiều khó khăn. Nếu không có những biện pháp tích cực và thay đổi phương thức đào tạo thì việc phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí cho các xã vùng dân tộc miền núi là rất khó khăn. Vì vậy, phương án hình thành trường Dân tộc nội trú đặt tại xã Thượng Trạch và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho hai xã đồng bào dân tộc Tân, Thượng Trạch là những việc hết sức cần thiết và duy nhất cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo trong những năm tới của huyện tại các xã vùng dân tộc miền núi.

Nguyễn Hồng Thanh
Bí thư Huyện ủy Bố Trạch

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,842,154

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề