Tại sao không được mặc áo blouse ra ngoài

Thảo Anh [Theo New York Times]   -   Thứ năm, 02/05/2019 06:45 [GMT+7]

Ảnh minh hoạ.

Một nghiên cứu gần đây tại 10 bệnh viện ở Mỹ cho thấy chỉ hơn một nửa số bệnh nhân quan tâm về trang phục của bác sĩ. Hầu hết họ thích bác sĩ mặc áo khoác trắng truyền thống.

Một số bác sĩ thì xem áo blouse trắng là biểu tượng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người có thể không nhận ra là trang phục của nhân viên y tế tưởng như sạch sẽ nhưng có thể chứa vi khuẩn và mầm bệnh nguy hiểm.

Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy, áo khoác trắng thường bị nhiễm các chủng vi khuẩn có hại và đôi khi kháng thuốc liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện. Có đến 16% áo blouse trắng được xét nghiệm dương tính với vi khuẩn MRSA và lên đến 42% đối với vi khuẩn Gram âm.

Cả hai loại vi khuẩn có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng da và máu, nhiễm trùng huyết và viêm phổi.

Không chỉ áo blouse trắng, nghiên cứu cũng cho thấy ống nghe, điện thoại và máy tính bảng có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại. 

Một nghiên cứu của các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cho thấy có sự trùng khớp 45% giữa các loài vi khuẩn được tìm thấy trên trang phục của họ và trong vết thương của bệnh nhân mà họ đã điều trị. 

Hàng dệt kháng khuẩn có thể giúp giảm sự hiện diện của một số loại vi khuẩn. Việc giặt quần áo hàng ngày của nhân viên y tế có thể giúp ích phần nào.

Một thử nghiệm được công bố năm ngoái đã kiểm tra xem việc mặc áo khoác trắng ngắn tay hay dài có tạo ra sự khác biệt trong việc truyền mầm bệnh hay không. 

Nghiên cứu cho thấy áo tay ngắn ít truyền vi khuẩn hơn bởi có thể dễ dàng giữ tay và cổ tay sạch hơn. Trong khi đó, tay áo dễ dàng cọ vào các vật nhiễm bẩn khác. Vì lý do này, Hiệp hội Dịch tễ học Y tế Hoa Kỳ đề nghị các bác sĩ lâm sàng xem xét việc để tay trần từ khuỷu tay đến bàn tay khi khám bệnh.

Việc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn thường hiệu quả và tiện lợi hơn xà phòng và nước để làm sạch quần áo.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Sáng ngày 1/7 vừa qua, đã có hơn 300 cán bộ giảng viên và sinh viên của ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương lên đường tới TP.HCM để hỗ trợ công tác chống dịch. Trên đường di chuyển tới sân bay nội bài, cả ê-kíp đều mặc áo blouse trắng, tạo nên khung cảnh nổi bật giữa phi trường. Trước hành động tưởng chừng như không có gì tranh cãi, đạo diễn Bảo Nhân – người đứng sau loạt phim ăn khách “Gái già lắm chiêu” lại đăng status thắc mắc vì sao lại mặc blouse trắng ra sân bay như vậy.

Ngay lập tức, dòng trạng thái của nam đạo diễn đã dấy lên luồng tranh luận mạnh mẽ. Nhất là khi được một cư dân mạng góp ý, vị đạo diễn nổi tiếng đã đáp lại: “Kiến thức thấp!”. Điều này càng khiến mạng xã hội bùng nổ nhiều ý kiến trái chiều.

Tuy rằng quan điểm của đạo diễn mang tính cá thể tuy nhiên trong toàn cảnh hiện tại, nhiều người cho rằng hành vi ” soi mói ” này là không nên. Dù vậy, dòng trạng thái của đạo diễn Bảo Nhân cũng khiến nhiều người vướng mắc. Liệu có đúng là không được mặc áo blouse trắng ra ngoài hay có trường hợp nào ngoại lệ ?

Nhân viên y tế có được mặc áo blouse ra khỏi đơn vị công tác, học tập không?

Dựa trên quy tắc thì các nhân viên y tế không được mặc đồng phục ngành ra khỏi bệnh viện, các sinh viên cũng không được mặc áo blouse trắng ra khỏi trường học nếu không phải phục vụ cho công việc. Cụ thể, theo Quyết định 2365/2004/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế trang phục y tế, tại mục sử dụng trang phục y tế có ghi rõ:

Bạn đang đọc: Nhân viên y tế được mặc áo blouse ra khỏi bệnh viện

– Mọi cán bộ y tế trong những cơ sở khám chữa bệnh phải mang phục trang y tế đồng điệu và biển chức vụ trong giờ thao tác hành chính và giờ trực .

– Nghiêm cấm mặc trang phục y tế ra ngoài cổng bệnh viện để giải quyết việc riêng.

Xem thêm: Trần Lệ Xuân – Wikipedia tiếng Việt

Ngoài ra, quy chế này này cũng nghiêm cấm mọi cán bộ y tế mang trang phục từ các khu vực vô khuẩn [khoa phẫu thuật] hoặc khu cách ly sang các khu khác. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ y tế phải có trách nhiệm bảo quản và sử dụng trang phục y tế luôn sạch, đẹp.

Xem thêm: Thời trang áo bà ba kiểu cho người hiện đại

Đồng thời, những nhân viên cấp dưới y tế không được mặc phục trang nhăn nhúm hoặc cũ, rách nát, mất cúc, đổi màu. Đặc biệt là khi giặt, phục trang từ những khu lây nhiễm cần phải được giặt riêng .Tổng hợp

Trước thế kỷ hai mươi, các bác sỹ ở Âu Mỹ thường ăn mặc như những quý ông giàu có. Họ đội một chiếc mũ cao, khoác áo choàng xám và làm việc trong bệnh viện. Tại thời điểm đó, các khái niệm về vi sinh hiện đại và khử trùng chưa xuất hiện. Vi vậy, công dụng chính của đồng phục bác sỹ chỉ là tự bảo vệ mình khỏi máu và các bụi bẩn khác. Vì áo có màu xám nên trông quần áo đỡ dơ hơn.

Bạn đang xem: Tại sao không được mặc áo blouse ra đường

Thời trung cổ ở châu Âu, các bác sỹ còn mang cả “mặt nạ mỏ chim”. Tuy là khoác lên người nguyên một màu xám hoặc đen như thế nhìn có hơi đáng sợ nhưng nó lại là minh chứng lịch sử cho cả một hành trình chống lại các dịch bệnh.

Còn áo blouse trắng chỉ mới xuất hiện khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Nó được coi là biểu tượng cho sự trong sạch và thuần khiết. Người ta nói rằng Joseph – vị bác sỹ đến từ Anh Quốc – là người đầu tiên mặc áo Blouse trong khi tiến hành phẫu thuật.

Theo năm tháng, chiếc áo này ngày một trở nên phổ biến hơn. Ngày nay, ở một số trường đại học tại Mỹ người ta sẽ tổ chức buổi lễ trang trọng mang tên “Trao đồng phục bác sỹ -áo blouse trắng” cho các sinh viên khoa y khi họ tốt nghiệp, đánh dấu bước khởi đầu cho sự nghiệp “chăm sóc sức khỏe con người” của mình. Hơn 50% bệnh nhân cũng nghĩ rằng các bác sỹ phải khoác một chiếc áo blouse trắng bên ngoài trang phục đi làm của họ, như thế trông mới giống bác sỹ.

Màu trắng của áo đồng phục bác sỹ còn mang một hàm ý: bác sỹ là người cẩn thận, luôn chú tâm và tập trung cao độ vào công việc

Rõ rằng là màu trắng rất dễ bị vấy bẩn, chỉ cần một vết máu hay một ít bụi dính vào là ngay lập tức chiếc áo sẽ trở nên rất khó coi. Do đó, màu trắng của áo đồng phục bác sỹ còn mang một hàm ý: bác sỹ là người cẩn thận, luôn chú tâm và tập trung cao độ vào công việc. Ngoài ra nó còn giúp việc khử trùng và giặt giũ trở nên thuận tiện hơn, góp phần bảo vệ bệnh nhân.

Tất nhiên cũng có nhiều bác sỹ phàn nàn rằng: “Đồng phục bác sỹ màu trắng nhìn không đẹp lắm, chúng trông rất đơn điệu, không có gì đặc biệt”. Hầu hết, mọi người có thể bắt gặp “chiếc áo trắng” này ở bất cứ nơi đâu trong bệnh viện. Ngay cả, những giáo sư nổi tiếng cũng không ngoại lệ. Thông thường logo của bệnh viện và một số thông tin cần thiết về bác sỹ được thêu ngay trên túi áo khoác nhằm tạo sự tin tưởng, an tâm cũng như giúp bệnh nhân và người nhà của họ thuận tiện hơn trong việc liên lạc với bác sỹ khi đến điều trị.

Xem thêm: Phần Mềm Giả Lập Card Màn Hình Nvidia, Giả Lập Card Màn Hình Để Chơi Game

Đồng phục bác sỹ phẫu thuật:

Chúng làm giảm áp lực và giúp mắt của y bác sỹ điều tiết tốt hơn khi thực hiện các ca phẫu thuật.

Trong phòng mổ luôn có sẵn những bộ đồng phục bác sỹ nhưng tại sao chúng lại có màu xanh nhạt, mà không phải là màu trắng? Ngay khi vào phòng phẫu thuật các bác sỹ phải thay đổi trang phục. Họ mặc một bộ quần áo phẫu thuật [tên tiếng Anh của nó là Scrubs].

Đây là loại trang phục đặc biệt được sử dụng trong phòng phẫu thuật. Chúng tựa như “đồ ngủ” khá rộng rãi và thoải mái, được thiết kế sao cho người mặc dễ dàng thay đổi y phục. Nó cũng chính là bộ quần áo màu xanh mà các bác sỹ – trong bộ phim truyền hình “Grey’s Anatomy” do Mỹ sản xuất – mặc bên trong và khoác thêm áo blouse trắng bên ngoài.

Bộ quần áo phẫu thuật này là sự kết hợp giữa áo blouse ngắn, cổ chữ V và chiếc quần ống rộng mang lại cảm giác thoải mái, thông thoáng và thuận tiện cho người mặc. Trong phòng mổ các bác sỹ được yêu cầu phải mặc bộ quần áo này bên trong và khoác thêm một chiếc áo phẫu thuật dài tay bên ngoài, tất cả chúng đều có màu chủ đạo là xanh cổ vịt hoặc xanh da trời [Theo quy định ở Việt Nam là màu xanh cổ vịt].

Màu trắng tượng trưng cho sự sạch sẽ, vậy tại sao lại chọn màu xanh cho trang phục phẫu thuật? Trước khi giải thích điều này, mời bạn xem hình ảnh dưới đây:

Đầu tiên bạn hãy tập trung nhìn vào chấm đen của hình tròn đỏ [bên trái] ít nhất 30 giây. Sau đó, nhanh chóng nhìn sang điểm đen của hình tròn màu trắng [bên phải]. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy hình tròn này có màu xanh biển hoặc xanh lá cây chứ không phải là màu trắng. Điều tương tự sẽ xảy ra khi bạn tập trung nhìn vào chấm đen trên hình tròn đỏ và nhanh chóng nhắm mắt lại. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng thị giác sau ảnh”. Nếu bạn nhìn lâu vào một màu nào đó và đột ngột nhìn sang chỗ khác bạn sẽ thấy các màu sắc bổ sung xuất hiện. Ví dụ như, màu đỏ sẽ biến thành xanh, xanh thành cam và vàng thành tím,…

Khi phẫu thuật các bác sỹ phải tập trung cao độ vào các cơ quan nội tạng và máu. Do đó để hạn chế “ảo giác màu xanh” xuất hiện người ta cần bổ sung thêm màu xanh xung quanh phòng. Vì vậy, họ sử dụng ánh đèn, đồng phục bác sỹ màu xanh, hay thậm chí là các bức tường trong phòng phẫu thuật cũng được sơn màu xanh nhạt để giảm căng thẳng cho mắt và giúp mắt của các bác sỹ điều tiết được tốt hơn trong suốt ca mổ.

Xem thêm: Cpu Có Tên Đầy Đủ Tiếng Anh Là Gì? Cpu Có Tên Tiếng Anh Đầy Đủ Là

Một lý do khác nữa đó là khi bạn chăm chú nhìn vào các cơ quan nội tạng có màu hồng hoặc đỏ quá lâu sẽ khiến não bị mệt mỏi, làm mắt bạn bị lóa nhìn không được rõ. Khi đó, chỉ cần ta chuyển hướng sang nhìn các vật có màu xanh nhạt là mắt sẽ được cải thiện. Vì vậy, màu xanh không chỉ làm giảm áp lực cho mắt mà nó còn giúp cho não giữ được độ nhạy cảm với màu đỏ, tăng sự chính xác cho ca phẫu thuật.

Video liên quan

Chủ Đề