Bột thuốc bắc mua ở đâu adelaide nam úc

Quy mô và đặc điểm tự nhiên của thị trường Úc

Phần lớn dân cư Úc sống ở các thành phố và thị trấn dọc bờ biển đất nước. Có hai thành phố chính là Sydney và Melbourne và hầu hết hàng hoá nhập khẩu vào Úc đi qua cảng của hai thành phố này. Một số cảng nhập khẩu hàng hoá quan trọng khác là Brisbane, Fremantle (Perth) và Adelaide.

Show

Hầu hết khách hàng của Úc đều quan tâm đến vấn đề “giá trị tương ứng của đồng tiền” đặc biệt là về chất lượng. Các nhà nhập khẩu Úc mong đợi được chào hàng với giá cả cạnh tranh, số lượng nhỏ, chất lượng ổn định và giao hàng đúng hạn.

Các khu dân cư chính

Mặc dù đất nước rộng lớn và dân số nhỏ, hầu hết người Úc sống ở các thành phố và thị trấn lớn. Lượng mưa trong lục địa thấp đồng nghĩa với việc dân cư sống tập trung ở dọc bờ biển, đặc biệt ở khu vực đông nam nước Úc. Trên thực tế, gần một nửa dân số Úc sống ở Sydney, Melbourne và các thành phố và thị trấn lân cận.

Các thành phố chính của Úc là:

Sydney

Với dân số hơn 4,6 triệu người, Sydney là thành phố lớn nhất của Úc và là trung tâm các hoạt động kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Do là thủ phủ của bang có dân số lớn nhất nước Úc (bang New South Wales) với dân số hơn 7,4 triệu người nên lượng hàng hoá nhập khẩu qua cảng Sydney rất lớn.

Sydney là thành phố năng động và có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên như San Fransisco. Sydney thu hút đông đảo cộng đồng di cư đến từ khu vực châu Á không chỉ do các cơ hội làm ăn kinh doanh mà còn bởi thời tiết thuận lợi, mùa hè ấm áp và mùa đông dễ chịu. Rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có trụ sở tại Sydney và các nhà cung cấp nước ngoài thường ghé Sydney trong mỗi chuyến đi tới Úc.

Melbourne

Melbourne, thủ phủ của bang Victoria, là thành phố lớn thứ hai ở Úc với dân số khoảng 4,16 triệu người trên tổng số hơn 5,76 triệu người của toàn bang. Melbourne là thành phố sôi động, thành phố của thế giới và đa dạng về chủng tộc nhưng vẫn giữ được sự yên tĩnh và cuộc sống nhẹ nhàng. Melbourne là trung tâm tài chính và ngân hàng với tám trong số 10 công ty lớn nhất của Úc có trụ sở chính tại đây. Cảng Melbourne là cảng hàng hóa chính của Úc và là cảng container lớn nhất khu vực Bán Cầu Nam.

Ở Melbourne có rất nhiều nhà nhập khẩu lớn có các mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Các nhà nhập khẩu ở đây cũng có những yêu cầu tương tự như các nhà nhập khẩu tại Sydney nhưng thị trường có chút ít khác biệt. Ví dụ, thị trường hàng dệt len ở Melbourne tốt hơn do ở đây khí hậu mát hơn, trong khi đó thị trường đồ trang trí nội thất có thị hiếu giống của châu Âu nhưng không cùng mức độ được quan tâm như đồ nội thất bình dân ngoài trời.

Brisbane

Brisbane là thủ phủ của bang Queensland nằm ở phía Bắc. Dân số Brisbane khoảng 2,15 triệu người trên 4,67 triệu dân số toàn bang. Brisbane có khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ từ tháng Mười hai đến tháng Hai tương tự như ở Đông Nam Á. Cuộc sống ở Brisbane khá thoải mái và cách ăn mặc ở đây cũng rất bình dị.

Khi so sánh với Sydney và Melbourne thì ở đây có rất ít các nhà nhập khẩu lớn. Hầu hết hàng hoá bán tại các cửa hàng bán lẻ ở Queensland đều được cung cấp hoặc nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhà nhập khẩu hoặc các nhà bán buôn ở các bang phía Nam. Mặc dù vậy, vẫn có cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài ở Brisbane, đặc biệt là các sản phẩm cho du lịch (đồ lưu niệm, quà tặng…), các ngành công nghiệp dịch vụ về du lịch (xây dựng, nội thất, vật liệu xây dựng…), ngành khai thác mỏ và nông nghiệp.

Perth

Perth là thủ phủ của bang có diện tích lớn nhất nước Úc, bang Tây Úc, cách Sydney 4 tiếng rưỡi bay, được coi thủ phủ biệt lập nhất trên thế giới tính về địa lý. Dân số của thành phố này khoảng 1,83 triệu người, chiếm trên 70% dân số của cả bang Tây Úc (khoảng 2,5 triệu). Perth có khí hậu Địa Trung Hải nóng và khô vào mùa hè, lạnh và ẩm ướt vào mùa đông. Lối sống ở đây nói chung là đơn giản và thoải mái.

Do nằm biệt lập với các thành phố khác, ngày càng có nhiều công ty tại địa phương nhập khẩu trực tiếp hàng hoá và phân phối trên toàn quốc. Tuy Perth được coi là một thị trường độc lập cho một số sản phẩm nhập khẩu, nhưng khó khăn lớn nhất đối với người cung cấp nước ngoài là số lượng sản phẩm tiêu dùng nhỏ, chỉ để phục vụ cho một bang với tổng số dân khoảng 2,3 triệu người.

Do đứng đầu nước Úc về sản xuất khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt cũng như các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và len, thị trường Tây Úc mang đến nhiều cơ hội đặc biệt trong các lĩnh vực khoảng sản, năng lượng (cả trên bờ và xa bờ) và nông nghiệp. Trong ngành chế tạo, đóng tàu, đặc biệt là tàu thuyền chở khách bằng vật liệu nhôm là ngành quan trọng của bang.

Adelaide

Adelaide là thủ phủ của bang Nam Úc có dân số khoảng 1,23 triệu người trên tổng số 1,67 triệu người của cả bang với ngành sản xuất chế tạo có qui mô hạn chế và chỉ có một số ít nhà nhập khẩu lớn. Tuy nhiên, Adelaide lại là một trong những trung tâm sản xuất ô tô chính của Úc.

Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài không coi Adelaide là thị trường quan trọng. Các nhà nhập khẩu ở thành phố này chủ yếu cung cấp hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ với khối lượng tương đối nhỏ. Hầu hết hàng hoá nhập khẩu ở thành phố này đều thông qua các nhà nhập khẩu tại Melbourne.

Canberra

Canberra là thủ đô của Úc, với dân số chỉ khoảng 383.000 người. Thành phố được qui hoạch đồng bộ, các hoạt động tập trung chủ yếu vào Chính phủ và bộ máy hành chính.

Đối với các nhà cung cấp nước ngoài, Canberra không được coi là một thị trường quan trọng. Ở đây có rất ít các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, dân số không nhiều và hầu hết các nhu cầu cần thiết cho thành phố được cung cấp bởi các nhà sản xuất và nhập khẩu tại Sydney hoặc Melboume.

Hobart

Hobart là thủ phủ của bang đảo Tasmania với dân số khoảng 217.000 người và dân số toàn bang chỉ có 513.000. Các nhà nhập khẩu ở Melbourne cung cấp hầu hết nhu cầu hàng hoá của Hobart, chỉ có một số ít nhà nhập khẩu ở Tasmania với qui mô nhỏ.

Darwin

Darwin nằm ở phía Bắc nước Úc, là thủ phủ của vùng lãnh thổ Bắc Úc. Ở đây khí hậu nhiệt đới và có lối sống thoải mái và bình dân. Với dân số chỉ khoảng 129.000 người ở khu trung tâm Darwin trên tổng số 241.800 người của toàn vùng lãnh thổ, chỉ có một số ít các nhà nhập khẩu với số lượng hàng hoá hạn chế. Tuy nhiên, Darwin cung cấp hàng hóa cho các căn cứ quân sự trọng yếu và Darwin có bước tiến triển nhanh trong lĩnh vực khai thác dầu khí ngoài khơi tại biển Timor. Vùng lãnh thổ Bắc Úc còn có các ngành công nghiệp khai mỏ và chăn nuôi gia súc khá phát triển.

Tuyến đường sắt chạy từ Darwin qua Alice Springs nối với tất cả các thủ phủ ở phía Nam đã làm tăng thêm tiềm năng của Darwin như một cảng trung chuyển xuất nhập khẩu giữa Darwin và các cảng ở châu Á.

Như vậy, có thể nói, hai thành phố quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp nước ngoài là Sydney và Melbourne. Mặc dù Úc có diện tích rộng như nước Mỹ nhưng Úc không có những phân đoạn thị trường riêng rẽ theo địa lý phong phú như Mỹ và hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng chỉ một chuyến thăm Sydney và Melbourne là có thể biết được các đặc điểm chính của thị trường, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng.

Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng Úc

Nhìn chung, người tiêu dùng Úc được miêu tả là khá bảo thủ và rất hiểu về vấn đề "giá trị tương xứng của đồng tiền". Trong những năm qua, có một xu hướng đáng chú ý là sản phẩm tiêu dùng được đánh giá dựa trên tiêu chí “giá trị của đồng tiền” hơn là tiêu chí về giá. Ở một số phân đoạn thị trường, thị trường hàng giá rẻ đã suy giảm do người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm có chất lượng. Điều này không có nghĩa là người tiêu dùng Úc sẵn sàng trả giá cao. Trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng sẽ so sánh giá của nhiều người bán lẻ khác nhau trước khi quyết định mua hàng hoá quan trọng.

Hầu hết người tiêu dùng Úc có thái độ khá cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hàng nội địa được đánh giá là có giá trị tương xứng thì người tiêu dùng thường mua hàng hoá sản xuất trong nước. Mặc dù vậy, người tiêu dùng cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và thường sẽ đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả hơn là nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, vẫn luôn tồn tại phân khúc thị trường một số mặt hàng nhập khẩu giá cao và thời trang. Ví dụ, quần áo và giày dép thời trang của phụ nữ từ Ý và Pháp có giá bán lẻ tương đối cao hay xe ô tô từ châu Âu cũng được bán với giá rất cao. Một điểm nữa cần lưu ý là người tiêu dùng Úc rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Nhiều nhà bán lẻ ở Úc áp dụng chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng, dù chỉ đơn giản là do người mua thay đổi ý định mua hàng.

Người tiêu dùng Úc đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao và các tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và các nhà bán lẻ tuân thủ các qui định này và sẽ không chấp nhận các sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng.

Quan điểm của nhà nhập khẩu

Nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng mối quan tâm chính của các nhà nhập khẩu Úc là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và số lượng tối thiểu. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nước ngoài có kinh nghiệm tại thị trường này cho rằng có ba tiêu chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Úc là "giá, giá và giá".

Điều này không hoàn toàn chính xác, sự thật là các nhà nhập khẩu nói chung thường nêu câu hỏi đầu tiên với nhà cung cấp mới thường liên quan tới giá FOB/FCA của sản phẩm. Nhà nhập khẩu Úc thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và châu Âu nhưng đòi hỏi hàng hóa phải có chất lượng ổn định và giao hàng đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều thị trường khác. Lý do mà người tiêu dùng Úc có quan điểm khắt khe là:

  • Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực nhập khẩu và bán lẻ, với lợi nhuận ròng khá thấp;
  • Sự mở cửa của chính sách nhập khẩu của Úc;
  • Số lượng lớn các nhà cung cấp từ các nước lân cận cố gắng bán hàng vào thị trường Úc;
  • Trên thực tế, mùa mua hàng của Úc không trùng với mùa mua hàng của các nước ở Bán cầu Bắc nên nhiều nhà cung cấp nước ngoài chào giá “hàng cuối mùa” cho những lô hàng bán tại Úc.

Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc thường ít thay đổi nhà cung cấp nước ngoài mới. Mặt khác, họ thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh doanh được liên tục và họ không thích thay đổi nhà cung cấp thường xuyên một cách đột ngột.

Khi lần đầu giao dịch với khách hàng mới, nhà nhập khẩu Úc thường sẽ đặt hai hoặc ba đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên.

Tuy nhiên, nhà nhập khẩu Úc sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ thoả thuận không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc qua mặt các nhà nhập khẩu Úc sẽ là một sai lầm nghiêm trọng trong thị trương nhỏ bé này vì nhà nhập khẩu sẽ sớm phát hiện được điều gì đang xảy ra.

Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Úc không thích mặc cả. Họ sẵn sàng đàm phán một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để giá giảm 20% hoặc hơn. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Úc thường sẽ không cân nhắc bản chào hàng. Do vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Úc, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá “hợp lý nhất”. Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%.

Điểm cuối cùng về nhà nhập khẩu Úc là quan điểm của họ đối với nhà cung cấp mới. Như đã đề cập ở trên, hầu hết các nhà nhập khẩu không muốn thay đổi nhà cung cấp hiện tại vì lo ngại những khó khăn họ sẽ phải đối mặt khi tìm cách xây dựng mối quan hệ làm ăn với nhà cung cấp mới. Trong khi, điều đầu tiên hấp dẫn các nhà nhập khẩu Úc là mức giá cạnh tranh, họ vẫn sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên.

Chính sách nhập khẩu của Úc

Thuế hải quan

Thuế nhập khẩu ở Úc được tính trên cơ sở giá FOB có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới địa điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Úc, hải quan Úc sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng.

Úc sử dụng Biểu thuế chung đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước phát triển hơn (Nhật, Anh…). Bên cạnh biểu thuế này, Úc cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước (ví dụ như đối với các nước đang phát triển có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi và các nước thành viên Diễn đàn Khu vực đảo Thái Bình Dương (PIF)), các nước đã ký hiệp định thương mại song phương như Papua New Guinea, Canada, New Zealand, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia, và các nước ASEAN. Thành viên của ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Papua New Guinea, New Zealand, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia, ASEAN và các nước thành viên PIF được miễn thuế khi xuất khẩu vào Úc đối với hầu hết các mặt hàng với điều kiện hàng hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan. Ngoài ra, tất cả hàng hoá xuất xứ từ các nước kém phát triển (LCDs) và Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Úc.

Từ năm 1980, chính phủ Úc đã thực hiện một chương trình cải cách thuế trên diện rộng, dẫn tới việc cắt giảm đáng kể việc bảo hộ công nghiệp của Úc.

Từ ngày 1/7/1996, biểu thuế nhập khẩu chung đã ở mức 5% giá trị FOB. Danh mục những sản phẩm thuộc diện chịu mức thuế suất cao hơn bao gồm hàng dệt may, quần áo, giày dép và ô tô, nhưng mức thuế của các sản phẩm này cũng đã được cắt giảm theo lộ trình.

Bảng 2: Những nước được ưu đãi miễn trừ thuế dành cho các nước kém phát triển

Châu Á Cape Verde Madagascar Uganda
Afghanistan Chad Malawi Zambia
Bangladesh Trung Phi Mali Các nước PIF
Bhutan Comoros Mauritania Kiribati
Burmar (Myanmar) Congo Mozambique Quốc đảo Solomon
Campuchia Djibouti Niger Tuvalu
Lào Equatorial Guinea Rwanda Vanuatu
Maldives Ethiopia Sao Tome & Principe Samoa
Nepal Eritrea Senegal Các nước khác
Châu Phi Gambia Sierra Leone Haiti
Angola Guinea Somalia Yemen
Benin Guinea Bisseau Sudan Đông Timo
Burkina Faso Lesotho Tanzania  
Burundi Liberia Togo  

Hàng dệt may và giày dép

Hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng dệt may, quần áo và giày dép được bãi bỏ vào năm 1993. Kể từ đó, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu duy nhất đối với những mặt hàng này là thuế nhập khẩu, và Chính phủ đã cắt giảm thuế các mặt hàng này theo từng giai đoạn trong vòng hơn 20 năm qua. Cắt giảm các mặt hàng này được áp dụng từ ngày 01/1/2005. Chính phủ Úc cam kết giữ tất cả các dòng thuế mặt hàng dệt may, quần áo, giày dép ở mức năm 2010 đến tận năm 2015 và sau đó giảm thuế hầu hết các mặt hàng này xuống 5%.

Bảng 3: Lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng dệt may, quần áo, giày dép


Đơn vị: % thuế tính theo giá FOB.

Hàng hóa 2010 2015
Quần áo và một số mặt hàng dệt may thành phẩm 10 5
Tấm trải bông và vải dệt 5 5
Các loại vải khác và thảm 5 5
Giày dép 5 5
Túi ngủ, khăn trải bàn 5 5

Bên cạnh đó, Úc dành những ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng may mặc và giày dép sản xuất thủ công và cho phép miễn thuế nhập khẩu những mặt hàng này. Tiêu chí đối với những ưu đãi này rất khắt khe, đòi hỏi các sản phẩm phải được làm bằng phương pháp thủ công, không sử dụng công cụ cầm tay có dùng điện và trong trường hợp là hàng may mặc, 90% nguyên liệu phải là vải sợi tự nhiên.

Theo chương trình gia công ở nước ngoài (OAP), nếu các công ty sản xuất hàng may mặc của Úc chuyển nguyên liệu sản xuất ở Úc ra nước ngoài để gia công thì sẽ chỉ phải trả thuế nhập khẩu đối với những chi phí thuê may và trang trí hoàn thiện ở nước ngoài.

Ưu đãi chung đối với hàng thủ công

Bên cạnh những ưu đãi đặc biệt đối với hàng dệt may, quần áo và giày dép được sản xuất thủ công, Úc cho phép miễn thuế nhập khẩu các sản phẩm khác đáp ứng các tiêu chuẩn ưu đãi chung đối với hàng thủ công.

Những sản phẩm thỏa mãn các tiêu chuẩn của Úc phải là sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp thủ công theo một hoặc nhiều qui trình như sau:

  • Làm bằng tay; hoặc
  • Làm bằng công cụ cầm tay; hoặc
  • Làm bằng máy được thao tác bằng tay hoặc chân;
  • Sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn trọng lượng của nguyên liệu theo phương pháp truyền thống để sản xuất sản phẩm thủ công; và
  • Do “làm bằng tay” nên sản phẩm cần đạt được những tiêu chí về thẩm mỹ hay có giá trị trang trí tương đương với sản phẩm làm bằng tay truyền thống của đất nước mà sản phẩm được sản xuất.

Qui định kiểm dịch

Là một quốc đảo có ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, các qui định kiểm dịch của Úc rất chặt chẽ.

Tất cả các loại thực vật nhập khẩu, cho dù tươi hoặc không, hoặc những phần của cây cối như quả, hạt, cành, củ… cũng như gỗ và tất cả những vật phẩm làm từ gỗ, tre… đều phải được kiểm dịch và phải chuyển đến cơ quan kiểm dịch thực vật. Những sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện có nhiễm khuẩn sẽ phải được xử lý, tiêu hủy hoặc gửi trả lại bằng chi phí của chủ hàng. Một số loại cây cảnh, hạt, rau quả tươi, phải được cấp phép trước khi nhập khẩu.

Đất bị cấm nhập khẩu vào Úc nên bất kỳ một sản phẩm nào bị phát hiện có đất sẽ bị cách ly kiểm dịch và được trả ra khi cơ quan kiểm dịch xác định rằng các nguy cơ đã được loại bỏ hoàn toàn.

Dưới đây là phần tóm tắt những quy định chính về kiểm dịch. Tuy nhiên các nhà cung cấp nước ngoài nên cập nhật những quy định mới nhất trước khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Úc. Những thay đổi đối với các quy định kiểm dịch do Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp (DAFF) của Úc thông báo tại chuyên mục Cảnh báo các điều kiện nhập khẩu liên quan đến an toàn sinh học trên trang web:

ICON Query - Department of Agriculture, Fisheries and Forestry

Hệ thống cảnh báo các điều kiện nhập khẩu đăng tải các thông báo về những vấn đề hiện tại và những thay đổi lớn đối với các quy định về nhập khẩu. Hệ thống này bao gồm các điều kiện nhập khẩu đối với hơn 20.000 thực vật, động vật, vi khuẩn, khoáng sản và các sản phẩm từ con người. Các thông tin này thường xuyên được cập nhật.

Xử lý bắt buộc

Một số mặt hàng (bao gồm những mặt hàng được liệt kê dưới đây) bắt buộc phải được xử lý ngay sau khi nhập khẩu nếu không đưa ra những minh chứng thuyết phục rằng hàng hoá đó đã được xử lý theo quy định trước khi nhập khẩu.

  • Đồ nội thất cổ
  • Sản phẩm từ tre và nứa
  • Vật lót hàng (rơm bện, vỏ bào…) trừ trường hợp tái xuất
  • Đồ gỗ từ châu Á và Đông Nam Á
  • Vật phẩm làm từ rơm ngũ cốc
  • Hoa khô, bao gồm các loại cây cỏ khô
  • Rong rêu

Gỗ thanh và gỗ khúc

Một số côn trùng có hại nguy cơ cao đe doạ an toàn sinh học của Úc bao gồm một số loài bọ cánh cứng, bướm đêm, mối, ong có tên tiếng Anh chính xác như sau: Asian Longhorn Beetle, Burnt Pine Longicorn Beetle, Japanese Pine Sawyer Beetle, Asian Gypsy Moth, Termites, Auger Beetle, Powder Post Beetle, Wood Wasps.

Rất nhiều côn trùng ngoại lai ở trong gỗ và các sản phẩm từ gỗ dưới dạng trứng hoặc ấu trùng mà chưa thể nhận biết ngay được. Những côn trùng này có thể xuất hiện sau nhiều năm.

Tất cả các nhà nhập khẩu phải lưu ý và tuân thủ các điều kiện nhập khẩu liên quan đến an toàn sinh học. Các điều kiện nhập khẩu được xây dựng dựa trên các bằng chứng khoa học, các phân tích nghiêm ngặt, và việc thu thập tin tức là yếu tố quan trọng để không cho các loại côn trùng xâm nhập và phát tán bệnh tật trong nước Úc.

Có hai bước trong tiến trình an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ:

  • Kiểm tra danh sách gỗ và các sản phẩm từ gỗ để xác định hàng hoá của bạn thuộc danh mục nào;
  • Kiểm tra Cơ sở dữ liệu nhập khẩu dựa trên danh mục hàng hoá được xác định ở trên.

Nguy cơ an toàn sinh học có thể được phát hiện trước hoặc khi đến biên giới thông qua việc sử dụng các biện pháp xử lý được chấp thuận (phụ thuộc vào các yêu cầu nhập khẩu). Những biện pháp xử lý này bao gồm xông khói, chiếu xạ, đốt nóng, đun sôi, hoặc bảo quản tạm thời. Trong một số trường hợp nguy cơ an toàn sinh học có thể được phát hiện bởi sự kiểm tra kỹ lưỡng của nhân viên an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản, và Lâm nghiệp tại biên giới.

Vật liệu bao gói

Các loại túi được sử dụng làm bao gói cho những lô hàng là các sản phẩm có nguồn gốc thực vật phải là những loại túi mới, sạch và bền, đảm bảo không làm rơi hàng hoá đựng bên trong. Các loại túi được tái sử dụng trong vận chuyển hàng hoá phải được kiểm dịch và xử lý tiêu huỷ hoặc tái xuất. Tất cả các loại gỗ gồm sọt, tấm lót, tấm chặn, tấm kê hàng cũng phải được kiểm tra trừ trường hợp có chứng nhận các loại gỗ này đã được xử lý chống côn trùng lây lan bằng phương pháp thích hợp đã được cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc thông qua.

Vật liệu bao gói có nguồn gốc thực vật bị cấm nhập khẩu trừ các loại sau: sợi gỗ (wood-wool), mùn cưa, giấy vụn, giấy bồi, vỏ gỗ sồi nghiền nhỏ, than bùn. Các loại vật liệu bao gói khác được chấp nhận bao gồm perlite, vermiculite và các loại vật liệu tổng hợp. Tất cả các loại rơm ngũ cốc bị cấm nhập khẩu và không được sử dụng làm vật liệu bao gói.

Hàng hoá đóng trong container nguyên chiếc giao tận nơi nhận không phải kiểm dịch nếu thành phần gỗ sàn và gỗ lót đã được xử lý bằng một phương pháp được chấp nhận. Để tránh việc kiểm tra đóng gói, có thể sử dụng các vật liệu thay thế như bìa các tông, sợi đay mới hoặc kim loại. Khi sử dụng các loại sọt, thùng hoặc tấm kê hàng, cần xử lý những vật dụng này bằng phương pháp thích hợp đã được cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc thông qua.

Một điều quan trọng cần lưu ý container đóng hàng cần phải sạch, không dính đất và không có những chất ô nhiễm từ động thực vật như các hạt ngũ cốc, bột mỳ, thịt, xương, và da. Vật liệu bao gói làm bằng rơm, vỏ trấu và những nguyên liệu tương tự từ thực vật bị cấm nhập khẩu và không được sử dụng để đóng gói.

Cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc đã mở rộng việc thực hiện các biện pháp kiểm dịch động thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế (ISPM 15) đối với tất cả các vật liệu bao gói và lót hàng bằng gỗ để hỗ trợ, bảo vệ hoặc vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không khi nhập khẩu vào Úc.

Việc tuân thủ là bắt buộc, hoặc tuân thủ qui định bao gói theo ISPM 15 hoặc đưa ra bằng chứng chứng minh các loại bao gói đã được xử lý (khai báo đóng gói/chứng nhận xử lý).

Nếu các điều kiện đề cập ở trên không được tuân thủ, các vật liệu bao gói bằng gỗ sẽ được xử lý, tiêu huỷ hoặc tái xuất với chi phí do người nhập khẩu tự chịu.

Các nhà cung cấp nước ngoài cần trình tờ khai đóng gói vận chuyển bằng đường hàng không theo ISPM 15.

Tờ khai này này phải được hoàn chỉnh cho tất cả các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không để khai báo liệu vật liệu bao gói hàng hoá có làm bằng gỗ hay không, kể cả việc có hoặc không tuân thủ theo ISPM 15. Tờ khai cần được in trên giấy tiêu đề của công ty cung cấp hàng hoá hoặc công ty vận chuyển, bao gồm vận đơn hàng không, số hoá đơn thương mại và ghi ngày tháng, ký, đóng dấu.

Nếu bao gói được đánh dấu hoặc đóng dấu tuân thủ ISPM 15 và tờ khai đóng gói vận chuyển theo đường hàng không theo ISPM 15 được cung cấp đầy đủ thì không cần tài liệu bổ sung nào khác.

Lưu ý quan trọng: Đối với các lô hàng mà bao gói bằng gỗ không đáp ứng được theo ISPM 15, doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận còn hiệu lực về việc bao gói đã được xông khói kèm theo tờ khai đóng gói vận chuyển bằng đường hàng không, nếu không hàng hoá sẽ bị chuyển thẳng đến cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc để kiểm tra, xử lý, tiêu huỷ, hoặc tái xuất với mọi chi phí do người nhập khẩu chịu.

Hoa tươi

Hoa tươi có thể được nhập khẩu vào Úc với điều kiện chúng không thuộc những giống bị cấm theo quy định về kiểm dịch, không có nguồn gốc từ những khu vực đang xảy ra dịch bệnh hay là những loài dễ phát tán giống từ bất kỳ phần nào của cành hoặc cuống hoa.

Tất cả các loại hoa tươi phải được kiểm tra tại cửa khẩu về sâu bệnh, ốc sên và các bệnh khác. Trong trường hợp tìm thấy bệnh dịch ở hoa, chúng phải được đưa đi xử lý, tái xuất hoặc hủy bỏ.

Sản phẩm từ động vật

Úc áp dụng các qui định rất chặt chẽ đối với sản phẩm từ động vật. Những sản phẩm này chỉ có thể được nhập khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và có các chứng từ phù hợp kèm theo. Dưới đây là một số ví dụ về các qui định áp dụng cho các sản phẩm cụ thể.

Thức ăn khô cho động vật (nguồn gốc thực vật)

Thức ăn khô cho động vật có nguồn gốc thực vật có thể được nhập khẩu vào Úc trong trường hợp thức ăn này được lấy từ thân hoặc lá cây ở New Zealand, hoặc bao gồm các hạt ngũ cốc hoặc cám/ngũ cốc hoặc thân cây ngũ cốc đã xén ngọn ở New Zealand, Canada hoặc Mỹ. Các loại thức ăn khô có nguồn gốc thực vật khác phải được cấp phép trước khi nhập khẩu.

Sản phẩm từ cá (gồm trứng cá muối, trứng cá và các loại sống ở biển)

Sản phẩm từ cá, trừ cá hồi con (salmonoids), có thể được nhập khẩu từ bất kỳ nước nào; sản phẩm có sữa hoặc trứng (ví dụ ở dạng bột hoặc viên) có thể phải qua kiểm dịch. Các sản phẩm từ cá hồi con được nhập khẩu những phải được cấp phép trước và tuân theo những điều kiện kiểm dịch đặc biệt.

Tôm (đông lạnh)

Tôm được nhập khẩu vào Úc theo những qui định đặc biệt và cần được cơ quan Y tế ở mỗi bang cấp phép trước khi nhập khẩu.

Da

Da thuộc được phép nhập khẩu vào Úc từ bất kỳ nước nào.

Huy chương, vật quí hiếm, trang phục của các bộ tộc...

Các đồ lưu niệm thành tích, vật quí hiếm, trang phục của các bộ tộc, đồ chế tác, trang sức và trống được phép nhập khẩu vào Úc theo các qui định kiểm dịch liên quan. Nếu bạn có ý định nhập khẩu nên kiểm tra trước với các cơ quan kiểm dịch. Tùy vào bản chất của từng loại vật phẩm có thể phải xử lý tại cửa khẩu trước khi vào Úc.

Thực phẩm

Cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc chịu trách nhiệm quản lý hai bộ qui định mà thực phẩm nhập khẩu cần phải tuân thủ khi nhập khẩu vào Úc. Bộ thứ nhất yêu cầu về kiểm dịch. Bộ thứ hai yêu cầu về an toàn thực phẩm và hai bộ này nằm trong Luật Quản lý Thực phẩm Nhập khẩu ban hành năm 1992.

Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh học. Khi thực phẩm nhập khẩu đáp ứng được các yêu cầu này, thực phẩm được giám sát để đáp ứng được với Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm của Úc và New Zealand.

Luật Kiểm dịch năm 1908 qui định các điều kiện về kiểm dịch bắt buộc tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng. Các hạn chế về kiểm dịch áp dụng cho nhiều loại thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến được mang qua sân bay hoặc gửi đến Úc với mục đích tiêu dùng cá nhân. Những mặt hàng bị hạn chế bao gồm:

  • Trứng và các sản phẩm từ trứng;
  • Các sản phẩm sữa;
  • Thịt không đóng hộp;
  • Các loại hạt;
  • Hoa quả và rau tươi.

Các nhà nhập khẩu thực phẩm với mục đích thương mại khi nhập khẩu rau, quả tươi hoặc thực phẩm có sữa, trứng, thịt hoặc sản phẩm từ động vật khác cần phải được cấp phép trước khi nhập khẩu. Bạn có thể kiểm tra trước các yêu cầu về kiểm dịch bằng cách tìm kiếm trong Cơ sở dữ liệu về các điều kiện nhập khẩu (ICON) tại địa chỉ trang web sau:

ICON Query - Department of Agriculture, Fisheries and Forestry

Để biết thêm chi tiết, đề nghị liên hệ với cơ quan an toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc gần nhất.

Cũng tương tự như thực phẩm sản xuất tại nước Úc, thực phẩm nhập khẩu vào Úc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực phẩm. Việc giám sát thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan chính phủ bao gồm các cơ quan địa phương, các tiểu bang và vùng lãnh thổ, và liên bang.

Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm của Úc và New Zealand (FSANZ) là một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm phát triển và duy trì Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm của Úc và New Zealand. Luật của Úc yêu cầu tất cả các loại thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được qui định trong Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm. Luật này áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm bán trên thị trường nước Úc, bất kể là thực phẩm sản xuất trong nước hay thực phẩm nhập khẩu.

Cơ quan Tiêu chuẩn về Thực phẩm của Úc và New Zealand (FSANZ) theo dõi các vụ việc về an toàn thực phẩm trên toàn thế giới để đưa ra khuyến nghị cho Bộ Nông nghiệp, Thuỷ sản và Lâm nghiệp Úc (DAFF) về việc giám sát và kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào Úc. FSANZ khuyến cáo DAFF những thực phẩm có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao đến sức khoẻ của con người và đề xuất những biện pháp kiểm tra phù hợp. FSANZ còn đưa ra các đề xuất về đánh giá rủi ro cho các nhà làm luật ở các bang và vùng lãnh thổ, những người có trách nhiệm giám sát tất cả các loại thực phẩm tại bang và vùng lãnh thổ, bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu.

Thực phẩm nhập khẩu vào Úc là đối tượng của Luật Kiểm soát Thực phẩm Nhập khẩu năm 1992. Luật này cho phép kiểm tra và giám sát thực phẩm nhập khẩu thông qua chương trình kiểm tra rủi ro tại biên giới, thuộc chương trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của DAFF (IFIS). FSANZ đề xuất DAFF những nhóm hàng thực phẩm có rủi ro để thực hiện kiểm tra trong chương trình IFIS.

Ngoài các hoạt động kiểm tra thực hiện bởi DAFF tại biên giới, các cơ quan của tiểu bang và các vùng lãnh thổ có trách nhiệm giám sát tất cả các loại thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu, để bảo đảm các thực phẩm này an toàn khi bán ra thị trường. Mỗi bang và vùng lãnh thổ có luật riêng về thực phẩm, dựa trên Luật Thực phẩm mẫu do FSANZ soạn thảo và được Hội đồng Bộ trưởng về các qui định liên quan đến thực phẩm của Úc và New Zealand (ANZFRMC) thông qua. Mỗi bang và vùng lãnh thổ có hành động kiểm soát thực phẩm khác nhau nhưng đều nằm trong chương trình IFIS. Đối với các vấn đề liên quan đến thực phẩm nhập khẩu DAFF không kiểm tra hoặc sau này bị phát hiện ra không đáp ứng được tiêu chuẩn, FSANZ, DAFF và các cơ quan liên quan của bang, vùng lãnh thổ sẽ làm việc chặt chẽ với nhau để xử lý.

Qui định đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng

Hải quan Úc thực thi nghiêm ngặt các qui định đối với các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà cung cấp nước ngoài các loại động vật, sản phẩm từ động vật hoặc thực vật phải tuân theo sự điều chỉnh của Công ước Thương mại quốc tế về các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) và nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định xuất khẩu sang Úc. Các nhà cung cấp nước ngoài các mặt hàng là đồ tạo tác và những sản phẩm khác có sử dụng da, xương động vật… nên kiểm tra xem liệu những sản phẩm này có được phép nhập khẩu vào Úc hay không. Chẳng hạn tất cả các loại da cá sấu được nhập khẩu vào Úc nhưng phải tuân thủ các qui định của Úc trong khi bất kỳ sản phẩm nào có sử dụng vật liệu từ voi đều bị cấm nhập khẩu.

Kênh nhập khẩu và phân phối

Các kênh nhập khẩu của Úc tương tự với kênh nhập khẩu ở các nước phát triển khác và đối với hầu hết hàng hóa từ các nước đang phát triển khách hàng sẽ là những nhà chuyên nhập khẩu hoặc các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn mua hàng thông qua các đại lý của họ ở nước ngoài.

Nói chung, các nhà nhập khẩu Úc có thể được phân loại theo các hình thức sau:

  • Nhà nhập khẩu/người bán buôn: là những người chuyên nhập khẩu một chủng loại hàng hóa riêng hoặc hoạt động như những nhà nhập khẩu nói chung sau đó bán buôn lại hàng hóa của họ cho những nhà bán lẻ hoặc người sử dụng cuối cùng;
  • Đại lý hưởng hoa hồng: là nhà cung cấp hàng hóa cho những nhà nhập khẩu hoặc người sử dụng cuối cùng khác, nhưng bản thân họ không nhập khẩu trực tiếp (những đại lý này thường chỉ nhận hoa hồng từ những nhà cung cấp nước ngoài và các hoạt động của họ thường giới hạn với các mặt hàng gia dụng và hàng dệt may);
  • Nhà sản xuất/người sử dụng cuối cùng: một số nhà sản xuất hoặc người sử dụng cuối cùng sẽ nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu đầu vào trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài, nhưng thông thường họ mua hàng từ các nhà chuyên nhập khẩu; và
  • Những nhà bán lẻ: những nhà bán lẻ lớn nhập khẩu lên tới 20% lượng hàng họ cần thông qua các đại lý mua hàng của họ ở nước ngoài. Số lượng hàng hóa còn lại được mua hoặc từ nhà sản xuất trong nước hoặc từ những nhà chuyên nhập khẩu. Chỉ có một số ít nhà bán lẻ qui mô nhỏ nhập khẩu trực tiếp.

Trong một số trường hợp, các thủ tục nhập khẩu có thể phức tạp hơn. Ví dụ, một nhà sản xuất thực phẩm lớn có thể nhập khẩu trực tiếp một số loại gia vị họ cần và bán lượng hàng thừa cho các nhà sản xuất thực phẩm khác. Một nhà bán lẻ lớn có thể nhập khẩu trực tiếp một số lượng lớn quần áo trẻ em để bán, hoặc mua qua một nhà nhập khẩu khác những bộ đồ khó nhập hơn và mua phần lớn lượng hàng còn lại họ cần từ gần 20 nhà sản xuất trong nước.

Vai trò của nhà nhập khẩu

Không giống như nhiều thị trường khác, có rất ít nhà chuyên nhập khẩu hoặc đại lý hưởng hoa hồng hoạt động ở Úc. Trường hợp ngoại lệ thuộc lĩnh vực vải sợi và dệt may, lĩnh vực có nhiều đại lý hưởng hoa hồng hoạt động.

Nhà nhập khẩu thông thường sẽ chuyên hoạt động trong một phân khúc thị trường cụ thể (đồ chơi, hàng dệt may gia dụng, sản phẩm du lịch, sản phẩm sản phẩm nhựa…) và thường không tính đến việc làm ăn kinh doanh ở những lĩnh vực mới mà họ không thông thạo. Trên thị trường cạnh tranh Úc, các nhà nhập khẩu tin rằng họ cần phải gắn bó với mặt hàng họ biết rõ nếu họ muốn thành công.

Một số lượng lớn nhà nhập khẩu cũng tập trung vào những phân khúc thị trường cụ thể, ví dụ sản phẩm du lịch đắt tiền, mặt hàng đồ chơi giáo dục hoặc khăn trải bàn và sẽ không tính đến việc chuyển sang nhập những mặt hàng ngoài thị trường ngách của họ.

Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc sẽ đòi hỏi nhà cung cấp nước ngoài dành cho họ điều kiện độc quyền tại Úc đối với toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu hoặc ít nhất là với một số mẫu hàng riêng biệt. Điều này phản ánh qui mô thị trường nhỏ và chi phí cho hệ thống phân phối trong nước cao. Điều các nhà nhập khẩu/người bán buôn ghét nhất là khi họ chào hàng độc quyền cho một nhà bán lẻ và nhận ra rằng mặt hàng tương tự cũng đang được chào hàng từ một nhà nhập khẩu hoặc người bán buôn khác.

Do qui mô nhỏ và đặc tính cạnh tranh của thị trường Úc, các đại lý hưởng hoa hồng, các cửa hàng thương mại tổng hợp và các cửa hàng theo mô hình "Cash & Carry" lớn không có hoạt động nhập khẩu/bán buôn mạnh trên thị trường. Vì thế, các nhà cung cấp nước ngoài đối với mặt hàng tiêu dùng muốn xuất sang Úc thường có hai lựa chọn - bán cho nhà nhập khẩu/người bán buôn hoặc bán cho những nhà bán lẻ lớn. Các nhà cung cấp nước ngoài các mặt hàng gia dụng, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất công nghiệp, máy móc… đôi khi có thể có nhiều lựa chọn hơn nhưng thường giới hạn ở kênh của những người chuyên nhập khẩu hoặc nhà sản xuất/người sử dụng cuối cùng.

Vai trò của các đại lý mua hàng nước ngoài

Ngày càng nhiều nhà nhập khẩu hàng tiêu dùng của Úc sử dụng dịch vụ của đại lý mua hàng ở nước ngoài để tìm nhà cung cấp phù hợp, hỗ trợ đàm phán mua hàng, kiểm tra chất lượng, thu xếp vận chuyển hàng hóa và thanh toán. Hình thức này đặc biệt được áp dụng trong trường hợp các nhà nhập khẩu mua hàng từ một nước không quen và họ không chắc chắn về độ tin cậy của các nhà cung cấp khác nhau.

Những nhà bán lẻ lớn có một chính sách đã được thiết lập từ lâu là họ sẽ không nhập khẩu trừ khi tất cả mọi việc đã được thu xếp qua một đại lý nước ngoài được chỉ định của họ. Những nhà bán lẻ lớn ở Úc có đại lý mua hàng ở tất cả các nước cung cấp chính và ở một số nước họ có nhiều hơn một đại lý.

Hầu hết các đại lý mua hàng ở nước ngoài của nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ Úc hoạt động theo hình thức hưởng hoa hồng khoảng từ 3 đến 5% giá trị FOB của đơn hàng.

Tầm quan trọng của những tập đoàn bán lẻ lớn ở Úc

Một yếu tố quan trọng khác của thị trường Úc là sự chiếm lĩnh của những tập đoàn bán lẻ lớn trong việc phân phối hàng tiêu dùng. Vì vậy, việc nắm rõ danh sách và lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn bán lẻ này là hết sức quan trọng.

Các chuỗi bán lẻ lớn của Úc thu mua phần lớn lượng hàng họ cần từ các nhà sản xuất và cung cấp người Úc. Tuy nhiên, tỷ lệ hàng mua trực tiếp từ nước ngoài ngày càng tăng. Mặt khác, những người bán lẻ qui mô nhỏ hiếm khi tự nhập khẩu mà mua lại từ các nhà nhập khẩu độc lập, các nhà bán buôn và các nhà phân phối. Hầu hết các nhà bán buôn thường kinh doanh một số mặt hàng đặc chủng như phụ kiện, quà tặng, đồ du lịch, thực phẩm và đồ uống…

Những người bán lẻ ưu tiên thu mua các mặt hàng sản xuất trong nước do một số yếu tố thiết thực, bao gồm:

  • Thời gian giao dịch ngắn hơn trong khi có cơ hội lớn hơn để thích nghi với xu hướng thay đổi liên tục của thời trang và thị hiếu tiêu dùng;
  • Dễ dàng liên lạc trong trường hợp có sự cố;
  • Việc giao hàng thường đáng tin cậy hơn;
  • Có cơ hội hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất trong nước để tăng ngân sách quảng cáo một cách thích hợp nhất;
  • Không có vấn đề về dao động tỷ giá tiền tệ; và
  • Có thể chiết khấu hóa đơn trong trường hợp thanh toán nhanh mà không cần dành riêng một khoản tiền đặt cọc thanh toán bằng phát hành thư tín dụng L/C.

Thông thường, những người bán lẻ sẽ mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước trừ khi có thể nhập khẩu trực tiếp mặt hàng tương tự với chi phí nhập về đến kho thấp hơn tối thiểu 15% so với hàng sản xuất trong nước.

Doanh thu bán hàng tiêu dùng sang thị trường Úc thường phụ thuộc vào việc nhận được các đơn hàng trực tiếp từ các chuỗi bán lẻ lớn, hoặc thông qua một nhà nhập khẩu. Như đã đề cập ở trên, các chuỗi bán lẻ lớn chỉ nhập khẩu qua các đại lý mua hàng ở nước ngoài. Do vậy, các nhà cung cấp mới ở nước ngoài nên liên hệ với những đại lý này hơn là liên hệ trực tiếp với những người bán lẻ.

Sự chênh lệch giá trong kênh phân phối

Chi phí điều hành doanh nghiệp ở Úc, đặc biệt là chi phí lao động, tương đối cao và sự chênh lệch giá trong hệ thống phân phối nhập khẩu phản ánh thực tế này.

Giống như ở hầu hết các thị trường khác, sự chênh lệch giá do các nhà nhập khẩu/người bán buôn và bán lẻ Úc áp dụng không chỉ phản ánh mức độ cạnh tranh mà còn thể hiện khối lượng hàng bán được của từng công ty.

Ví dụ, những người bán buôn và bán lẻ các mặt hàng quà tặng nhập khẩu độc quyền sẽ có biên độ lãi cao, trong khi những người bán lẻ các mặt hàng may mặc thông thường buộc phải cạnh tranh nên áp dụng mức chênh lệch giá thấp nhất có thể.

Tuy nhiên, mức chênh lệch giá trong các ngành hàng khác nhau trên thị trường nhìn chung như sau:

  • Đại lý mua hàng ở nước ngoài/đại lý hưởng hoa hồng của Úc: khoảng từ 3-6% giá FOB;
  • Nhà nhập khẩu/bán buôn những mặt hàng tiêu dùng số lượng lớn: từ 40-80% giá nhập khẩu (đã tính thuế) tùy thuộc vào từng mặt hàng;
  • Các cửa hàng bách hóa giảm giá: 35-40% giá bán;
  • Các cửa hàng bách hóa: 40-75% giá bán;
  • Các cửa hàng bán lẻ qui mô nhỏ: 50-100% giá bán;
  • Các chuỗi siêu thị: 15-35% giá bán

Trên thực tế, điều này có nghĩa như sau ví dụ, giá bán lẻ của mặt hàng may mặc thông thường nhập khẩu thường cao hơn gấp bốn lần so với giá FOB, trong khi các mặt hàng may mặc nhập khẩu độc quyền được bán ở một cửa hàng bách hóa hoặc cửa hàng nhỏ có thể gấp sáu hoặc tám lần giá FOB.

Các nhà cung cấp nước ngoài vì thế không nên coi giá bán lẻ cao ở Úc là sự thiếu cạnh tranh trên thị trường. Ngành công nghiệp bán lẻ Úc thực sự là một trong những ngành cạnh tranh nhất trên thế giới và người mua hàng sẽ cố gắng để mua được với giá rẻ nhất từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Nói một cách đơn giản, giá bán lẻ cuối cùng ở Úc thường cao hơn ở Mỹ nhưng người mua Úc thường yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài chào giá thấp hơn giá chào cho người mua ở Mỹ.

Thuế hàng hóa và dịch vụ

Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax - GST) 10% do nhà nhập khẩu trả được tính đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc thu thuế GST từ các nhà nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu. Tuy nhiên Úc cũng có chương trình cho phép một số nhà nhập khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn theo qui định được nộp thuế chậm.

Người nhập khẩu không phải đăng ký các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế, và nhà nhập khẩu không nhất thiết phải là một doanh nghiệp. Một số mặt hàng nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế bao gồm các mặt hàng nhập khẩu để sửa chữa hoặc bảo hành, các mặt hàng có giá trị thấp hơn một mức nhất định, khoang chứa hàng trên tàu và máy bay và một số ưu đãi dành cho hành khách, thuỷ thủ hoặc phi hành đoàn. Thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến được miễn thuế GST. Thuế suất GST đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là 10% giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa bao gồm:

  • Giá trị khai báo thuế quan của hàng hóa (giá FOB);
  • Chi phí phải trả hoặc có thể phải trả để chuyên chở và bảo hiểm hàng hóa tới Úc mà chưa bao gồm trong trị giá tính thuế;
  • Bất kỳ một khoản thuế hải quan nào phải trả cho việc nhập khẩu hàng hóa.

Hai trong số các đặc điểm quan trọng của thị trường Úc mà các nhà cung cấp nước ngoài cần chú ý là thời kỳ mua hàng khác biệt đối với những mặt hàng theo mùa và số lượng đặt hàng tương đối nhỏ của hầu hết các nhà nhập khẩu.

Thời kỳ mua hàng

Các mùa ở Úc ngược với các mùa ở Bán cầu Bắc như sau:

  • Mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2;
  • Mùa đông từ tháng 6 đến 8.

Điều này ảnh hưởng rõ ràng đến động thái mua hàng đối với những mặt hàng theo mùa như hàng may mặc. Trên thực tế, một trong những lý do tại sao thị trường Úc rất cạnh tranh là do nhiều nhà cung cấp nước ngoài sẵn sàng chào hàng với giá rẻ hơn cho Úc trong thời gian được coi là trái mùa ở Bán cầu Bắc.

Cũng cần lưu ý rằng khí hậu Úc tương đối ôn hoà, không có bốn mùa như ở các thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Các nhà nhập khẩu và người bán lẻ thường chỉ nghĩ mùa hè và mùa đông là những mùa mua hàng trái ngược nhau và thường không mua hàng cho mùa xuân và mùa thu. Những người bán lẻ có thể quan tâm đến đầu mùa hè hoặc cuối mùa hè nhưng hầu như không có sự khác biệt về sản phẩm họ mua cho cả mùa hè.

Đối với những mặt hàng theo mùa như hàng may mặc, thời gian mua hàng thông thường như sau:

  • Mùa hè: đặt hàng từ tháng Mười đến tháng Giêng để vận chuyển hàng đến cảng Úc vào tháng Năm/ tháng Sáu; và
  • Mùa đông: đặt hàng từ tháng Tư đến tháng Bảy để vận chuyển hàng đến cảng Úc vào tháng Chạp/ tháng Giêng.

Nói cách khác, các đơn hàng may mặc cho mùa hè thường được đặt vào mùa hè trước của Úc để chuyên chở đến cảng Úc vào mùa đông. Hàng hoá cho mùa hè thường được trưng bày trong các cửa hàng bán lẻ từ cuối tháng Bảy hoặc đầu tháng Tám khi thời tiết đang ở thời điểm lạnh nhất. Tương tự, các đơn hàng cho mùa đông được đặt vào mùa đông trước của Úc để chuyên chở đến Úc vào mùa hè.

Những thời điểm mua hàng quan trọng khác trên thị trường Úc cũng tương tự như trên các thị trường phương tây khác, nghĩa là:

  • Giáng sinh (tháng Chạp): một thời điểm mua hàng quan trọng cho các mặt hàng quà tặng, đồ chơi… Hầu hết các mặt hàng phục vụ giáng sinh đều được đặt vào tháng Giêng/ tháng Hai để chuyên chở đến cảng Úc vào tháng Chín;
  • Ngày lễ của Mẹ (tháng Năm) và Ngày lễ của Cha (tháng Chín): những người bán lẻ thường có hoạt động xúc tiến đặc biệt cho những sự kiện này và mong muốn hàng hoá được chuyên chở đến kho trước đó hai tháng; và
  • Lễ phục sinh (tháng Ba/ tháng Tư): thời điểm mua hàng quan trọng đối với mặt hàng bánh kẹo và đồ chơi nhồi bông nhưng không phải là thời điểm dành cho mặt hàng may mặc vì là mùa thu ở Úc và cũng không phải là mùa xuân như ở Bán cầu Bắc.

Các nhà cung cấp nước ngoài cũng nên lưu ý, thời gian tháng Chạp/ tháng Giêng là kỳ nghỉ hè ở Úc và có nhiều công ty đóng cửa ít nhất trong nửa tháng Giêng. Ngoài ra, năm tài chính của Úc kết thúc vào 30 tháng Sáu và thời gian từ giữa tháng Sáu đến giữa tháng Bảy không phải là thời gian lý tưởng để đến Úc thực hiện công việc kinh doanh.

Số lượng đơn hàng

Như đã đề cập, dân số của Úc nhỏ có nghĩa là hầu hết các đơn hàng do các nhà nhập khẩu và người bán lẻ đặt sẽ nhỏ hơn so với các đơn hàng từ Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Tuy nhiên, có những nhà nhập khẩu và người bán lẻ lớn sẵn sàng đặt những đơn hàng với quy mô hợp lí cho những mặt hàng thiết yếu.

Dưới đây là số lượng đặt hàng thông thường của các nhà nhập khẩu Úc:

  • Hàng may mặc: lên tới 300 tá/ mẫu với 3 loại màu nhưng cũng có thể chỉ 50 tá/ mẫu;
  • Vải may áo sơ mi: 1.000m/ màu hoặc 3.000 – 4.000m/ mẫu với 3 loại màu;
  • Ga trải giường: 3.000m/ mẫu thiết kế mới hoặc 800m/ mẫu cũ, những nhà nhập khẩu lớn sẽ chấp nhận tối thiểu từ 6.000 – 10.000m;
  • Khăn tắm: 3.000 đến 5.000 chiếc/ khổ rộng, 4 – 5 loại màu;
  • Vỏ bọc đệm: 3.000 đến 4.000 tấm một đơn hàng;
  • Giày thể thao: đơn hàng thử từ 4.500 – 5.000 đôi, đơn hàng thường xuyên lên tới 10.000 đôi với 2-3 loại màu;
  • Đồ chơi: những nhà nhập khẩu nhỏ đặt từ 50 – 200 tá; nhà nhập khẩu lớn tới 10.000 tá; và
  • Gỗ xẻ: từ 20 – 200 tấn nhưng những nhà cung cấp quy mô nhỏ, mới có thể chỉ đặt 10 tấn.

Những ví dụ trên cho thấy những đơn hàng từ các nhà nhập khẩu Úc thường nhỏ hơn yêu cầu tối thiểu của một số nhà cung cấp nước ngoài. Mặc dù có tiềm năng bán được những đơn hàng lớn cho Úc khi đã thiết lập được mối quan hệ kinh doanh với các nhà nhập khẩu, nhưng những nhà cung cấp mới ở nước ngoài nên chấp nhận thực tế là tổng số lượng hàng xuất khẩu họ có thể xuất sang Úc sẽ không lớn.

Những quy định và tiêu chuẩn quan trọng khác

Ngoài qui định về thuế nhập khẩu và kiểm dịch, có một vài quy định quan trọng khác liên quan đến việc bán hàng sang thị trường Úc, bao gồm những quy định về bao gói và nhãn mác và các tiêu chuẩn an toàn và y tế.

Quy định về bao gói và nhãn mác

Trong thập kỉ tới, có một vài xu hướng chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bao gói ở Úc. Vấn đề quan trọng là các công ty có kế hoạch xuất khẩu sang Úc cần nhận thức được những ảnh hưởng này. Những mặt hàng được đóng gói và những xu hướng liệt kê dưới đây có tầm quan trọng ngày càng lớn đến khả năng hiện diện, tiêu thụ và chất lượng của bao bì đóng gói bán lẻ trên thị trường Úc đầy cạnh tranh.

Quy trình kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử

Đây là qui trình công nghệ kết nối toàn bộ chuỗi cung cấp từ các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà sản xuất bao bì, những người bán lẻ và người tiêu dùng. Việc tận dụng có hiệu quả các quy trình điện tử sẽ tạo ra một cách tiếp cận thống nhất hơn cho việc đóng gói.

Tác động của các yếu tố xã hội

Những thay đổi trong cấu trúc gia đình, cùng với dân số già đi, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cách sản phẩm được đóng gói. Những khẩu phần đơn hoặc nhỏ hơn của mặt hàng thức ăn nhanh đang ngày càng được ưa chuộng. Tác dụng phụ của xu hướng này là lượng bao bì cho mỗi đơn vị khẩu phần ngày càng tăng. Thêm vào đó, dân số Úc già đi sẽ có tác động lớn hơn tới thiết kế, bao bì và nhãn mác đối với thị trường phát triển này.

Môi trường

Ngày nay, quan điểm hướng tới các vấn đề môi trường của người tiêu dùng đã có tác động mạnh đến ngành công nghiệp đóng gói ở Úc. Để giải quyết vấn đề này, một loạt chiến lược được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu tái sử dụng các loại vật liệu bao bì khác nhau. Mặc dù Úc chưa có quy định pháp lý nào liên quan đến bao bì, nhưng các nhà cung cấp nước ngoài cần phải nhận thức được vấn đề này khi tính đến việc thâm nhập thị trường Úc.

Nhu cầu tiêu dùng

Các nhà nhập khẩu cần chú ý với những nhu cầu tiêu dùng sau đây:

  • Bao bì có thể tái sử dụng hoặc tiêu huỷ;
  • Các loại bao bì đơn lẻ hoặc cỡ nhỏ để đựng thức ăn nhanh;
  • Độ mới và chất lượng;
  • Bao bì chống giả mạo;
  • Thông tin về đơn vị/ người đóng gói trên bao bì;
  • Nhãn mác rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin.

Các tiêu chuẩn chung đối với sản phẩm nhập khẩu đóng gói

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ. Tóm tắt những quy định này như sau:

Tất cả các nhãn mác phải:

  • Được viết bằng tiếng Anh
  • Từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè
  • Dễ nhìn
  • Được in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm
  • Mầu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm

Nhãn mác phải ghi rõ:

  • Nước xuất xứ
  • Mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá
  • Liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm. Trong bao bì không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lường phải theo hệ mét
  • Ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và/ hoặc nhà nhập khẩu.

Ghi chú: Không được phép cố ý đưa ra những mô tả thương mại không trung thực về hàng hoá. Việc mô tả không trung thực các nội dung như trọng lượng, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, thành phần, bản quyền… bị coi là hành vi thương mại không trung thực và có thể bị khởi tố.

Các sản phẩm cụ thể

Ngoài những quy định chung về các sản phẩm được đóng gói nhập khẩu, Úc áp dụng những quy định bổ sung đối với các sản phẩm cụ thể. Những sản phẩm này bao gồm thực phẩm và đồ uống, thuốc, phân bón, hạt giống nông nghiệp, thực vật, hàng dệt, hàng may mặc, giày dép, đồ trang sức, các loại chổi, đồ sứ, đồ bằng đất nung và đồ tráng men, thiết bị điện, đồ chơi, các sản phẩm thuốc lá, xi măng Poóc-lăng, thiết bị vệ sinh, tường, gạch lát lò sưởi hoặc lát nền, đồng hồ các loại và những mặt hàng nhập khẩu đựng trong bao bì để bán. Dưới đây là một vài ví dụ chi tiết:

Mỹ phẩm, xà phòng và các vật dụng trong nhà tắm

Các mặt hàng mỹ phẩm, vật dụng trong nhà tắm và xà phòng nhập khẩu phải tuân theo các thông lệ thương mại. (Các tiêu chuẩn thông tin hàng tiêu dùng, “Mỹ phẩm”), quy định bắt buộc dán nhãn ghi rõ thành phần. Quy định này do Uỷ ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (www.accc.gov.au) quản lý và không bao gồm các loại vật dụng trong nhà tắm được xác định là sản phẩm để chữa bệnh hoặc chống nắng.

Ngoài ra, các thành phần có thể được liệt kê theo thứ tự sau:

  • Các thành phần (trừ phẩm màu) có hàm lượng từ 1% trở lên theo thứ tự giảm dần về số lượng hoặc khối lượng; và
  • Các thành phần (trừ phẩm màu) có hàm lượng dưới 1% theo bất kỳ thứ tự nào; và
  • Các loại phẩm màu theo bất kỳ thứ tự nào.

Nếu nhà cung cấp không thể tuân theo các quy định trên, các thành phần của sản phẩm phải được chỉ rõ theo một cách khác nhằm đảm bảo thông báo cho người tiêu dùng các thành phần của sản phẩm, chẳng hạn sử dụng nhãn phụ kèm theo. Danh sách các thành phần trong mỹ phẩm có thể bao gồm một loại phẩm màu không có trong mỹ phẩm nhưng được sử dụng trong một vài chu trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm nhằm phối màu hoặc được sử dụng trong một hoặc nhiều loại mỹ phẩm.

Hương liệu trong mỹ phẩm phải được ghi rõ trong danh sách các thành phần của sản phẩm.

Thực phẩm

Sau đây là các yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đóng gói nhập khẩu, quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc – New Zealand ban hành.

  • Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là 3mm;
  • Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải được cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng cụm từ “use by” (sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà sản xuất. Úc không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sự tương phản màu sắc;
  • Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói được nhập khẩu vào Úc có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được dự trữ phù hợp sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm.

Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác.

Trường hợp miễn trừ

Một số loại thực phẩm được miễn dán nhãn thành phần. Đó là những thực phẩm có tên gọi đã chỉ rõ thành phần như cá phi lê đông lạnh, dừa khô… Các loại đồ uống có cồn, hương liệu và nước giải khát đóng chai có dấu xi cũng được miễn dán nhãn thành phần. Ngoài ra, có một số thông tin không được phép ghi trên nhãn mác thực phẩm như:

  • Những thông tin cho biết thực phẩm giúp tạo dáng;
  • Từ “bổ dưỡng” (“health”) cùng với tên thực phẩm;
  • Các từ “giàu vitamin” (“vitamin enriched”) hoặc các thông tin tương tự;
  • Các thông tin về khả năng chữa bệnh.

Một số thông tin khác được quy định rất nghiêm ngặt và chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Tên thương mại;
  • Các thông tin liên quan đến các tính chất dinh dưỡng như ít chất béo, nhiều chất xơ, không có cholesterol hoặc các thuật ngữ tương tự phải được xác nhận và chứng minh;
  • Cụm từ “nồng độ cồn thấp” (“low alcohol”) hoặc các từ ngữ tương tự cần có kèm chú thích “chứa không quá x % cồn”;
  • Từ “tinh khiết” (“pure”) chỉ sử dụng đối với những loại thực phẩm một thành phần không chứa gia vị.

Đối với một số sản phẩm cụ thể, có những điều khoản bổ sung cần xem xét khi dán nhãn. Ví dụ:

  • Nhãn của bao bì mặt hàng đồ uống có cồn phải nêu rõ nồng độ chất ethanol là 20o và trọng lượng đóng trong bao bì;
  • Nhãn mác của sản phẩm cá đóng hộp phải mô tả rõ loại cá trong bao bì theo mẫu “BARRACOUTA” hoặc “TUNA”. Nếu có nhiều hơn một loại cá, phải ghi rõ tỉ lệ của từng loại cá và loại nào có tỉ lệ nhiều hơn phải được nhắc đến đầu tiên. Chiều cao cỡ chữ tiêu chuẩn là 3mm.
Hàng may mặc

Hàng may mặc nhập khẩu phải tuân theo các quy định dán nhãn khác theo Luật Thương mại Công bằng do Cục Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc quản lý.

  • Hàng may mặc phải được dán nhãn ghi rõ loại vải, ví dụ len, cotton
  • Hàng may mặc phải được dán nhãn cố định hướng dẫn cẩn thận cách sử dụng phù hợp với từng loại. Những hướng dẫn này được ghi bằng tiếng Anh và không được phép sử dụng các ký hiệu đặc biệt. Trong hầu hết các trường hợp cần có một trong số năm hướng dẫn sau:
    • Hình thức cấm áp dụng
    • Hướng dẫn phơi khô
    • Hướng dẫn giặt khô
    • Hướng dẫn giặt ướt
    • Hướng dẫn cách là
  • Quần áo ngủ của trẻ em phải có nhãn mác cảnh báo liên quan đến mức độ dễ cháy.

Có ba loại nhãn mác phụ thuộc vào mức độ chống cháy của các mặt hàng may mặc.

Sản phẩm làm sạch gia dụng

Sản phẩm làm sạch gia dụng đóng gói phải đáp ứng những quy định bổ sung về bao gói và nhãn mác theo tiêu chuẩn đối với Danh mục thống nhất các mặt hàng thuốc và chất độc. Những quy định này liên tục được xem xét lại và do các Cơ quan Y tế của các bang và vùng lãnh thổ quản lý. Các quy định này rất đa dạng, phụ thuộc vào cấu tạo thành phần và số lượng của mỗi sản phẩm. Một số quy định điều chỉnh việc sử dụng các loại thùng kín ngăn ngừa trẻ em, các loại container và thùng kín có chốt đóng an toàn.

Dưới đây là ví dụ về cách trình bày nhãn mác theo thứ tự hướng dẫn chung áp dụng đối với tất cả các sản phẩm làm sạch gia dụng được đóng gói.

  • Chiều cao tối thiểu của cỡ chữ là 1,5mm, các lời cảnh báo in đậm, sử dụng kiểu chữ “sans serif” (loại chữ hoa không chân) có độ giãn cách thống nhất (Ví dụ: KEEP OUT OF REACH OF CHILDREN (tránh xa tầm tay trẻ em);
  • Tên và nồng độ, hoặc tỉ lệ của tất cả các chất độc trong sản phẩm phải được ghi bằng những tên gọi được công nhận ở Úc;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối ở Úc phải ghi theo địa chỉ đường phố ở Úc, không theo địa chỉ hộp thư;
  • Hướng dẫn sử dụng phải rõ ràng, đầy đủ để sản phẩm được sử dụng đúng cách.

Hệ thống đánh số GS1 và mã vạch

Phần lớn các sản phẩm ở các cửa hàng bán lẻ của Úc sử dụng hệ thống đánh số GS1 nhờ những lợi ích quan trọng rõ rệt đối với thương mại trong nhiều lĩnh vực bao gồm sản xuất và phân phối.

Hệ thống đánh số GS1 (One Global Standard – Một tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu)
  • GS1 Úc không phải là một tổ chức phi lợi nhuận, có chức năng quản lý trong nước Úc hệ thống đa ngành mang tính chất toàn cầu cho phép phân định một cách đơn nhất và thu nhận tự động thông tin về vật phẩm, địa điểm, các bên và dịch vụ trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu;
  • GS1 Úc được thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh của Úc hoạt động hiệu quả hơn, vai trò chính của GS1 Úc là phân bổ các số GS1 và mã vạch, duy trì các tiêu chuẩn thương mại được quốc tế chấp nhận. Điều này cho phép các tổ chức của Úc thực hiện các thông lệ tốt nhất thế giới về các kỹ thuật quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu;
  • Các số GS1và mã vạch cho phép các tổ chức bất kể lớn nhỏ đặt hàng, kiểm tra, theo dõi, giao hàng, và thanh toán trong suốt chuỗi cung ứng ở bất kỳ đâu trên thế giới;
  • Hệ thống GS1 được phát triển bởi Văn phòng GS1 toàn cầu và được thừa nhận bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Uỷ ban Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN) và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.
Mã vạch
  • Một bản mã vạch bao gồm nhiều vạch sáng và tối song song với độ rộng khác nhau và chứa nhiều thông tin;
  • Khi quét một chùm ánh sáng qua những vạch này, thông tin có thể được tự động giải mã, nhập vào và gọi ra từ một máy tính;
  • Quét mã vạch là một phương pháp xác định thông tin chính xác, nhanh chóng và dễ dàng;
  • Tất cả các bên tham gia vào hệ thống phân phối, từ người sản xuất, nhà phân phối, công ty vận chuyển, người bán lẻ đến khách hàng, đều được hưởng lợi nhờ việc sử dụng các mã vạch, một hình thức được coi là “thương mại phi giấy tờ”;
  • Mã vạch GS1 phải được in rõ ràng, theo đúng các chi tiết kỹ thuật quy định của hệ thống ký hiệu số GS1 và phải được giải mã chính xác vào mọi lúc. Các vạch trong bản mã vạch phải đúng kích thước và tỷ lệ;
  • Các ký hiệu số GS1 sử dụng ba loại mã vạch khác nhau, phụ thuộc vào từng mục đích và điều kiện cụ thể. Một vài loại mã vạch sử dụng cho các mặt hàng tiêu dùng và các đơn vị kinh doanh thương mại cũng có những thông tin bổ sung. Các chi tiết kỹ thuật trên mã vạch có thể tham khảo tại GS1 Australia.

Tiêu chuẩn sản phẩm

Các tiêu chuẩn sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trên thị trường Úc.

Cơ quan Tiêu chuẩn Úc (Standards Australia www.standards.com.au) và nhiều chính quyền bang đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn bắt buộc và không bắt buộc cho nhiều loại hàng hoá. Đối với những tiêu chuẩn bắt buộc, sản phẩm không được phép bán nếu không có chứng nhận của cơ quan liên quan; đối với những tiêu chuẩn không bắt buộc, nên đáp ứng các tiêu chuẩn này trước khi tiếp thị sản phẩm.

Tầm quan trọng của các tiêu chuẩn đối với các nhà cung cấp nước ngoài rất đa dạng, phụ thuộc từng lĩnh vực sản phẩm. Trong những lĩnh vực như vật liệu xây dựng, thiết bị chống cháy, đồ chơi, xe đạp, các loại mũ bảo hộ, các mặt hàng điện tử… các tiêu chuẩn thường bắt buộc và các cơ quan liên quan phải chứng nhận những sản phẩm mới trước khi chúng được bán trên thị trường. Quy tắc chung là nếu một sản phẩm lỗi có thể gây chấn thương hoặc tử vong cho con người, tiêu chuẩn sẽ là bắt buộc. Trong hơn 20 năm qua, ngày càng có nhiều quy định pháp lý bảo vệ người tiêu dùng được ban hành bởi chính quyền bang và liên bang. Hầu hết các nhà nhập khẩu đều biết đến các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm họ kinh doanh nhưng các nhà cung cấp cũng cần biết về sự tồn tại những quy định này. Hàng năm các cơ quan chức năng của Úc vẫn thường nhắc nhở đối với nhiều sản phẩm “không an toàn”.

Trong lĩnh vực thực phẩm cũng có những quy định nghiêm ngặt về y tế bên cạnh các quy định kiểm dịch.

Mỗi bang ở Úc đều có những quy định pháp lý riêng về độ nguyên chất của sản phẩm được bán cho người tiêu dùng, quy định thành phần và loại bao bì được sử dụng cho một số danh mục hàng thực phẩm nhất định. Giữa các bang ngày càng có sự thống nhất về các quy định, tuy nhiên các nhà cung cấp nước ngoài có thể thấy rằng họ phải được các cơ quan chức năng của bang chứng nhận trước khi sản phẩm của họ.

Quyền sở hữu trí tuệ

Thương hiệu

Luật Thương hiệu năm 1995 cho phép những chủ sở hữu có đăng ký, hoặc trong một số trường hợp nhất định, người sử dụng được cấp phép của một thương hiệu phản đối việc nhập khẩu những mặt hàng vi phạm thương hiệu của họ. Chủ sở hữu có đăng ký hoặc người sử dụng được cấp phép thực hiện việc này bằng cách gửi một thông báo phản đối (Notice oif Objection) cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc. Bản thông báo này sẽ có hiệu lực trong thời hạn hai năm kể từ ngày gửi trừ khi bị thu hồi.

Bản quyền

Luật Bản quyền năm 1968 cho phép chủ sở hữu bản quyền, hoặc người được cấp phép phản đối việc nhập khẩu những mặt hàng vi phạm bản quyền của họ. Chủ sở hữu bản quyền hoặc người được cấp phép thực hiện việc này bằng cách gửi một thông báo phản đối (Notice of Objection) cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc. Bản thông báo này sẽ có hiệu lực trong thời hạn hai năm kể từ ngày gửi trừ khi bị thu hồi.

Các thông báo phản đối liên quan đến thương hiệu và bản quyền được gửi đến Cơ quan Hải quan sẽ được công bố định kỳ trên các thông báo hải quan Úc và được liệt kê trên website của Cơ quan Hải quan Úc.

Những người có ý định nhập khẩu những mặt hàng này có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hoá trước Cơ quan Hải quan theo các điều khoản của các luật được đề cập ở trên trừ khi chứng minh được:

  • Hàng hoá được nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (bán, cho thuê, thuê…);
  • Hàng hoá không vi phạm thương hiệu và bản quyền liên quan.

Những người có ý định nhập khẩu nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các Cơ quan Hải quan hoặc một cơ quan pháp lý liên quan về ý nghĩa của những quy định pháp lý và trong trường hợp quy định về thương hiệu, ý nghĩa của những cụm từ như “substantially indentical with” (giống một cách cơ bản với), “deceptively similar to” (tương tự với) và “an infringement of” (sự vi phạm) một thương hiệu.

Bán hàng sang thị trường Úc

Các nhà cung cấp mới ở nước ngoài sẽ thấy rằng thị trường Úc có những đặc điểm yêu cầu tương tự như thị trường ở các nước phát triển khác trên nhiều khía cạnh nhưng có một số yếu tố cần lưu ý như sau:

Báo giá và thanh toán

Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc đều đã có kinh nghiệm trong việc buôn bán với các đối tác nước ngoài và họ sử dụng nhiều loại tiền khác nhau trong thanh toán.

Cho đến thời điểm hiện nay, đồng tiền thông dụng nhất và là cơ sở trong các cuộc đàm phán thương mại là đồng đô la Mỹ. Báo giá bằng đồng đô la Mỹ hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên các nhà nhập khẩu Úc cũng quan tâm tới những đối tác có khả năng báo giá bằng đồng đô la Úc nhưng đây không phải là điều kiện tiên quyết.

Phương thức báo giá dành cho nhà nhập khẩu Úc khác nhau tuỳ theo sản phẩm hay hàng hoá đang được bán.

Hầu hết các nhà nhập khẩu mong muốn nhận được phương thức báo giá theo giá FOB hoặc FCA bằng đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng như gỗ nguyên liệu hay đồ gia vị thì thông thường họ sẽ yêu cầu báo giá CFR hoặc CPT. Ví dụ, một nhà nhập khẩu đồ may mặc sẽ quen với báo giá FOB bằng đồng đô la Mỹ, trong khi đó một nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu lại thích nhận báo giá CFR. Phần lớn các nhà nhập khẩu Úc đều dành quyền tự mua bảo hiểm và thường không muốn nhận báo giá CIF hay CIP. (Khi các phương thức báo giá CFR, CPT, CIF hay CIP được áp dụng thì cũng nên đưa luôn cả giá FOB hay FCA do thuế nhập khẩu được tính trên giá FOB).

Phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào Úc bởi nhà nhập khẩu và người bán lẻ đều được thanh toán bằng L/C trong vòng từ 30 đến 90 ngày. Nếu giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có mối quan hệ thân thiết thì các nhà xuất khẩu có thể yêu cầu chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T). Trong những trường hợp như vậy, nhà nhập khẩu thường chuyển tiền một lần khi hàng hoá đã được chất lên tàu. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, tỷ giá hối đoái thích hợp là tỷ giá hiện hành tại thời điểm chuyển tiền thực tế giữa hai ngân hàng, thường là trong vòng ba ngày kể từ khi hàng lên tàu.

Các nhà cung cấp nước ngoài không nên lo ngại bất cứ vấn đề gì xảy ra với việc nhận tiền từ Úc hay gửi tiền đến Úc do nước này không áp dụng các biện pháp quản lý ngoại hối phức tạp.

Thủ tục chứng từ

Bản sao một bộ chứng từ liên quan phải được gửi qua bưu điện hoặc gửi phát chuyển trực tiếp đến tận tay nhà nhập khẩu hoặc người môi giới hải quan đã được chỉ định khi chuyển hàng. Bộ chứng từ gốc phải được chuyển đi hoặc thương lượng chuyển qua ngân hàng của người xuất khẩu bằng con đường nhanh nhất. Chi phí lưu kho hàng hoá nhập khẩu tại cầu tàu bến cảng hay nhà ga thường cao và làm tăng giá hàng nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có thể hoàn thành hầu hết các thủ tục hải quan trước khi lô hàng đến địa phận Úc.

Bảng 4: Những chứng từ yêu cầu phải có khi xuất khẩu sang Úc bằng đường hàng không hoặc đường biển

Hồ sơ Đường biển Hàng không
Hoá đơn thương mại
Vận đơn đường biển/ Vận đơn đường không

3 bản (loại được phép chuyển nhượng)

3 bản (loại cấm chuyển nhượng)

1 bản gốc

3 bản photo (loại được phép chuyển nhượng)

Giấy chứng nhận bảo hiểm đường biển (nếu nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm về bảo hiểm) Không
Giấy chứng nhận kiểm dịch (trong trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm dịch)
Phiếu đóng gói

Ưu đãi đối với các nước đang phát triển

Để có đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển, khâu cuối cùng của việc sản xuất một mặt hàng nào đó phải được thực hiện tại một Cơ quan hải quan Úc (ACS), cơ quan được quyền quyết định đánh giá tư cách đạt tiêu chuẩn ưu đãi của một nước đang phát triển. Thêm vào đó, không dưới 50% chi phí nhà xưởng và nhân công sản xuất ra sản phẩm phải được thể hiện bởi giá trị lao động và/ hoặc giá trị nguyên vật liệu của nước sản xuất hoặc của nước đang phát triển và Úc.

Trên tất cả các hoá đơn phải ghi rõ tuyên bố tuân thủ theo đúng yêu cầu như sau:

Tuyên bố: “Tôi xin tuyên bố khâu cuối cùng của việc sản xuất những sản phẩm có mức giá khai báo đặc biệt đã được thực hiện tại… (tên nước). Mức giá đó không dưới 50% chi phí nhà xưởng và nhân công sản xuất ra sản phẩm được thể hiện bởi giá trị lao động hoặc giá trị nguyên vật liệu, hoặc giá trị lao động và nguyên vật liệu của… (tên nước), hoặc của…(tên nước), hoặc của… (tên nước) và Úc.

Trình tự giao dịch nhập khẩu

Trình tự giao dịch nhập khẩu đối với các mặt hàng được sản xuất tại nước ngoài khác nhau tuỳ thuộc vào từng quốc gia và loại sản phẩm.

Mặt hàng quần áo từ Trung Quốc là một ví dụ, mặt hàng này thường được đặt mua trước 12 tháng khi chuyển hàng, trong khi đó hàng hoá phục vụ dịp lễ Giáng sinh thường được đặt trong tháng Giêng/ tháng Hai. Các nhà nhập khẩu thường mất thời gian giao dịch dài hơn so với những người bán lẻ nhập khẩu trực tiếp, vì họ cần phải đưa hàng vào kho chứa rồi sau đó mới chuyển đến các trung tâm phân phối hàng của người bán lẻ hay các đại lý bán lẻ tư nhân. Mặt khác, chu trình mua hàng tồn kho (trong trường hợp nhà cung cấp chào hàng đặc biệt đối với các mặt hàng tồn kho dư thừa hoặc hàng tồn kho do đơn hàng bị huỷ…) có thể chỉ mất hai đến ba tháng tính từ thời gian xác nhận đặt hàng đến khi hàng được đưa ra bán lẻ.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, trình tự áp dụng cho việc nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng vào Úc như sau:

  • Thương lượng giá cả, đặt hàng, thu xếp tài chính: những việc này rất linh hoạt nhưng cần làm trước khi hàng được gửi đi từ 8 – 12 tháng đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu;
  • Làm thủ tục thanh toán: vào ngày tàu khởi hành hoặc trong vòng 3 ngày kể từ ngày tàu khởi hành;
  • Thời gian gửi hàng: 4 tuần với các nước châu Á; 6 tuần đối với các nước châu Âu;
  • Thời hạn thanh toán cước phí vận tải: 3 ngày trước khi tàu cập cảng;
  • Chuyển hàng đến kho chứa hàng: từ 3 ngày cho đến 2 tuần sau khi tàu cập cảng;
  • Sắp đặt hàng trên các kệ hàng bán lẻ: thường trong vòng 2 tuần sau khi hàng được chuyển đến các trung tâm phân phối bán lẻ cho đến 3 tháng nếu kho chứa hàng là của nhà nhập khẩu hay người bán buôn.

Vận tải

Đại đa số hàng hoá nhập khẩu của Úc được gửi bằng container theo đường biển tới cảng Sydney hay Melbourne. Tuy nhiên, cũng có các cảng quan trọng khác ở gần các thành phố cảng lớn như Fremantle (Perth), Adelaide, Brisbane và Darwin. Chỉ có một số ít hàng nhập khẩu vào Úc được chuyển đến bằng đường hàng không, nhưng cách này không kinh tế đối với các nhà cung cấp nước ngoài.

Thời gian chuyển hàng bằng tàu từ châu Á tới Úc thông thường là bốn tuần và từ châu Âu là sáu tuần. Việc nâng cấp bến cảng, bến tàu từ năm 1992 đã cải thiện quy trình cẩu container và thời gian bốc dỡ hàng ở tất cả các cảng biển của Úc, mặc dù thời gian thông quan đối với các container hàng lẻ (LCL) dài hơn so với hàng gửi nguyên container (FCL).

Trong những năm gần đây, người Úc không dùng nhiều các container loại 20 feet và hơn 50% hàng hoá được chứa trong những container loại 40 feet.

Đóng gói tại kho

Một trong những điều mà các nhà nhập khẩu Úc hay phàn nàn là việc nhà cung cấp nước ngoài thường thiếu chú ý đối với các kiện hàng ở bên trong lô hàng (đối với những lô hàng gồm nhiều kiện hàng).

Các thùng hàng xuất khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài nói chung là chấp nhận được nhưng với các lô hàng có nhiều kiện thì thường không tuân thủ đúng theo quy cách yêu cầu.

Úc là một quốc gia rộng lớn và việc nhập khẩu hàng hoá vào Sydney có thể được chia thành những lô hàng nhỏ và phải trải qua hàng ngàn km để chuyển hàng tới các đại lý bán lẻ nhỏ. Bởi vậy, với đơn đặt hàng gồm nhiều kiện hàng, nên đóng gói chắc chắn, đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu để đảm bảo cho quá trình vận chuyển. Nếu đơn đặt hàng đa kiện yêu cầu chứa một tá kiện màu đỏ, một tá màu xanh da trời và một tá màu xanh lá cây thì nhà xuất khẩu phải làm đúng theo yêu cầu đó. Chi phí đóng gói lại những lô hàng đa kiện có thể rất cao và những vấn đề này thường làm các nhà nhập khẩu nản chí trong việc làm ăn buôn bán với các nhà cung cấp nước ngoài có những lô hàng này.

Tiếp cận các nhà nhập khẩu Úc

Phần đầu cuốn sách đã đề cập đến việc đa số các nhà nhập khẩu Úc ít thay đổi các nhà cung cấp.

Các yếu tố như đóng gói, vận chuyển đúng thời hạn và lượng đặt hàng thấp ở mức tối thiểu là rất quan trọng đối với các nhà nhập khẩu và bán lẻ Úc.

Các nhà cung cấp nước ngoài nên hiểu rằng các nhà nhập khẩu Úc thường được chào mua các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Một nhà cung cấp mới cần phải đảm bảo đơn chào hàng đầu tiên của mình tới nhà nhập khẩu Úc phải có sự cạnh tranh nổi bật.

Đặc điểm cạnh tranh của thị trường

Quy tắc chung của người bán lẻ Úc là không nhập khẩu một sản phẩm nào trừ khi sản phẩm đó rẻ hơn ít nhất 15% so với các sản phẩm cùng loại sẵn có trên thị trường nội địa.

Quan điểm so sánh lợi thế giá cả của những người bán lẻ Úc được phản ánh trong phương pháp tiếp cận của các nhà nhập khẩu quy mô lớn. Một nhà cung cấp mới phải có mức giá chào thấp hơn tương đối so với giá của các nhà cung cấp nội địa và các nhà cung cấp nước ngoài đã có thâm niên buôn bán với Úc từ trước. Trước khi nhà nhập khẩu Úc xem xét cân nhắc hoặc quay sang làm ăn với nhà cung cấp mới thì điều kiện cơ bản là sự chênh lệch về giá của các nhà cung cấp mới phải thấp hơn ít nhất 5% tính trên giá FOB.

Vì vậy, các nhà cung cấp mới ở nước ngoài sẽ thấy rằng nhà nhập khẩu Úc rất chú trọng đến sự cạnh tranh giá của sản phẩm được chào bán. Đơn giá chào hàng đầu tiên phải thật hấp dẫn mới mong thu hút được sự quan tâm của các công ty Úc.

Nên lưu ý, đa số người bán lẻ ở Úc thường kinh doanh theo chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hoá có vấn đề về chất lượng và như vậy các nhà nhập khẩu sẽ hiểu rất rõ sự cần thiết về chất lượng ổn định.

Tầm quan trọng của bao bì đóng gói hàng bán lẻ

Ngoài việc đáp ứng các quy định về bao gói, nhãn mác và các tiêu chuẩn đối với những lô hàng đa kiện của các nhà nhập khẩu Úc, các nhà cung cấp mới ở nước ngoài phải hiểu rõ tầm quan trọng của bao bì đóng gói hàng bán lẻ đối với bất kì mặt hàng tiêu dùng nào mà họ chào bán.

Do vậy bao bì đóng gói hàng bán lẻ phải có thông tin chi tiết, hấp dẫn và có chất lượng cao. Đối với các nhà nhập khẩu Úc, khi chọn lựa hai đơn chào hàng với giá cả như nhau họ sẽ chọn sản phẩm nào có bao gói tốt hơn.

Chất lượng bao bì đóng gói hàng bán lẻ nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài đã tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm qua. Các mặt hàng như vỏ chăn, ga, gối, đệm là một ví dụ, hiện được yêu cầu đóng gói trong những túi bằng vải nhựa poly có chất lượng tốt hơn, với hình ảnh sản phẩm tốt hơn, trong khi đó đồ chơi rẻ tiền cũng phải có bao bì đóng gói có chất lượng cao, có quai xách với nhãn mác đẹp, hấp dẫn.

Những đơn đặt hàng tương đối nhỏ từ phía các nhà nhập khẩu Úc có thể gây khó khăn trong việc đóng gói hàng bán lẻ cho các nhà cung cấp mới bởi với số lượng đặt hàng đôi khi không đủ để thực hiện việc đóng gói đặc biệt và mang lại hiệu quả về mặt chi phí.

Mặt khác, nhiều lô hàng không được đặt do bao bì đóng gói từ nước cung cấp có chất lượng không đảm bảo hoặc là chi phí làm hộp, túi… quá cao khiến sản phẩm không có tính cạnh tranh.

Bởi vậy, khi tiếp cận các nhà nhập khẩu Úc, điều quan trọng nhất là nên chào những mặt hàng có bao bì chất lượng tốt, hấp dẫn và giá cả cạnh tranh. Điều này có thể thực hiện đơn giản như nâng cao chất lượng túi poly hay in ấn trang trí bao bì theo mẫu mã mới. Nhiều nhà cung cấp nước ngoài cho Úc có thể chào những mặt hàng có bao gói chất lượng tốt và nếu không làm được việc này thì các nhà cung cấp mới ở nước ngoài có thể sẽ bị hạn chế triển vọng thâm nhập thị trường cũng như mở rộng thị phần tại Úc.

Cách tiếp cận các nhà nhập khẩu Úc

Mối quan tâm lớn nhất của nhà nhập khẩu Úc đối với các nhà cung cấp mới ở nước ngoài là:

  • Giá cả: giá sản phẩm nhập khẩu đã tính thuế giao tại Úc phải rẻ hơn giá mặt hàng tương tự được sản xuất tại Úc hoặc từ các nguồn khác;
  • Sự tin cậy: nhà cung cấp phải có khả năng sản xuất những sản phẩm có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên lạc thường xuyên;
  • Tính linh hoạt: nhà cung cấp phải sẵn sàng chấp nhận những đơn đặt hàng có giá trị vừa phải (điều này là đặc biệt quan trọng với thị trường quy mô nhỏ của Úc).

Nếu như một nhà cung cấp mới ở nước ngoài có thể thuyết phục được nhà nhập khẩu Úc bằng tất cả những điểm trên thì họ sẽ có triển vọng bán sản phẩm cho thị trường này. Vấn đề ở đây là làm thế nào để một nhà cung cấp mới có thể thuyết phục nhà nhập khẩu xem xét mua sản phẩm của mình?

Đa số các nhà cung cấp nước ngoài dùng biện pháp gửi thư quảng cáo chào hàng tới nhà nhập khẩu Úc. Tuy nhiên, cách tiếp cận này thường không thành công. Hàng tuần, nhà nhập khẩu Úc thường nhận được rất nhiều thư quảng cáo chào hàng kiểu này nhưng hầu hết chúng bị vứt vào sọt rác trừ khi đúng vào lúc nhà nhập khẩu Úc đang cần tìm một nhà cung cấp mới. Cách duy nhất để tiếp cận theo hình thức này là viết một bức thư ngắn gọn trình bày hiểu biết của mình về thị trường, chào hàng với giá cả cạnh tranh, hợp lý và bao bì đóng gói tốt. Một bức thư được viết không tốt, không có thông tin về giá cả sẽ không được nhà nhập khẩu chú ý xem xét.

Cách tiếp cận mang lại thành công nhất là tham quan khảo sát thị trường và thảo luận, trao đổi trực tiếp với các công ty Úc. Đối với phần lớn các nhà cung cấp nước ngoài, một chuyến tham quan khảo sát Syney và Melbourne (và có thể là Perth hay Brisbane nếu muốn xuất khẩu khoáng sản, dầu lửa, gas, các sản phẩm nông nghiệp, và Adelaide nếu nhằm mục tiêu vào ngành công nghiệp tự động và rượu vang) là đủ để gặp gỡ các mối tiêu thụ lớn, nhưng nên sắp xếp cuộc gặp trước khi đến. Việc này có thể làm được thông qua các đại diện thương mại của nước người xuất khẩu ở Úc, hoặc thông qua phòng Thương mại và Công nghiệp Úc bằng fax hay email.

Khi đã gặp đối tác nhập khẩu Úc, điều quan trọng là giá chào hàng đầu tiên phải chính xác. Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc không thích mặc cả. Họ sẽ có phản hồi thẳng thắn đối với các đơn chào hàng của người cung cấp và nếu thấy nó quá cao thì họ cũng là trả lời ngay.

Khi đã thông qua được vấn đề giá cả, nhà nhập khẩu sẽ muốn xem mẫu hàng và bao gói sản phẩm nếu thấy cần thiết. Những vấn đề cần quan tâm là đơn đặt hàng có số lượng nhỏ lẻ, việc kiểm soát chất lượng và lịch trình giao hàng. Nói một cách khác, nhà nhập khẩu Úc cũng không khác so với các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác.

Tuy nhiên, nhà nhập khẩu Úc thường quyết định đặt hàng chỉ khi trước đó họ đã thẩm tra các quy trình hoạt động sản xuất của nhà cung cấp để kiểm tra trình tự kiểm soát chất lượng, hoạt động sản xuất và hiệu quả chung của công ty cung cấp. Vì mục đích này, nhà nhập khẩu và người mua lẻ ở Úc thường xuyên đi du lịch nước ngoài. Một lựa chọn có thể chấp nhận khác đối với các nhà cung cấp nước ngoài là gặp gỡ những người mua hàng này trong khi họ ở đất nước của nhà cung cấp. Đại diện thương mại của nước người xuất khẩu ở Úc cũng có thể đưa ra những tư vấn liên quan.

Cách thành công nhất để tiếp cận những người mua lẻ lớn ở Úc là thông qua các đại lý mua hàng đã được chỉ định tại nước người xuất khẩu. Những người bán lẻ lớn sẽ không nhập khẩu mà không có sự liên quan đến đại lý mua hàng của họ.

Xúc tiến bán hàng hiệu quả ở Úc

Chìa khoá của sự thành công lâu dài trên bất kỳ thị trường nào chính là khả năng thích ứng với các yêu cầu và điều kiện của thị trường đó. Một sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt có thể bán chạy ở thị trường này lại hoàn toàn thất bại ở thị trường khác. Tương tự như vậy, đã có nhiều minh chứng cho thấy một hoạt động xúc tiến thương mại có thể thành công ở châu Âu nhưng lại có thể không thành công ở một thị trường như Úc. Thị trường Úc đòi hỏi cách tiếp cận xúc tiến thương mại hơi khác so với cách thức có thể đem lại kết quả ở những thị trường khác.

Những khía cạnh quan trọng ảnh hưởng tới việc làm thế nào để các nhà cung cấp nước ngoài có thể xúc tiến bán sản phẩm của họ sang Úc bao gồm:

  • Số lượng triển lãm thương mại quốc tế quy mô lớn ở thị trường Úc không nhiều;
  • Các mối bán lẻ đóng vai trò không quan trọng trong việc xúc tiến bán hàng;
  • Thiếu các triển lãm thương mại phù hợp với hoạt động xúc tiến cho các mặt hàng dệt may và giày dép nước ngoài.

Các hình thức lựa chọn dành cho các nhà cung cấp nước ngoài trong việc xúc tiến bán sản phẩm của họ ở Úc bao gồm:

Phái đoàn xúc tiến bán hàng

Nhiều quốc gia đã thành công trong việc cử các phái đoàn xúc tiến bán hàng sang Úc để tiếp cận thị trường.

Tuy nhiên, việc lên kế hoạch cẩn thận cho các phái đoàn đó rất quan trọng. Nhiều nhà nhập khẩu Úc thấy rằng việc tổ chức các phái đoàn như vậy rất lãng phí thời gian bởi họ mang tới Úc những sản phẩm không phù hợp với thị trường và/ hoặc có giá cả không cạnh tranh. Một số nhà nhập khẩu tỏ ra miễn cưỡng khi gặp các phái đoàn này do họ cảm thấy không có gì hấp dẫn.

Bởi vậy, khi lập kế hoạch tổ chức một phái đoàn sang tiếp cận thị trường Úc, điều quan trọng là chỉ chọn những công ty có sản phẩm phù hợp với thị trường và có giá cả cạnh tranh. Một diều quan trọng nữa là nên sắp xếp trước thời gian biểu cho việc hẹn gặp của mỗi phái đoàn tại văn phòng của nhà nhập khẩu hay văn phòng của người mua cuối cùng. Đa số các nhà nhập khẩu Úc đều tỏ ra là họ rất bận, không có thời gian đến gặp đối tác tại khách sạn hay một địa điểm nào đó và họ muốn các đối tác đến chỗ họ.

Một phái đoàn bán hàng có kế hoạch được lập chu đáo có thể thu được hiệu quả cao vì nó tạo cơ hội cho phép người bán và người mua gặp gỡ trực tiếp để thảo luận về các cơ hội giao thương. Mặt khác, một phái đoàn chuẩn bị không tốt sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc và tạo ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh quốc gia đối với các nhà nhập khẩu Úc.

Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành

Đây cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc xúc tiến bán sản phẩm của một nhà cung cấp nước ngoài sang thị trường Úc.

Như đã đề cập ở phần trước, số lượng các hội chợ, triển lãm thương mại chuyên ngành ở Úc đang tăng lên và hầu hết diễn ra ở Sydney hoặc Melbourne. Các triển lãm này trưng bày nhiều loại hàng hoá sản phẩm từ máy vi tính cá nhân cho đến các đồ cắm trại. Các hội chợ chính về dầu lửa, gas và công nghiệp khai mỏ lại thường diễn ra ở Perth.

Mặc dù nhiều hội chợ được coi là công cụ xúc tiến hữu dụng nhưng lại thu hút rất ít người mua nước ngoài. Bên cạnh đó, ở Úc có rất ít các hội chợ thật sự phù hợp cho các nhà cung cấp hàng dệt may và giày dép nước ngoài.

Các cơ quan đại diện thương mại tại Úc hay Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc đều có khả năng cung cấp các thông tin chi tiết về những cuộc hội chợ triển lãm thương mại sắp diễn ra. Những cuộc hội chợ triển lãm rất tốt đối với các nhà cung cấp nước ngoài thuộc những lĩnh vực sau:

  • Vật liệu xây dựng;
  • Trang thiết bị và sản phẩm thuộc ngành công nghiệp khai mỏ và dầu lửa;
  • Máy vi tính, thiết bị viễn thông và thiết bị văn phòng;
  • Máy nông nghiệp;
  • Sản phẩm vui chơi giải trí và cắm trại;
  • Sản phẩm điện tử và linh kiện;
  • Thực phẩm;
  • Thiết bị cơ khí và dịch vụ;
  • Đồ chơi.

Việc tham gia hội chợ thương mại chuyên ngành ở Úc nói chung cũng tốn kém ngang như ở các nước phát triển khác. Những lợi ích do các cuộc hội chợ này mang lại là quảng cáo và xúc tiến bán hàng trên phạm vi rộng, sự tham gia sôi nổi của người mua và khả năng tiếp cận được một lượng khách hàng tiềm năng.

Triển lãm giới thiệu sản phẩm quốc gia

Việc tổ chức một cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm quốc gia có thể là một phương pháp hữu ích cho các nhà xuất khẩu nước ngoài không quen thuộc với Úc để thử nghiệm sản phẩm của họ ở thị trường này. Các cuộc trưng bày như vậy cũng có thể hỗ trợ các quốc gia nước ngoài thúc đẩy khả năng cung cấp của họ tới cộng đồng các nhà nhập khẩu Úc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lên kế hoạch phù hợp cho một cuộc trưng bày như vậy. Các nhà nhập khẩu Úc ngày càng kém kiên nhẫn trong việc tham quan các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm quốc gia trừ khi họ biết chắc rằng sẽ có những mặt hàng quốc tế mới lạ và hấp dẫn trong các cuộc trưng bày đó.

Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, các nhà nhập khẩu Úc không muốn lãng phí thời gian đến thăm một cuộc trưng bày sản phẩm có giá đắt và không thích hợp với thị trường Úc.

Khi lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm quốc gia, vấn đề quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi chọn lựa các đơn vị và sản phẩm tham dự trưng bày.

Nếu không lên kế hoạch cẩn thận và không có biện pháp xúc tiến hiệu quả thì các cuộc trưng bày giới thiệu sản phẩm quốc gia sẽ không mang lại thành công như mong đợi. Mặt khác nó cũng không thể hỗ trợ các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường Úc.

Phái đoàn mua hàng

Một trong những hoạt động xúc tiến thương mại thành công nhất được thực hiện bởi nhiều quốc gia là tổ chức chương trình gặp gỡ giữa các phái đoàn mua hàng người Úc với các nhà xuất khẩu ở nước xuất khẩu.

Cách tiếp cận này thường chứng tỏ sẽ thành công bởi người mua sẽ không xác nhận đặt hàng cho tới khi họ trực tiếp xem xét kiểm tra các hoạt động của nhà cung cấp và họ có thể sẽ bị cuốn hút vào việc tham quan đất nước nếu họ biết được rằng có một chương trình được chuẩn bị trước cho các cuộc hẹn. Cách tiếp cận này sẽ thành công hơn cả khi được tổ chức tiếp sau một hoạt động xúc tiến thương mại ở Úc và những người mua đều đã có những thoả thuận sơ bộ với các nhà xuất khẩu từ các quốc gia đó.

Và một lần nữa, sự thành công thực sự sẽ phụ thuộc vào việc lập kế hoạch cẩn thận. Việc tổ chức những phái đoàn mua hàng đi gặp gỡ những nhà cung cấp không sản xuất những gì họ yêu cầu sẽ không đem lại tác dụng gì cũng như không đáng để gặp gỡ với các nhà xuất khẩu không có tính cạnh tranh, vì điều này sẽ tạo ấn tượng cho là tất cả các nhà cung cấp ở quốc gia đó không có khả năng cạnh tranh.

Xây dựng hình ảnh trên thị trường

Ở một thị trường qui mô nhỏ như Úc, công cụ xúc tiến thương mại hữu dụng nhất đối với các nhà xuất khẩu từ một quốc gia cụ thể là thực hiện giao dịch thành công với các nhà nhập khẩu Úc. Ngay khi sản phẩm từ một nước cung cấp mới bắt đầu hiện diện trên thị trường, các nhà nhập khẩu khác sẽ bắt đầu quan tâm hơn đến việc xem liệu có cơ hội nào cho họ không.

Phần lớn các nhà nhập khẩu Úc biết các đối thủ cạnh tranh của họ và bất kỳ một sản phẩm mới nào mà họ đang kinh doanh. Ở thị trường Úc đầy cạnh tranh, các nhà nhập khẩu và bán lẻ không muốn để đối thủ cạnh tranh của họ đạt được bất kì một cơ hội nào.

Mặt khác, phần lớn các nhà xuất khẩu và bán lẻ sớm biết được các khó khăn do đã có kinh nghiệm đối với các sản phẩm từ một số nước cụ thể và điều này sẽ ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của họ.

Thông điệp cho các nhà cung cấp nước ngoài là sự thành công trên thị trường này sẽ dẫn tới sự gia tăng các mối quan tâm từ các nhà nhập khẩu khác. Trên thực tế hình thức tốt nhất để xây dựng hình ảnh trên thị trường là quảng cáo. Nếu có vấn đề xảy ra dù chỉ với một nhà cung cấp ở một quốc gia cũng có thể làm cho nhiều nhà nhập khẩu Úc trở nên thận trọng khi làm ăn buôn bán với các nhà xuất khẩu khác từ các quốc gia đó.