C pneumoniae là gì

A-Nhiễm Chlamydia là gì?

Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD] thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Mặc dù triệu chứng của nhiễm Chlamydia thường nhẹ hoặc không hiện diện, bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và tổn thương không thể đảo ngược, bao gồm cả vô sinh, "âm thầm" xảy ra trước khi người phụ nữ nhận biết được vấn đề. Chlamydia cũng gây tiết dịch từ dương vật của đàn ông nhiễm bệnh.

B. Bệnh do chlamydia có thường gặp hay không?

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn rất phổ biến. Tại Mỹ, trong năm 2010 có 1.307.893 trường hợp nhiễm Chlamydia đã được báo cáo. Hầu hết bệnh nhân không biết là mình đã bị nhiễm, do đó không đi xét nghiệm. Ước lượng có 2,8 triệu ca nhiễm Chlamydia xảy ra ở phụ nữ Mỹ hàng năm. Phụ nữ thường xuyên bị tái nhiễm nếu các bạn tình của họ không được điều trị.

C. Có thể bị lây nhiễm chlamydia bằng đường nào?

- Chlamydia lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng.

- Chlamydia còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.

- Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm chlamydia. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Ở các cô gái tuổi teen và phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm trùng. Họ có nguy cơ đặc biệt cao đối với nhiễm trùng nếu sinh hoạt tình dục sớm. Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vì Chlamydia có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

D. Các triệu chứng khi nhiễm Chlamydia?

- Chlamydia là một căn bệnh "thầm lặng" do phần lớn người bị nhiễm đều không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1-3 tuần sau khi tiếp xúc.

- Ở phụ nữ, đầu tiên vi khuẩn sẽ gây nhiễm ở cổ tử cung và niệu đạo. Phụ nữ thường thấy có tiết dịch bất thường ở âm đạo hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

- Khi nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng, ở một số phụ nữ vẫn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nào cả, số khác có đau bụng dưới, đau lưng, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp, hoặc ra huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhiễm Chlamydia ở cổ tử cung có thể lây lan sang trực tràng.

- Ở đàn ông, triệu chứng có thể là tiết dịch từ dương vật hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đàn ông còn có thể cảm thấy nóng rát và ngứa quanh lỗ sáo dương vật. Đau và sưng tinh hoàn ít gặp hơn.
- Đàn ông hoặc phụ nữ giao hợp qua đường hậu môn có thể nhiễm  Chlamydia ở trực tràng, gây ra đau trực tràng, tiết dịch, hoặc chảy máu. Chlamydia còn được tìm thấy trong họng của phụ nữ và nam giới có quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình nhiễm bệnh.

E. Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm Chlamydia không được điều trị?

- Nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể diễn biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, gây ra các hậu quả ngắn và dài hạn khác. Giống như bản thân bệnh, thiệt hại do Chlamydia gây ra cũng thường "im lặng."

- Ở những phụ nữ không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan vào tử cung hoặc ống dẫn trứng gây viêm phần phụ [viêm vùng chậu=PID]. Điều này xảy ra ở 10 -15% phụ nữ nhiễm Chlamydia không được điều trị. Chlamydia cũng gây nhiễm trùng ống dẫn trứng mà không có bất cứ triệu chứng nào.

- Viêm phần phụ và nhiễm trùng "im lặng" ở đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung, và các mô chung quanh. Tổn thương dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, vô sinh, hoặc tử vong do thai ngoài tử cung. Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm.

- Để giúp ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng, khuyến cáo tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần cho tất cả các phụ nữ ở tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi trở xuống. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo cho những phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia [có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình].

- Sàng lọc Chlamydia đối với tất cả thai phụ.

- Biến chứng ở nam giới hiếm gặp hơn. Nhiễm trùng có thể lan đến mào tinh hoàn, gây đau, sốt, và vô sinh [hiếm gặp].

- Đôi khi nhiễm Chlamydia đường sinh dục có thể gây ra viêm khớp kết hợp với tổn thương da, viêm mắt và viêm niệu đạo [Hội chứng Reiter].

F. Chlamydia ảnh hưởng ra sao đến thai phụ và thai nhi?

Ở phụ nữ mang thai, một số bằng chứng đã cho thấy nếu không được điều trị, nhiễm Chlamydia có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sinh ra từ sản phụ nhiễm Chlamydia có thể mắc Chlamydia ở mắt và đường hô hấp. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm kết mạc ở trẻ mới đẻ.

G. Chlamydia được chẩn đoán bằng cách nào?

- Có nhiều xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia. Một số được thực hiện trên nước tiểu, số khác cần có mẫu bệnh phẩm lấy từ dương vật hay cổ tử cung.

H. Điều trị chlamydia ra sao?

- Nhiễm Chlamydia có thể được dễ dàng điều trị và chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Uống một liều duy nhất azithromycin, hoặc doxycycline  uống ngày hai lần trong một tuần là biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất.

- Điều trị người nhiễm Chlamydia có HIV dương tính tương tự như đối với người âm tính với HIV.
- Tất cả các bạn tình của bệnh nhân nên được thăm khám, xét nghiệm, và điều trị. Người nhiễm Chlamydia nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi dùng liều kháng sinh azithromycine duy nhất hoặc cho đến khi đã dùng đủ 7 ngày kháng sinh doxycycline, để ngăn chặn lây nhiễm bệnh cho các bạn tình của mình.

- Phụ nữ có quan hệ tình dục với những bạn tình không được điều trị đúng mức có nguy cơ cao bị tái nhiễm. Nhiễm nhiều lần sẽ tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản, dẫn đến vô sinh.

- Khoảng ba tháng sau khi đã điều trị lây nhiễm ban đầu, phụ nữ và nam giới nhiễm Chlamydia nên được kiểm tra lại, ngay cả khi các bạn tình của họ đã được điều trị.

I. Làm thế nào để phòng tránh nhiễm Chlamydia?

- Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền Chlamydia qua đường tình dục là tránh quan hệ tình dục, hoặc quan hệ tình dục lâu dài một vợ một chồng với người đã được thử nghiệm tầm soát và chắc chắn không bị nhiễm bệnh.

- Bao cao su ở nam giới, khi được sử dụng thường xuyên và đúng cách có thể làm giảm nguy cơ lây truyền Chlamydia.

- Khuyến cáo thử nghiệm Chlamydia hàng năm cho:

+ Tất cả các phụ nữ trong lứa tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi hoặc trẻ hơn

+ Phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia,

+ Tất cả thai phụ.

- Bất kỳ triệu chứng nào ở bộ phận sinh dục như tiết dịch bất thường, đau, có mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu, hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt đều có thể biểu hiện cho việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi phụ nữ hoặc đàn ông có những triệu chứng này, họ nên ngừng ngay quan hệ tình dục và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

- Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ có thể ngăn ngừa viêm phần phụ. Phụ nữ và nam giới khi biết mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục nên đi điều trị ngay và thông báo cho tất cả các bạn tình gần đây của mình [trong vòng 60 ngày] để họ có thể đi khám và tầm soát bệnh.

- Người nhiễm Chlamydia không nên tiếp tục quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các bạn tình của mình đã được kiểm tra và điều trị nếu cần.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Viêm đường hô hấp do vi khuẩn là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất với các biến chứng đe dọa tính mạng tiềm ẩn. Các tác nhân của viêm đường hô hấp không thể xác định qua thăm khám thông thường mà chẩn đoán nhờ xét nghiệm panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tải gánh nặng y tế.

1. Panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp gồm vi khuẩn nào?

- vi khuẩn Gram dương:

+ Streptococcus pneumoniae: là một loại Gram dương, tan máu alpha . S. pneumoniae cư trú không có triệu chứng ở những người mang mầm bệnh khỏe mạnh, thường xâm chiếm đường hô hấp, xoang và khoang mũi. Tuy nhiên, ở những người với hệ thống miễn dịch yếu hơn, chẳng hạn như người già và trẻ nhỏ, vi khuẩn có thể trở thành mầm bệnh và lây lan sang các vị trí khác để gây bệnh, đặc biệt là viêm đường hô hấp.

+ Staphyloccocus aureus là cầu khuẩn Gram dương, có mặt khoảng 30% trong khoang mũi. Hầu hết S. aureus không gây bệnh ở người khỏe mạnh nhưng ở trẻ sơ sinh/ trẻ nhỏ hoặc khi gặp vấn đề về sức khỏe như suy giảm miễn dịch, tổn thương đường hô hấp,… nó có thể là tác nhân gây bệnh.

Vi khuẩn là căn nguyên gây viêm đường hô hấp

- Vi khuẩn Gram âm:

+ Haemophilus influenzae là vi khuẩn Gram âm đa hình thái. Haemophilus influenzae là vi khuẩn cư trú bình thường trong hệ hô hấp của người, nhưng khi gây bệnh lại là một mầm bệnh gây nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi với mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.

+ Moraxella catarrhalis là một loại vi khuẩn hiếu khí gram âm, thường được tìm thấy như là một phần của đường hô hấp trên. M. catarrhalis là một nguyên nhân quan trọng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt ở người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong vật chủ suy giảm miễn dịch, vi khuẩn có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng nặng bao gồm viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu và viêm màng não.

+ Klebsiella pneumoniae là vi khuẩn Gram âm cứ trú bình thường khoảng 35% trong phân và 5% trong vòm họng. Nó có khả năng xâm chiếm bề mặt niêm mạc qua đường hầu họng và gây viêm phổi ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn sử dụng rượu hoặc đái tháo đường.

+ Pseudomonas aeruginosa có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm viêm phổi. P. aeruginosa là mầm bệnh cơ hội, lợi dụng khả năng phòng vệ miễn dịch yếu và ở người bị giãn phế quản hoặc xơ nang, tích tụ chất nhầy quá mức và chức năng phổi kém để gây bệnh.

+ Acinetobacter baumannii có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi, máu và não, là căn nguyên kháng thuốc hàng đầu trong nhiễm trùng bệnh viện. Viêm phổi liên quan đến máy thở do A. baumannii gây ra do sự xâm lấn đường thở thông qua tiếp xúc với môi trường và ở những người có yếu tố nguy cơ như tiểu đường, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Legionella pneumophila gây viêm phổi nặng. Người lớn tuổi, người hút thuốc và người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc Legionella hơn. Bệnh do Legionella gây ra nếu không được điều trị có thể gây tử vong.

+ Bordetella pertussis là vi khuẩn gây lên bệnh ho gà. Những vi khuẩn này gắn vào lông mao [phần mở rộng giống như lông] nằm trên một phần của hệ hô hấp trên. Ho gà là một bệnh rất dễ lây lan chỉ có ở người và lây truyền qua đường hô hấp.

- Vi khuẩn khác:

+ Mycoplasma pneumoniae là một loại vi khuẩn không điển hình, thường gây nhiễm trùng nhẹ hệ hô hấp. Loại bệnh phổ biến nhất gây ra bởi vi khuẩn này, đặc biệt là ở trẻ em, là viêm khí quản, thường được gọi là cảm lạnh. Các triệu chứng thường bao gồm mệt mỏi và đau họng, sốt và ho. Đôi khi M. pneumoniae có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng phổi nghiêm trọng hơn, có thể cần được chăm sóc tại bệnh viện.

+ Chlamydophila pneumoniae là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi [nhiễm trùng phổi]. Vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm hỏng niêm mạc đường hô hấp bao gồm cổ họng, khí quản và phổi. Một số người có thể bị nhiễm trùng và có triệu chứng nhẹ hoặc không có.

+ Mycobacterium tuberculosis/ aviu: là vi khuẩn gây bệnh lao phổi ở người, là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tỷ lệ tử vong tương đối cao. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc hít phải các hạt/ giọt nhỏ truyền nhiễm.

Khả năng gây bệnh của panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp

Đường hô hấp có thể bị nhiễm bởi nhiều loại vi khuẩn, cả gram dương và gram âm. Mặc dù các bệnh mà chúng gây ra có thể từ nhẹ đến nặng, trong hầu hết các trường hợp, các vi khuẩn vẫn nằm trong hệ thống hô hấp.

Trong panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp phần lớn là các vi khuẩn cơ hội thường không gây ra bệnh ở những người khỏe mạnh. Chúng bao gồm Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae,... Bệnh nhân có nguy cơ bao gồm người già, những người mắc bệnh phổi từ trước và những người bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân được điều trị hỗ trợ như đặt nội khí quản, sử dụng kháng sinh và thuốc điều hòa miễn dịch cũng có thể gặp rủi ro vì những can thiệp này phá vỡ niêm mạc và các biện pháp bảo vệ phổi khác. Các thiết bị y tế xâm lấn như ống thông, cấy ghép y tế và máy thở cũng có thể đưa mầm bệnh viêm phổi cơ hội vào cơ thể.

Vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ nhỏ

Các vi khuẩn trong panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp có thể gây:

+ Viêm phổi.

+ Viêm tai giữa cấp tính.

+ Viêm mũi do vi khuẩn.

+ Bệnh lao.

+ Ho gà.

+ Nhiễm trùng phổi,…

2. Các phương pháp xác định tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp

Để chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp có nhiều xét nghiệm được sử dụng, có thể thực hiện một hoặc phối hợp nhiều phương pháp:

- Nhuộm soi: phát hiện sự có mặt và đánh giá mức độ vi khuẩn [Gram âm/ dương], tế bào [bạch cầu, tế bào biểu mô,…] trong mẫu bệnh phẩm giúp định hướng chẩn đoán căn nguyên.

- ELISA: phát hiện kháng nguyên/ kháng thể vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm.

- Nuôi cấy: phát hiện được chính xác căn nguyên trong panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và cho kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, đối với một số vi khuẩn khó nuôi cấy như: Bordetella pertussis, Chlamydophila pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae,… thì phải chẩn đoán dựa vào sinh học phân tử.

Xét nghiệm panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp

- Sinh học phân tử: là xét nghiệm chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Xác định được từng căn nguyên trong panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp cho kết quả nhanh và chính xác.

3. Xét nghiệm panel tác nhân vi khuẩn gây viêm đường hô hấp ở đâu chính xác?

Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá chất lượng hàng đầu miền Bắc. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất tiện nghi, trang thiết bị y tế hiện đại,… MEDLATEC ngày càng chiếm được vị thế hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn thông minh để chăm sóc sức khỏe cho bạn.

Xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 1900565656 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề