Ca sĩ thu nở là ai là ai?

.

Cập nhật lúc: 18:12, 27/11/2020 [GMT+7]

 “Chỉ là nỗi nhớ mãi đứng sau cuộc tình đã lỡ. Chỉ là cơn mơ cuốn theo cả một trời thương nhớ…” - ca khúc Hoa nở không màu do nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường sáng tác, ca sĩ Hoài Lâm trình bày, trở thành một hiện tượng thành công đặc biệt trong thời gian qua khi MV ca khúc này thu hút 130 triệu lượt người nghe trên YouTube kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 6-2020 đến nay.

Hoài Lâm hát Hoa nở không màu rất cảm xúc

TIN LIÊN QUAN
  • Chắp cánh cho ca sĩ tỏa sáng
“Hạnh phúc và bất ngờ!” - nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường thốt lên trong cuộc trò chuyện với Đồng Nai Cuối tuần. “Đó chính là từ diễn tả đúng nhất tâm trạng của Cường với thành công của Hoa nở không màu, vì thực sự cá nhân Cường cũng choáng ngợp bởi sự đón nhận vô cùng lớn của khán giả với ca khúc được ghi hình rất mộc mạc [MV chỉ dùng hai tông màu đen trắng chân phương, Hoài Lâm ăn mặc giản dị, ngồi hát tự nhiên với sự đệm đàn guitar thùng của Minh Cường bên cạnh - PV] này của mình” - chàng nhạc sĩ trẻ nói.

“Còn bất ngờ thì chỉ một chút thôi, vì ngay từ lúc ca sĩ Hoài Lâm thu âm ca khúc này với Cường trên chiếc xe du lịch ngay tại quê nhà Vĩnh Long của Hoài Lâm, thì Cường đã biết chắc chắn mình đã giao ca khúc Hoa nở không màu cho đúng giọng hát phù hợp nhất cần giao”.

* Cảm hứng sáng tác Hoa nở không màu của anh đến từ đâu và quá trình “se duyên” với giọng ca Hoài Lâm như thế nào?

- Cảm hứng của cá nhân Cường đối với Hoa nở không màu hoàn toàn là một sự ngẫu nhiên. Tôi có thói quen đặt để cảm xúc của bản thân, hoặc của một câu chuyện nào đó mình nghe được, đưa vào những sáng tác của mình. Ở thời điểm đặt bút viết bài này, tôi chưa hề có suy nghĩ “đo ni đóng giày” ca khúc này cho Hoài Lâm. Tuy nhiên sau khi hoàn chỉnh phần sáng tác, thì trong đầu tôi tự lóe lên suy nghĩ rằng chắc có lẽ Hoài Lâm sẽ rất phù hợp. Thực tế cũng không ngờ nó lại hợp với Lâm đến vậy.

Lúc đưa ca khúc này cho Hoài Lâm, thì cả Hoài Lâm và mẹ của cậu ấy cũng còn nhiều do dự. Hoài Lâm được khán giả yêu thích bậc nhất khi thể hiện những ca khúc nhạc trữ tình. Để thuyết phục Hoài Lâm thể hiện Hoa nở không màu, tôi đã ngồi vào bàn để viết thêm Buồn làm chi em ơi [đến nay có 63 triệu lượt người xem trên YouTube - PV]. Đây mới chính là ca khúc mà ngay từ lúc lên ý tưởng, Cường đã nghĩ đến Lâm: “Buồn làm chi em ơi lá xanh rồi cũng phai màu…”. Thật vui là Hoài Lâm nghe xong demo [bản nhạc thử] Buồn làm chi em ơi đã quyết định thể hiện luôn cả hai ca khúc.

* Theo anh, vì sao hai ca khúc trên được yêu thích đến như vậy?

- Đúng là cho đến thời điểm hiện tại, đây là hai ca khúc của tôi được khán giả đón nhận nhiều nhất trong chuỗi các sáng tác thuộc dự án nghệ thuật Music Diary [Nhật ký âm nhạc] của mình.

Còn nhớ khi nhận demo Hoa nở không màu, Hoài Lâm có hỏi vui với Cường rằng “liệu đây có phải là ca khúc Cường viết trên câu chuyện của bản thân Hoài Lâm hay không”. Tuy nhiên, cũng như vừa chia sẻ ở trên, đây là một sáng tác độc lập của Cường. Ngẫu nhiên sao lại phù hợp không chỉ với giọng hát mà chính câu chuyện riêng của Hoài Lâm nữa.

Hoài Lâm vốn dĩ là giọng ca trời phú, có tài năng thể hiện được tốt tất cả các dòng nhạc. Riêng đối với bản thân của Cường nói riêng và cách Lâm thể hiện các sáng tác của Cường nói chung [bộ đôi Hoa nở không màu và Buồn làm chi em ơi] đã thực sự trở nên trọn vẹn hơn qua phần thể hiện của giọng hát Hoài Lâm. Ngay từ bản thu âm mộc đầu tiên, Hoài Lâm đã hát rất chỉn chu trong cách xử lý và thể hiện được cảm xúc, “hồn” của hai bài hát.

* Ca khúc Buồn làm chi em ơi mang giai điệu bolero. Có phải đây là sở trường sáng tác của Minh Cường? Đâu là một ca khúc hay theo quan điểm của người viết nhạc như anh?

- Là một người thích thử nghiệm trong âm nhạc, cũng như trao cho mình những thách thức mới về sáng tạo, thì Buồn làm chi em ơi là một thử nghiệm mang tính chất tự mình làm khó mình của Cường.

Tôi không muốn chỉ đi theo lối mòn viết ra những ca khúc bolero trữ tình kiểu mẫu mà còn đưa thêm những âm thanh điện tử vào để tạo ra một không gian âm nhạc vừa mang tính hoài niệm, vừa có sự sáng tạo và mới mẻ trong đó.

Các album, single [bài hát đơn] do Minh Cường sáng tác được nhiều ca sĩ thể hiện

Với Minh Cường, ca khúc chỉn chu là ca khúc có giai điệu hay và ca từ đẹp, đó là điều cơ bản trước nhất cần có. Còn việc đánh giá đâu là một ca khúc hay, thì chắc phải nhường lời và cảm nhận của riêng mỗi khán giả.

* Nhiều ca khúc “ăn khách”, được các ca sĩ nổi tiếng nhất thể hiện và khán giả yêu thích, làm thế nào để anh duy trì thành công này?

- Đó vừa là thành công và có cả sự may mắn nữa khi nhiều ca khúc của Cường được nhiều giọng hát nổi tiếng thể hiện. Tôi rất vui khi những sáng tác của mình thời gian qua đều được các anh chị em ca sĩ chọn lựa, cũng như khán giả đón nhận.

Dù vậy, tôi không tự đặt áp lực cho bản thân mình trong việc phải duy trì thành công, bởi Cường biết một điều rằng: khi số lượng ca khúc được tăng lên, cũng là khi chất lượng của chúng sẽ phần nào có thể bị ảnh hưởng.

Thế nên tôi không bao giờ muốn bản thân mình tự lặp lại những sáng tác của mình bởi “áp lực” về số lượng hay… thu nhập. Thay vào đó, tôi dành thời gian cho gia đình, cho những công việc khác, cho những trải nghiệm sống mới, để làm giàu hơn vốn sống và những câu chuyện sống mới. Từ đó sẽ tái hiện chúng trong những sáng tác của mình. Các nhạc sĩ khác tôi nghĩ đều cần một quá trình trải nghiệm và làm mới bản thân tương tự như vậy.

* Cảm ơn Minh Cường và chúc anh có thêm những ca khúc mới thành công.

Trung Nghĩa [thực hiện]


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – Nguồn: Internet

Nhạc sĩ sáng tác một bài hát có thể sống trong lòng công chúng 5 năm là điều đáng để tự hào. Thế nhưng, có bài hát đã gắn bó với người dân Bến Tre, người dân Nam Bộ và nhân dân cả nước đã hơn ba mươi năm – bài hát “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Để sáng tác bài hát có giai điệu hay, ca từ đẹp, ghi sâu vào lòng người nghe không phải là chuyện dễ dàng.

5 năm để học làm người Nam Bộ

Từ năm 1976, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý về Bến Tre cùng với vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – nhà thơ Lê Giang để nghiên cứu về dân ca Nam Bộ. Trong một bức thư gửi về cho vợ ở Hà Nội, ông đã viết “Em ạ, anh giờ  phải bỏ ra dăm năm để học cách làm người Nam Bộ”. Và ông đã bỏ ra 5 năm để thâm nhập, để sống và hiểu cách suy nghĩ, cách nói cũng như phong tục của người dân Bến Tre. Có một lần, ông cùng với bạn bè ngồi uống rượu thì để ý thấy mọi người ngồi xếp bằng và ngồi thành vòng tròn. Anh bạn ngồi kế bên mời ông ly rượu, theo thói quen, ông dùng tay phải để cầm ly rượu thì anh bạn đó hất bỏ rượu và bảo: “Không được!”. Ông thắc mắc tại sao và hỏi làm thế nào mới được thì anh đó trả lời rằng: “Tôi đưa tay phải thì anh phải lấy bằng tay trái để đưa trực tiếp vào tim mình". Từ đó, ông học được cách uống rượu của người Bến Tre và dần dà đã thông thạo được mọi thói quen sinh hoạt của người dân nơi đây.

Một đêm làm nên ca khúc bất hủ

Về Bến Tre, ông được nghe chuyện của bà Nguyễn Thị Định, người con gái kiên cường dũng cảm cùng với Đội quân tóc dài đã làm nên phong trào Đồng khởi, khiến quân thù khiếp đảm. Còn có những cây dừa nghiêng mình theo gió, chịu biết bao nhiêu đạn lửa mà vẫn kiên cường. Càng ngày, ông càng thần tượng bà Ba Định, thần tượng Đội quân tóc dài và cả những cây dừa. Theo ông, đó là những hình tượng “đẹp hơn nhiều tiểu thuyết”. Ông không biết là mình yêu Bến Tre từ lúc nào và coi mình như là người con được sinh ra ở vùng đất này. Thế rồi, trong thời gian rất ngắn, chỉ một đêm của năm 1980, ông đã sáng tác nên bài hát “Dáng đứng Bến Tre”. Nhanh đến nỗi vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ – nhà thơ Lê Giang cũng phải giật mình.

Chăm chút cho đứa con tinh thần

Sau khi sáng tác xong, ông hát cho một đứa cháu nghe “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió? Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre?” Hát xong thì người cháu bảo không phải là “bay”, bay là Bắc Kỳ rồi, phải là “bai” trong gió; không phải là “Bến Tre”, mà phải là “Bếnh Tre” mới đúng với giọng Nam. Người cháu giúp ông sửa từng chữ, ông hát đi hát lại nhiều lần đến khi đúng chất Nam Bộ mới thôi. Sau đó, ông tập lại bài hát này cho ca sĩ Thu Nở rất kỹ, cũng từng chữ một, từng cách nhã chữ sao cho giống miền Nam bởi ca sĩ Thu Nở cũng không phải người Nam chính gốc. Đặc biệt, trong bài hát phải chú ý đến ba chữ “Ơi”:  ”Ơi” trong câu hát ” Ơi những con người làm nên Đồng Khởi” phải thật  hào hùng, “Ơi” trong “Ơi những cây dừa để lại cho ta bóng quê” phải lãng mạn, trữ tình và “Ơi” trong ” Ơi, tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre” phải đầy lòng tự hào về quê hương Bến Tre.

Thành công mỹ mãn

Đầu năm 1981, khi nghe tin có Liên hoan ca múa các tỉnh phía Nam tại TPHCM. Thế là ông đăng kí cho Thu Nở đi thi. Đến ngày liên hoan, Thu Nở được giải nhất về đơn ca nữ và tác giả cũng được huy chương vàng về sáng tác. Sau tổng kết, Đài Truyền hình TP làm một chương trình báo cáo giới thiệu rộng rãi trước quần chúng gần xa. Và trong Đại hội Đảng bộ Bến Tre năm ấy, ca khúc “Dáng đứng Bến Tre” được vang lên qua sự thể hiện của ca sĩ Thu Nở khiến không ít đại biểu ngỡ ngàng, xúc động. Trong đó, bà Nguyễn Thị Định đã chạy lên ôm ca sĩ Thu Nở khóc nức nở. Từ đó, “Dáng đứng Bến Tre” đã như một biểu tượng, một bài tình ca gắn chặt với con người và vùng đất lịch sử này.

“Dáng đứng Bến Tre” thực sự sống mãi với thời gian và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi người. Khi nghe xong khúc ca này, không ít người muốn được đặt chân tới vùng đất của những mái tóc dài và những rặng dừa soi bóng xuống dòng sông.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5/3/1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Ông sáng tác khoảng 50 tác phẩm, trong đó có các bài hát được đông đảo công chúng đón nhận như Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ… Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Hiện nay, ông đang cư ngụ tại số 94/19, Trần Khắc Chân, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Thanh Tuyền

[Baochi.edu.vn]

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Hội chợ Quốc tế sản phẩm của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã Coop-Expo 2020, từ ngày 16 đến hết ngày 20/10/2020, tại Công viên Nam Sông Hậu, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Page 13

Page 14

Tách phần vỏ cứng của quả dừa, bạn sẽ thấy một phần nhân màu trắng đục rất ngon. Nạo sạch nhân và lấy phần thịt dừa tươi. Nước cốt dừa được chiết xuất từ thịt có hoặc không có thêm nước. Phần còn lại dạng sợi, polkudu [xác dừa], thường bị vứt bỏ. Tiến sĩ Chandi Yalegama, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Chế biến Dừa tại Viện Nghiên cứu Dừa ở Lunuwila, nói: “Đừng vứt bỏ polkudu.

Page 15

Quy định mới về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet; điều kiện hoạt động của trung tâm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm; tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng thông tin bảo hiểm của mình... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2021.

Page 16

Quy định mới về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet; điều kiện hoạt động của trung tâm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm; tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng thông tin bảo hiểm của mình... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2021.

Page 17

Để phát triển tiềm năng kinh tế của người dân tỉnh Riau [HH DỪA: huyện sản xuất dừa lớn nhất InDo], đặc biệt là trồng dừa, Chính quyền tỉnh Riau thông qua Cơ quan Quy hoạch Nghiên cứu và Phát triển [Bappedalitbang] đã tổ chức một cuộc thảo luận Nhóm Trọng tâm [FGD: Focus Group Discussion] với Cộng đồng Dừa Quốc tế [ICC], tại Văn phòng Bappedalitbang, Riau, vào thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022.

Page 18


Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ thô: Doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát thông tin

Kể từ ngày thứ năm ngày 28/04/2022 tới đây, Indonesia cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô [CPO] và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định. Đây là tuyên bố của Tổng thống Indonesia Joko Widodo [Jokowi] vào chiều ngày 24/04/2022.

Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá việc thực thi chính sách cấm này nhằm đảm bảo lượng dầu ăn trong nước được đầy đủ dồi dào với giá cả hợp lý.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn của Chính phủ Indonesia ứng phó với cuộc khủng hoảng giá dầu ăn trong nước tăng mạnh từ đầu năm 2022 trở lại đây với mức tăng hơn 40% với mức giá bán lẻ bình quân hiện nay tại thị trường Indonesia là 26,436 Rp/lít [1.84USD]. Sự tăng giá của dầu ăn đã khiến cho nhiều cuộc biểu tình nổ ra tại nhiều vùng miền trên cả nước, tiềm ẩn những bất ổn cho xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, Bà Siri Mulyan Indrawati, việc cấm xuất khẩu dầu ăn và dầu cọ thô của Chính phủ Indonesia là biện pháp khắc nghiệt nhất của mà Chính phủ buộc phải áp dụng khi các biện pháp bình ổn giá thị trường khác của Chính phủ đối với dầu ăn bị thất bại. Trước đó việc thực thi áp dụng giá bán trần dầu ăn [HET] của Chính phủ với mức giá 14.000 Rp đã hoàn toàn thất bại khi không có dầu ăn được bán với giá trần nêu trên tại thị trường.

Phản ứng trước lệnh cấm của Chính phủ, Hiệp hội Dầu cọ Indonesia-GAPKI tuyên bố, Hiệp hội tôn trọng quyết định của Chính phủ tuy nhiên cũng lưu ý rằng nếu lệnh cấm này gây tác động tới tính bền vững của ngành dầu cọ, chúng tôi sẽ yêu cầu Chính phủ phải đánh giá lại.

Trước việc Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ thô CPO và dầu ăn, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến cáo doanh nghiệp nhập khẩu những nhóm hàng này của Việt Nam cần nhanh chóng khẩn trương liên hệ với các các doanh nghiệp [đối tác] xuất khẩu Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao sau ngày 28/04/2022[nếu có], đồng thời cần theo dõi chặt chẽ các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng dầu cọ thô CPO và dầu ăn tại trang tin điện tử Bộ Thương mại Indonesia, Hiệp hội Dầu cọ, hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia.

Tuy nhiên, nhiều khả năng, Chính phủ Indonesia sẽ sớm phải xem xét, điều chỉnh quyết định này do việc cấm xuất khẩu dậu cọ thô và dầu ăn sẽ dẫn tới tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp dầu cọ của nước này khi có khả ăng dư thừa nguồn cung tới 60%. Các công ty chế biến dầu sẽ cắt giảm sản xuất, phúc lợi của nông dân trồng cọ bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không được các nhà máy chế biến thu mua, dẫn tới bất ổn xã hội. Bên cạnh đó việc cấm xuất khẩu cũng gây tổn thất cho nhóm hàng xuất khẩu này với giá trị tổn thất lên tới 03 tỷ USD/tháng [theo ước tính của Trung tâm nghiên cứu và Luật pháp Indonesia].

Indonesia là một trong những thị trường cung ứng dầu mỡ thực vật lớn của Việt Nam với giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2021 lên tới 711 triệu USD.

Thu Thủy

Nguồn: congthuong.vn 

Page 19

Video liên quan

Chủ Đề