Các loại địa hình trên Be mặt Trái Đất

Lý thuyết Địa lý lớp 6: Địa hình bề mặt Trái Đất gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Địa hình bề mặt Trái Đất

  • 1. Núi và độ cao của núi Địa lý lớp 6
  • 2. Núi già, núi trẻ
  • 3. Địa hình cacxtơ và các hang động.
  • 4. Trắc nghiệm bài Địa hình bề mặt Trái Đất
  • 5. Bài tập Địa hình bề mặt Trái Đất lớp 6

1. Núi và độ cao của núi Địa lý lớp 6

- Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

- Có 3 bộ phận: Đỉnh [nhọn], Sườn [dốc], Chân núi [chỗ tiếp giáp mặt đất]

- Phân loại núi:

+ Núi thấp: Dưới 1000m

+ Núi trung bình: từ 1000m-2000m

+ Núi cao: Từ 2000m trở lên.

- Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.

+ Độ cao tương đối tính từ đỉnh núi lên chân núi.

+ Độ cao tuyệt đối tính từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

2. Núi già, núi trẻ

3. Địa hình cacxtơ và các hang động.

- Địa hình cacxtơ:

+ Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

+ Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn.

+ Hình thành do nước thấm xuống kẽ khe khoét mòn đá tạo thành các hang động dài và lớn.

- Hang động:

+ Là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch.

+ Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc

Ví dụ: Động Phong Nha – Kẻ Bàng. [Quảng Bình], động Tam Thanh [Lạng Sơn]…

4. Trắc nghiệm bài Địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1: Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là

A. Núi cao

B. Núi trẻ

C. Núi già

D. Núi trung bình

Câu 2: Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối

A. Dưới 1000 m

B. Trên 2000 m

C. Từ 1000 – 2000 m

D. Từ 500 – 1000 m

Câu 3: Đâu không phải là cách phân chia núi theo độ cao

A. núi trẻ.

B. núi thấp.

C. núi trung bình.

D. úi cao.

Câu 4: Phân biệt núi già và núi trẻ dựa vào

A. độ cao núi.

B. nguồn gốc hình thành.

C. cấu trúc địa chất.

D. thời gian hình thành.

Câu 5: Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm

B. Hàng trăm triệu năm

C. Hàng chục triệu năm

D. Vài trăm năm

Câu 6: Núi già là núi có đặc điểm

A. Đỉnh tròn, sườn thoải

B. Đỉnh nhọn, sườn thoải

C. Đỉnh tròn, sườn dốc

D. Đỉnh nhọn, sườn dốc

Câu 7: Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo

A. từ mực nước biển đến nơi cần đo

B. từ mực nước biển thấp nhất đến đỉnh núi.

C. từ mực nước biển cao nhất tới đỉnh núi.

D. từ mực nước biển trung bình đến đỉnh núi.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình các-xtơ?

A. là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

B. ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn.

C. hình thành do quá trình uốn nếp.

D. có các hang động rộng và dài.

Câu 9: Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 1343m. Ngọn núi này thuộc

A. núi cao.

B. núi thấp.

C. núi trung bình.

D. núi già.

Câu 10: Động Thiên Đường [Quảng Bình] là dạng địa hình

A. Các-xtơ

B. Núi già.

C. Núi trẻ.

D. Núi cao.

Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu hình thành các ngọn núi trẻ là

A. Do nội lực

B. Do ngoại lực

C. Do nội lực và ngoại lực

D. Do quá trình phong hóa.

Câu 12: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:

A. 1100m

B. 1150m

C. 950m

D. 1200m

5. Bài tập Địa hình bề mặt Trái Đất lớp 6

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
  • Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
  • Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Địa hình bề mặt Trái Đất, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT-Miền núi: là những khu vực của vỏ Tráiđất nhô cao hơn mực nước biển và cácđồng bằng lân cận. h tuyệt đối > 500m.Đặc điểm:- Độ cao tuyệt đối lớn, mức độ chia cắt sâuvà ngang lớn  năng lượng địa hình lớn;- Khí quyển có độ trong suốt cao, nhận đượclượng bức xạ Mặt trời lớn so với các đồngbằng cùng vĩ độ, bức xạ sóng dài mất đivào ban đêm lớn;Hoa Đỗ Quyên,Langbian- Độ dốc lớn, lớp vỏ phong hóa chứa nhiềusản phẩm thô, phổ biến là vạt sườn tích,nón đá lở, dòng chảy dốc, xâm thực sâumạnh, khả năng vận chuyển lớn.4 Châu Á5 Châu Mĩ6 Châu Phi7 3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT- Đồng bằng: là khu vực rộng lớn củalục địa tương đối bằng phẳng, độ

chênh cao rất nhỏ [chia cắt, mạng lưới thung lũngthưa, h tuyệt đối < 200m.Đặc điểm:- Quá trình tích tụ phổ biến, lớpvỏ phong hóa dày, đá gốc ít lộ trênmặt;- Bề mặt chỉ có các dạng vi vàtrung địa hình [hồ sót, cồn đất,máng trũng, đê cát];- Ảnh hưởng rõ rệt của tínhphân đới địa lí; Có vị trí trùng khớpvới những cấu trúc miền nền.8 3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT-Sơn nguyên: là khuvực miền núi rộnglớn; gồm những dãynúi, các cao nguyên,vùng trũng giữa núivàcáckhốinúi;thường bị chia cắtbởi các thung lũngvà lòng chảo lớn.-Vídụ:SNTâyNguyên – Việt Nam,SN Đông Phi9 3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT-Cao nguyên: là kiểu địa hình miền núi, bề mặt tương đối bằng phẳng,h tuyệt đối > 500m. Độ chia cắt ngang nhỏ, có sườn dốc.-Ví dụ: CN Đề Can, CN PatagôniNúi Đôi – Quản bạ - CN. Đồng VănCN. Lâm Viên – Dà Lạt10 3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT- Bình nguyên: thấp, rộng, bề mặt tương đối phẳng đôi khi có xen đồi, gợnsóng.- Bán bình nguyên: tương đối phẳng, với những thung lũng sông mở rộng.Biểu hiện cụ thể của đồng bằng nhưng còn nhiều đồi thấp, thung lũng.Bình Nguyên11 3. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT- Địa hình núi lửaLà dạng địa hình do hoạt động núi lửa tạo ra.Núi lửa là hiện tượng phun trào mắc ma từ trong lòng đất ra ngoài một cáchđột ngột, gây thiệt hại lớn cho con người và làm biến đổi mạnh mẽ môi trườngtự nhiên.12 Các dòng dung nham dạng tuyến ở HaoaiDungnhamlỏng,chảy nhanh trên diệnrộng  Các bề mặtsan bằng rộng lớn13 Chóp xỉ:Sườn dốc, đỉnh có miệngphun, sườn núi bị cắt xẻ tạora các khe rãnh…14

1. Địa hình núi

Tiêu chí

Núi

Khái niệm núi

- Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường trên 500m so với mực nước biển.

Bộ phận

- Chân núi, đỉnh núi, sườn núi

Phân loại núi theo độ cao

- Núi thấp: Dưới 1000m

- Núi trung bình: 1000m – 2000m

- Núi cao: >2000m

Độ cao tương đối

- Tính từ chân núi đến đỉnh núi

Độ cao tuyệt đối

- Tính từ mực nước biển đến đỉnh núi

Có 2 loại

- Núi già: thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông. Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, trải qua các quá trình bào mòn.

- Núi trẻ: cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. Mới được hình thành cách đây vài chục triệu năm.

2. Địa hình bình nguyên [đồng bằng]

Đặc điểm

Bình nguyên [đồng bằng]

Độ cao

- Độ cao tuyệt đối < 200m [đồng bằng có độ cao tuyệt đối gần 500m]

Nguyên nhân hình thành

- Bình nguyên do băng hà bào mòn
- Bình nguyên do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ.

Đặc điểm hình thái

Hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ:

+ Bào mòn bề mặt hơn gợn sóng.

+ Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông [châu thổ]

Kể tên một số nổi tiếng

- Đồng bằng bào mòn: đồng bằng phía Bắc Âu, Canađa…
- Đồng bằng bồi tụ: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long [VN]…

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi việc tiêu, tưới nước, trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển dân cư đông đúc
- Tập trung nhiều thành phố lớn, đông dân.

3. Địa hình cao nguyên

Đặc điểm

Cao nguyên

Độ cao

- Độ cao tuyệt đối trên 500m

Đặc điểm hình thái

- Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc.

Kể tên một số nổi tiếng

- Cao nguyên Tây Tạng [ Trung Quốc], cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Lâm Viên [VN],...

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

4. Địa hình đồi

Đặc điểm

Đồi

Độ cao

- Độ cao tương đối dưới 200m

Đặc điểm hình thái

- Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.
- Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.

Kể tên một số nổi tiếng

- Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên [ Việt Nam],....

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp cây lâm nghiệp.
- Chăn thả gia súc.

Video liên quan

Chủ Đề