Các phương pháp phòng chống lạnh

          Theo trung tâm dự báo thời tiết vào những ngày tới ở Ninh Bình có thể xuất hiện đợt rét đậm rét hại gây ảnh hưởng bất lợi đối với đàn gia súc, gia cầm, khiến vật nuôi tốn nhiều năng lượng chống rét và làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi như: tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn ở Lợn; lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở Bò; Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng trên gia cầm,…
Vì vậy, để phòng chống rét cho đàn vật nuôi bà con cần áp dụng tốt các giải pháp sau:
          1. Đối với chuồng trại:
Có hệ thống bạt, rèm che chắn chuồng, bảo đảm chuồng trại kín, ấm, khô. Đặc biệt, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, đối với nền chuồng gà, trâu bò cần rải thêm lớp trấu, rơm khô để giữ ấm chân và tăng nhiệt độ trong chuồng.
Có thể chăn nuôi gà trên nền đệm lót vi sinh để nâng cao nhiệt độ chuồng nuôi giúp sưởi ấm cơ thể vật nuôi.
          2. Thời điểm chăn thả gia súc, gia cầm:
Bà con cần thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch chăn thả gia súc, gia cầm hợp lý. Hạn chế việc chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ ngoài trời dưới 150C [đặc biệt là gia súc, gia cầm nhỏ]. Những ngày rét đậm, rét hại dưới 120C thì không chăn thả mà nhốt vật nuôi trong chuồng để tiện chăm sóc, quản lý và tăng cường sưởi ấm vật nuôi bằng bóng điện sợi đốt, bóng hồng ngoại hoặc đốt củi, bếp than để sưởi [chú ý khi đốt lửa sưởi phải có đường ống dẫn khói thải ra ngoài chuồng, tránh hiện tượng ngạt, ngộ độc vật nuôi và vị trí đốt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy], đối với đàn trâu bò nên mặc áo ấm bằng bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…để chống rét.

Ảnh: Công tác chống rét cho gia súc gia tại Ninh Bình

          3. Chăm sóc nuôi dưỡng:
                + Đối với gia cầm:
               + Thực hiện tốt quy trình úm cho gia cầm nhỏ, lưu ý đối với các giống gà mọc lông chậm hoặc ít lông [gà chọi, gà Mía, Đông Tảo,…] khả năng chịu lạnh kém cần có biện pháp chống rét thích hợp [che chắn chuồng tránh gió lùa trực tiếp, tăng nguồn nhiệt bằng cách bổ sung thêm bóng điện, bóng hồng ngoại; Không thả gia cầm ra vườn, đồi trong những ngày có rét đậm, rét hại,…].
Cho gia cầm uống nước ấm, bổ xung chất điện giải, B. comlex, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
                + Đối với chăn nuôi lợn:
                     Nên có chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C. Cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi.
Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn.
               + Đối với trâu, bò:
                    Cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu bò, với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể. Ví dụ bò nặng 300 kg, cần cho bò ăn 30 kg cỏ xanh một ngày. Đồng thời bổ sung thêm 0,5 – 1kg thức ăn tinh/con/ngày [bột ngô, bột sắn, cám gạo,.. ] để trâu bò có đủ năng lượng chống rét.
Đối với những ngày rét đậm cần đun nước ấm cho trâu bò uống, bổ sung thêm muối ăn với định lượng 5gam/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
                     Cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu bò như ủ chua cỏ voi, VA06, thân cây ngô,.. với lượng 7 – 10 kg/ngày, kết hợp ăn thêm cỏ xanh, rơm nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu bò trong mùa rét.
Ngoài các biện pháp nêu trên bà con cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh như thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời những con có dấu hiệu bất thường do đói, rét, dịch bệnh.

Ks.Trần Văn Luận -TTKNNB

Mùa đông, thời tiết rét buốt khiến sức đề kháng giảm sút và cơ thể dễ mắc nhiều bệnh như cảm lạnh, cúm... Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, việc bảo vệ sức khỏe trong mùa đông lại càng cần được quan tâm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong mùa đông và cách phòng tránh.

Người dân sinh sống dưới chân đèo Pha Đin, cạnh quốc lộ 6 đốt lửa sưởi ấm, chống chọi với giá lạnh. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Bệnh cảm lạnh

Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới mũi. Ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt là những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh.

Có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa...

Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ cũng rất cần thiết, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm. Nếu cẩn thận hơn nữa, có thể trang bị 1 chiếc máy lọc không khí ngay tại nhà hoặc văn phòng để đảm bảo không gian xung quanh luôn trong lành, thoáng đãng, tránh được các vi khuẩn và bụi bẩn.

Bệnh viêm họng

Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.

Cách phòng tránh: một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.

Bệnh cúm

Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bị tiểu đường, thận.

Cách phòng tránh tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vaccine phòng cúm [hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi].

Bệnh hen, suyễn

Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Những người bị hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông.

Cách phòng tránh: trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong phòng thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm.

Đối với những người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc khó thở, có thể sử dụng máy xông khí dung mũi họng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Hội chứng Norovirus

Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 - 48 giờ sau khi phơi nhiễm với Norovirus. Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện.

Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất.

Cách điều trị: khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước. Có thể đến các trung tâm y tế nếu bệnh tình có diễn biến nghiêm trọng.

Hạ thân nhiệt

Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo.

Cách phòng tránh: theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để kiểm soát thân nhiệt thường xuyên và chính xác là trang bị 1 chiếc nhiệt kế ngay tại nhà, nhất là gia đình có trẻ nhỏ. Khi bị hạ thân nhiệt, nên quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại. Có thể sử dụng túi sưởi để giúp cơ thể lấy lại thân nhiệt nhanh hơn.

Đau nhức khớp tay, chân

Đau nhức các khớp cổ tay, chân hay khớp vai, khớp háng vào mùa đông là một trong những tình trạng thường gặp. Đặc biệt là ở người già và những người phải thường xuyên lao động nặng nhọc.

Theo các chuyên gia, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động. Một số bệnh nhân bị gút hay đang gặp các chứng bệnh về xương khớp thì thời điểm này sẽ càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lý do là vì nhiệt độ xuống thấp khiến lượng axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng và chèn ép vào các khớp. Đặc biệt ở những người cao tuổi, lúc này các chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu, khí huyết kém lưu thông nên dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên hiện tượng đau nhức.

Cách phòng tránh: để phòng chống hiện tượng đau nhức khớp trong mùa đông nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách đi tất, mang găng tay, quàng khăn. Nên tập thể dục và vận động các khớp vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng khi ngủ dậy.

Massage thường xuyên cũng là phương pháp tốt giúp hạn chế tình trạng đau nhức. Đối với những người già, người loãng xương, có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Đau tim

Rất ít người biết rằng mùa đông chính là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây ra bệnh đau tim. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, máu không được lưu thông ổn định. Vì thế, tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm cho cơ thể.

Cách phòng tránh: các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe khuyên rằng, cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, nhất là những khi đi ra ngoài. Những người trên 30 tuổi cần tránh các hoạt động quá sức vào sáng sớm. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thay vì ăn quá nhiều thực phẩm trong một lúc.

Đau dạ dày do lạnh

Thời tiết lạnh thường hay bị đau dạ dày. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét dạ dày, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.

Cách phòng tránh là hàng ngày làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.

 Khô da

Vào mùa đông, do thói quen tắm bằng nước ấm cũng như lượng nước được nạp vào cơ thể ít hơn các mùa còn lại, cho nên da rất dễ bị khô, thiếu độ ẩm.
Một trong những việc làm tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này đó là dưỡng ẩm cho da. Các bác sĩ da liễu cho biết rằng, thời gian tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm, vì lúc này da vẫn còn ẩm. Ngoài ra, cũng có thể bôi thêm một lần nữa vào lúc trước khi đi ngủ. Và khi tắm không nên sử dụng nước quá nóng để hạn chế nguy cơ kích ứng và ngứa da. Ngoài ra, có thể cung cấp độ ẩm lý tưởng bằng cách sử dụng máy phun sương trong phòng.

Phương Phương [tổng hợp]

  • Mùa đông
  • Trời lạnh
  • Bệnh mùa đông
  • Trẻ em

Đề xuất

Video liên quan

Chủ Đề