Các vành đai khí áp cao trên trái đất

Xác định vị trí các vành đai và khí hậu trên trái đất?

ve va xac dinh vi tri cac vanh dai,khi ap va gio tren trai dat

I. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI

1. Khái niệm

- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).

- Nguyên nhân là do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực $ \rightarrow$ lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.

2. Biểu hiện của quy luật

a) Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

- Trên Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt:

+ 1 vòng đai nóng: nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +200C của 2 bán cầu, khoảng vĩ tuyến 300B – 300N.

+ 2 vòng đai ôn hòa: giữa các đường đẳng nhiệt năm +200C và +100C của tháng nóng nhất, khoảng vĩ tuyến 300 – 600 ở cả hai bán cầu.

+ 2 vòng đai lạnh: ở vĩ độ cận cực của 2 bán cầu, giữa các đường đẳng nhiệt +100C và 00C của tháng nóng nhất.

+ 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu: bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 00C.

b) Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

- Có 7 đai khí áp:

+ 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.

+ 4 đai áp cao: 2 ở cận chí tuyến, 2 ở cực.

- Có 6 đới gió:

+ 2 đới gió mậu dịch.

+ 2 đới gió Tây ôn đới.

+ 2 đới gió Đông cực.

c) Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Có 7 đới khí hậu chính:

+ Đới khí hậu cực.

+ Đới khí hậu cận cực.

+ Đới khí hậu ôn đới.

+ Đới khí hậu cận nhiệt.

+ Đới khí hậu nhiệt đới.

+ Đới khí hậu cận xích đạo.

+ Đới khí hậu xích đạo.

d) Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật

- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo: Băng tuyết; Đất đài nguyên; Đất pôtdôn; Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; Đất đỏ nâu, rừng và cây bụi lá cứng; Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; Đất đỏ, nâu đỏ xavan; Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo: Hoang mạc lạnh; Đài nguyên; Rừng lá kim; Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; Rừng cận nhiệt ẩm; Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; Hoang mạc, bán hoang mạc; Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; Xavan, cây bụi; Rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Phân bố tuân thủ theo quy luật địa đới.

II. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI

1. Khái niệm

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất $ \rightarrow$ phân chia bề mặt Trái Đất thành: lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

2. Biểu hiện của quy luật

a) Quy luật đai cao

- Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.

- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm theo độ cao.

- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.

b) Quy luật địa ô

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.

- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương.

- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.



Page 2

Các vành đai khí áp cao trên trái đất

SureLRN

Các vành đai khí áp cao trên trái đất

Những câu hỏi liên quan

Trình bày đặc điểm của sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới?

Các đai khí áp trên Trái Đất phân bố như thế nào sau đây?

A. Các đai áp thấp phân bố ở Bán cầu Bắc, các đai áp cao phân bố ở Bán cầu Nam

B. Các đai áp thấp phân bố ở Bán cầu Nam, các đai áp cao phân bố ở Bán cầu Bắc

C. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo

D. Đai áp cao phân bố ở cực, vòng cực; đai áp thấp phân bố ở xích đạo, chí tuyến

Những câu hỏi liên quan

Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp:     

A. 4      

B. 5     

C. 6      

D. 7

Câu 2: Giải thích sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Lời giải

– Nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp là do nhiệt độ và động lực.

– Do nhiệt độ:

+ Ở khu vực Xích đạo do góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng nhiều trong năm nên không khí được đốt nóng, nở ra và bị đẩy lên cao, tỉ trọng không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo.

+ Ở khu vực cực, nhiệt độ rất thấp, không khí co lại nên không khí từ trên cao giáng xuống làm cho tỉ trọng không khí tăng lên, hình thành 2 đai áp cao cực.

– Do động lực:

+ Không khí nóng ở Xích đạo bị đẩy lên cao thì chuyển động theo hướng kinh tuyến, nhưng do tác động của lực Coriolis nên bị lệch hướng. Tới vĩ độ 30°– 35° thì đã chuyển thành hướng kinh tuyến, ở trên cao gặp lạnh không khí co

+ Không khí ở cực lạnh, nó bị dồn nén xuống và di chuyển xuống phía ôn đới. Tại đây, nó gặp khối không khí từ chí tuyến đi lên. Hai luồng không khí này gặp nhau (vĩ độ khoảng 60° – 65°) thì đẩy lên cao làm cho không khí ở đây loãng ra, tỉ trọng giảm nên trở thành đai áp thấp ôn đới.

– Tuy nhiên, trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục, mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất.

a) Khí áp.

            - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

            - Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế.       

           - Đơn vị đo: mm thủy ngân.

           - Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển bằng trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 là :760mm thủy ngân.

b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.

            - Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.

            - Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.

Loigiaihay.com