Cách chia hóa đơn gtgt đã có thuế năm 2024

Căn cứ phát sinh và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Luật Số 13/2008/GH12 của Quốc hội. Để hiểu rõ về căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT, trong bài viết hôm nay cùng iHOADON tìm hiểu nhé.

1. Thuế giá trị gia tăng (VAT) là gì?

Cách chia hóa đơn gtgt đã có thuế năm 2024

VAT là gì?

Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế quan trọng và đóng vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Thuế GTGT là loại thuế gián thu và được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa hay dịch vụ được phát sinh từ sản xuất, lưu thông cho đến khâu tới tay người tiêu dùng.

2. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng (VAT)

.jpg)

Căn cứ tính thuế GTGT

Hiện nay, VAT được xác định thông qua công thức:

Thuế giá trị gia tăng = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất VAT

Theo công thức trên, có thể thấy thuế GTGT phụ thuộc vào hai yếu tố bao gồm giá tính thuế và mức thuế suất.

2.1. Giá tính thuế GTGT

Giá tính thuế được xác định tùy theo loại hàng hóa hay dịch vụ, được xác định như sau:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc được cung ứng cho tổ chức, cá nhân khác là giá chưa thuế GTGT;

- Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho người tiêu dùng tại VN thì giá chưa thuế được xác định theo hợp đồng;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hay sử dụng nội bộ như biếu, tặng là giá tính thuế của hàng hóa và dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh;

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản như thuê nhà, thuê xưởng, kho, bến bãi hay phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị… không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê lá giá chưa thuế;

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp tính theo giá chưa thuế của hàng hóa đó bán trả một lần và không tính theo số tiền trả góp từng kỳ;

- Đối với hoạt động gia công hàng hóa là giá gia công chưa thuế GTGT;

- Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt được quy định theo từng trường hợp cụ thể;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán thì giá thanh toán là giá đã có thuế và giá chưa thuế làm căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia (1+(thuế suất %));

- Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa, dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ phí tổn. Hàng hóa bán ra phải tính thuế trên giá bán;

- Đối với các hoạt động vận tải, bốc xếp thì giá tính thuế GTGT là cước vận tải và bốc xếp chưa thuế;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng chứng từ như tem bưu chính, giá cước vận tải, vé xổ số,... thì ghi giá là giá đã có thuế GTGT.

2.2. Thuế suất thuế GTGT

Hiện nay, Luật thuế GTGT tại VN quy định 4 mức thuế suất tương ứng: 0%, 5%, 10% và 20%. Mức thuế suất này được áp dụng cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ.

Mức thuế 0% được áp dụng đối với nhóm đối tượng sau:

- Chuyển nhượng trí tuệ nhân tạo và chuyển giao CN ra nước ngoài;

- Dịch vụ tái bảo hiểm nước ngoài;

- Cung cấp dịch vụ tín dụng;

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

Và áp dụng đối với các hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

Mức thuế 5% được áp dụng với nhóm đối tượng;

- Cung cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất, sinh hoạt;

- Khai thác quặng nhằm sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng cây trồng;

- Các dịch vụ vệ sinh như đào đất, nạo vét kênh, mương phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng;

- Các sản phẩm được sử dụng trong nông - lâm - ngư nghiệp;

Và các mặt hàng, dịch vụ được quy định khác

Hàng hóa, dịch vụ như vàng, bạc, đá, quý hay dịch vụ môi giới phải áp dụng mức thuế suất 20%

3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

.jpg)

Phương pháp tính VAT

3.1. Phương pháp khấu trừ thuế

Theo phương pháp khấu trừ thuế, thuế GTGT được tính theo công thức:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Theo đó:

VAT đầu ra = Giá tính thuế bán ra x Thuế suất VAT

VAT đầu vào = Tổng thuế GTGT ghi trên hóa đơn

VAT được tính khấu trừ theo quy định như sau:

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng trong sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ;

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định thuế, thì phải nộp của tháng đó và không phân biệt đã xuất hay còn để trong kho.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ khi bán ra. Khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT và số tiền người mua phải thanh toán. Trong trường hợp chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa thuế và thuế GTGT thì thuế được tính trên giá thanh toán trên hóa đơn hay chứng từ.

3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, thuế GTGT được tính theo công thức:

Thuế GTGT = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT

Theo đó:

Giá trị gia tăng = giá thanh toán bán ra - giá thanh toán mua vào tương ứng

Giá thanh toán mua vào hay bán ra là giá thực tế khi mua và bán trên hóa đơn. Bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ việc mua, bán có hóa đơn hay chứng từ làm căn cứ xác định GTGT theo quy định, thì GTGT được xác định như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh đã hoặc hiện bán có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng không có hóa đơn, chứng từ mua thì GTGT = doanh thu x tỷ lệ phần trăm GTGT tính trên doanh thu (%).

- Đối với cá nhân, cơ sở kinh doanh chưa thực hiện mua có hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để ấn định mức doanh thu tính VAT. GTGT = doanh thu x tỷ lệ phần trăm gia tăng trên doanh thu (%).

4. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

.jpg)

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào

4.1. Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Mức khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng, như sau:

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất và kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ;

- Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được dùng đồng thời cho sản xuất và kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa chịu thuế;

- Với trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông - lâm - thủy sản chưa qua chế biến mà không có hóa đơn thì được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) được quy định theo từng hoạt động cụ thể. Tương ứng với các mức 3% và 5%

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng VAT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng nào thì được kê khai xã định trong tháng đó

4.2. Căn cứ để xác định thuế đầu vào được khấu trừ

- Đối với hàng hóa hay dịch vụ mua vào là số tiền thuế GTGT trên hóa đơn mua;

- Đối với hàng xuất nhập khẩu là số tiền thuế GTGT đã nộp ghi trên chứng từ nộp thuế hàng xuất khẩu;

- Đối với hàng hóa là nông - lâm - thủy sản chưa chế biến được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên giá trị mua vào là giá thực tế được kê vào bản kê hàng hóa mua do cơ quan thuế hướng dẫn;

- Đối với hàng hóa mua vào là loại đặc thù được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế thì được căn cứ vào chứng từ đó để tính thuế đầu vào được khấu trừ.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo quy định chính thức của Quốc hội tại Luật Số 13/2008/GH1. Hy vọng bạn đọc đã hiểu chính xác cách tính VAT để đảm bảo các quyền, nghĩa vụ trong quá trình đóng thuế GTGT.