Cách điều trị bệnh đầu đen ở gà

Là bệnh do một loại đơn bào có tên là Histononas Meleagridis gây ra, bệnh tích chủ yếu tập trung ở  manh tràng và gan. Hiện nay bệnh xảy ra nhiều trên gà ta, trên tất cả các vùng, đặc biệt nơi chuồng trại và sân vườn ẩm ướt.

Nguyên nhân gây bệnh

Do Histomonas Meleagridis- ký sinh trùng đơn bào gây ra

H.Meleagridis sống ký sinh trong giun đất hoặc giun tròn, chúng bị tiêu diệt nhanh chóng nếu ra khỏi vật chủ.

Đường truyền lây

Lây lan chủ yếu thông qua đường miệng: gia cầm ăn uống phải trứng giun tròn, giun đất có chứa H.Meleagridis

Loài cảm thụ

Gà và gà tây cảm thụ nhiều nhất, bệnh xảy ra thường trên gà nuôi chăn thả.

Triệu chứng

Triệu chứng sẽ xuất hiện sau 7-12 ngày sau khi gia cầm ăn phải trứng giun, gà có biểu hiện lờ đờ, xả cánh, xù lông,

Tiêu chảy phân vàng, đôi khi có máu trong phân

Đầu gà tím tái

Gà giảm ăn, gầy còm và chết

Bệnh tích

Bệnh tích đầu tiên xảy ra trên manh tràng: viêm loét manh tràng làm cho thành manh tràng dày lên, thỉnh thoảng ,những vết loét này ăn mòn thành manh tràng, dẫn đến viêm phúc mạc và các cơ quan nôi tạng khác.

Manh tràng chứa chất nhầy màu vàng xanh, màu của máu, Ở giai đoạn sau,tạo thành một lõi cứng màu trắng.

Gan viêm sưng to, trên bề mặt gan có những đốm đỏ thẩm, sau đó biến thành những ổ hoại tử màu trắng và ăn sâu vào trong mô gan.

Điều trị và phòng bệnh

Có thể dùng các loại thuốc như metronidazole [50-60mg/kg trọng lượng/ngày] dimetridazole, ronidazole,ipronidazole, cho gà uống liên tuc trong 3-5 ngày

Hoặc có thể dùng Sulfamonomethaxin [60-100mg/kg trọng lượng/ngày]

Phòng :

  • Giữ gìn chuồng trại khô ráo, định kỳ xịt sát trùng chuồng trại và sân vườn, có thể dùng vôi bột rắc trên sân vườn sau khi đã cuốc xới.
  • Có thể dùng thuốc trong qui trình phòng của trại.
  • Không nên nhiều lứa gà trong cùng một khu

Bệnh đầu đen hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà, bệnh kén ruột thừa do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa [manh tràng] gây ra.

Nguyên nhân

Chúng có 4 dạng tồn tại: Dạng xâm nhiễm ở manh tràng [ruột thừa] có thể phân lập. Dạng sinh dưỡng ở các tổn thương ruột, gan [có thể phân lập và giao tử]. Dạng lưới thường dính với nhau tạo ra các thể lưới và hợp bào ở gan. Dạng hình thoi trong lòng ruột thừa và nga ba hồi manh tràng.

Vì là bệnh do Histomonas gây ra nên có tên khoa học là Histomonosis, cũng vì các biến đổi đặc trưng tập trung song hành ở gan và ruột và bệnh lại có tính lây lan nhanh, nên bệnh còn có tên là bệnh viêm hoại tử ruột gan [Infectious Enterohepatitis].

Ở Việt Nam do các biến đổi đặc trưng tạo kén ở ruột thừa nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.

Phương thức lây truyền

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng, ăn uống phải trứng giun kim [Heterakis Gallinae] có chứa Histomonas.

– Bệnh lây truyền qua đường ăn uống bởi thức ăn, nước uống, chất độn, môi trường bị nhiễm trứng giun kim Heterakis Gallinae đã chứa mầm bệnh, sau khi gà bị nhiễm và qua quá trình phát triển gà lại thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài qua 2 cách: Qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân.

– Ra môi trường bên ngoài trứng giun kim lại bị giun đất ăn và căn nguyên được bảo tồn trong giun đất rất lâu, gà lại ăn giun đất và lại tái nhiễm. Đây là nguyên do sâu xa để bệnh đầu đen lưu cữu trong thời gian rất dài tại cơ sở chăn nuôi, là lý do cơ bản để gà bị tái nhiễm và bệnh cứ lặp đi lặp lại sau khi đã được điều trị khỏi.

Đặc điểm dịch tễ

– Gà từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.

– Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông.

– Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, gà tây mẫn cảm nhất.

Triệu chứng

– Gà đột nhiên sốt rất cao 43 – 44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân, mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà giấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.

– Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.

– Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

– Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 – 38 độ C.

– Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95%.

Bệnh tích

Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng

– Gan sưng to gấp 2 – 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek.

– Ruột thừa [manh tràng] bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.

Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác, đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phúc mạc nặng khiến gà chết nhanh

Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone.

Phòng bệnh

Không nuôi chung gà tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi. Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to. Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím.

* Cách làm:

– Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1gr thuốc tím, hoặc 2 gr sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2 giờ, sau đó nếu thừa thì đổ đi.

– Hằng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.

Điều trị

Bệnh đầu đen dễ dàng được điều trị khỏi bằng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Phải tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc T. Flox.C 20 gr, bổ gan TA.Sorbitol + B12 là 40 gr, Gluco.K.C.B2 là 100 gr.

Các loại thuốc trên pha vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Bước 2: Cho uống T. cúm gia súc 2 gr, T. Coryzin 1,5 – 2 gr, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 – 4 ngày đêm là khỏi.

Phác đồ 2: Làm 2 việc sau đây cùng một lúc:

– Tiêm bắp Macavet hoặc Flodovet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày.

– Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc Anti-protozon hoặc Anti-CRD.LA 20 gr, bổ gan – thận – lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày, dùng 4 ngày là khỏi.

Phác đồ 3: Dành cho những đàn gà có số lượng quá ít.

– Hepaton hoặc Anti – CRD.LA 15 gr.

– T. Flox.C 15 gr.

– T. cúm gia súc hoặc Anti-Gum 20 gr.

– Bổ gan – lách – thận TA 40 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 – 20 lít nước hoặc cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

• Gà sốt cao , nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, ủ rũ, rúc đầu vào cánh và luôn tìm chỗ nắng, ấm áp để nằm.

• Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen. [ nhưng hiện tại cũng ít khi thấy biểu hiện này, AE phải mổ gà ra khám mới biết được]

▬ Biểu hiện bên trong ▬

• Gan sưng to gấp 2 - 3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ dỗ như đá hoa cương. Sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của bệnh Marek, nhưng ko nổi cục mà lõm xuống.

•  Ruột thừa [còn gọi manh tràng] bị viêm, thành ruột sưng dày lên gấp nhiều lần, bên trong có lẫn máu nhớt hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng ngà .

• Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cơ quan nội tạng khác, đôi khi bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa gây nên viêm phúc mạc nặng khiến gà chết nhanh

2. Nguyên nhân gà mắc bệnh đầu đen

• Bệnh đầu đen do kí sinh trùng Histomonas Meleagirdis gây ra

• Kí sinh trùng Histomonas xâm nhập vào cơ thể gà qua con đường ăn uống

• Khi vào cơ thể Histomonas sẽ kí sinh ở ruột thừa và gan rồi gây bệnh.

• Sau đó, mầm bệnh được thải ra bên ngoài qua phân và trứng giun kim rồi tiếp tục lây nhiễm sang các con gà khác

• Mặt khác, trứng giun kim và phân gà lại được giun đất ăn vào và tồn tại rất lâu trong khu vực chăn nuôi, rất khó để thanh trừ hoàn toàn. Đây cũng là nguyên nhân bệnh đầu đen hay gây bệnh trên gà thả vườn, và một khi gà đã mắc bệnh thì tỉ lệ tái bệnh ở những đàn sau luôn là rất cao.

3. Cách điều trị khi gà bị bệnh đầu đen

Bước 1: Xử lý triệu trứng hiện tại của gà.

• Hạ sốt cho gà - AE dùng Paracetamol

• Sử dụng Vitamin K để cầm máu

• Tăng sức đề kháng bằng Vitamin C - Bcomplex - Glucose

→ AE có thể kết hợp và pha vào nước cho gà uống vào buổi sáng để chuẩn bị làm kháng sinh buổi chiều nhé

Bước 2: Tiêu diệt mầm bệnh 

• AE dùng thuốc có thành phần Sulphamonomethoxine hoặc Sulphadimethoxine pha vào nước cho gà uống liều lượng theo chỉ dẫn của nhà SX nhé

→ Làm buổi chiều hoặc sau khi làm bước 1 khoảng 4-6 tiếng

Bước 3: Phòng kế phát và hồi sức cho gà

• Sau khi làm kháng sinh 4 ngày, gà đã tương đối ổn thì AE dùng Enrofloxacin hoặc Trimethoprime để chống kế phát nhé!

• Cho gà uống giải độc gan thận + kết hợp với  Bcomplex để hồi lại sức và chức năng gan cho Gà

• Dùng Men tiêu hóa cao tỏi TPs kết hợp với Megacid L để hồi lại hệ thống tiêu hóa cho gà sau một liệu trình dài uống kháng sinh. Giúp gà ăn uống và hấp thụ thức ăn lại bình thường.

→ Nếu mổ khám gà ghép thêm bệnh gì thì AE điều trị bênh đó, Ưu tiên các bệnh nặng và có tính cấp bách trước.

4. Cách phòng bệnh đầu đen trên gà

• Nuôi gà trên sân cát là một trong những biện pháp cực kì hiệu quả trong thời gian gần đây. Cát thoát nước nhanh, nóng khiến giun đất, và các kí sinh trùng khác khó mà cu ngự được. Ngoài ra nuôi trên sân cát rất dễ vệ sinh, AE chỉ cần quét qua lớp trên là loại bỏ được phân, lông, và các chất thải khác

• Khử trùng chuồng trại định kì 1 lần/ tuần, và cho gà uống thuốc giun sán 1 lần / tháng nếu khu vực AE có tiền sử bị bệnh đầu đen.

• Rắc vôi trong khu vực vườn, sân chơi của gà để loại bỏ giun đất và giun kim.

Lưu ý: AE khi mua vôi nên mua loại vôi củ về để nguyên bao, sau 1 thời gian vôi sẽ tự bở ra thành vôi bột, rắc vôi này là tốt nhất. Không nên mua vôi bột loại đóng bao sẵn để khử trùng chuồng trại vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều vôi bột không đảm bảo [thực chất là bột đá được gom lại trong quá trình khai thác đá – loại này không có tác dụng khử trùng chuồng trại]. Việc rắc vôi ở khu vực chăn nuôi nên rắc khi chuồng trại không có gà, có thể nhốt gà và rắc buổi tối, nên rắc khi trời chuẩn bị mưa hoặc khi trời vừa mưa xong, rắc khi vừa cuốc xới sân vườn.. như vậy vừa đỡ bụi , vừa đạt được hiệu quả cao trong tiêu diệt trung gian truyền bệnh

*** Hội nuôi gà tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm về KY THUAT NUOI GÀ giúp ae chăn nuoi ga có hiệu quả ***

Chúc AE một ngày tốt lành và nhớ tham gia chia sẻ những kinh nghiệm về gà trên Group Facebook: 

//www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/

Video liên quan

Chủ Đề