Cách ghi đáp án Listening IELTS

Như chúng ta đã biết, bài thi IELTS phần Listening được tổ chức dưới dạng trắc nghiệm. Khi vào phòng thi, thí sinh sẽ được giám thị phát cho phiếu Answer sheet IELTS Listening để tô đáp án. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm sử dụng phiếu này thì thấy khá dễ dàng. Tuy nhiên, với bạn lần đầu thi và sử dụng thì nên tìm hiểu trước về cách sử dụng phiếu để tránh bị mất điểm oan nhé. 

Để giúp thí sinh tự tin hơn hoàn tốt bài thi của mình, bài viết dưới đây EMG Online sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Answer sheet IELTS Listening. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Cấu trúc Answer sheet IELTS listening

Bài thi IELTS gồm 4 phần. Đối với phần thi IELTS Listening và Reading, thí sinh sẽ hoàn thành trong một tờ answer sheet. 2 kỹ năng tương ứng với 2 mặt giấy. Chính vì vậy, bạn cần quan sát thật kỹ tránh làm nhầm phần Listening sang Reading nhé. 

Cấu trúc của một tờ IELTS listening answer sheet sẽ bao gồm 3 phần quan trọng.

Phần thông tin cá nhân thí sinh

Với phần thông tin cá nhân, các bạn cần chú ý những mục sau:

  • Candidate name (tên thí sinh): Tên thí sinh phải được viết hoa và không dấu – Ex: NGUYEN THI A
  • Candidate number (số báo danh thí sinh): Là dãy số bao gồm 6 số. Thí sinh kiểm tra trước số báo danh của mình ở bảng thông tin trước khi vào phòng thi.  
  • Centre number (số hiệu trung tâm): Gồm 5 số và sẽ được cung cấp trên máy chiếu phòng thi
  • Test date (ngày thi): Bạn sẽ điền ngày thi của mình theo: ngày – tháng – năm – Eg: 08 – 12 –  201

Một lưu ý nữa là, trong phiếu trả lời phần Reading và Writing sẽ xuất hiện thêm một mục TEST MODULE. Ở đây có 2 lựa chọn về hình thức thi. Nếu bạn thi Academic thì tick vào ô Academic còn nếu thi General thì tick vào ô General.

Phần bài làm

Phần Listening sẽ bao gồm 40 câu hỏi tương ứng với 40 ô trống. Thí sinh dùng bút chì để tô đáp án mà mình chọn. Khi muốn thay đổi sang đáp án khác, bạn có thể dùng tẩy xóa đi đáp án cũ và dùng bút tô đáp án mới. Hoặc có thể lấy bút gạch chéo đáp án cũ và viết đáp án mới vào nhé.

Tuy nhiên, lưu ý là tuyệt đối không viết vào cột V/X sẽ không có điểm đâu nhé.

Phần của giám khảo

Phần nào của ban giám khảo thì tuyệt đối thí sinh không được phép điền vào. Các phần của giám khảo bao gồm cột V/X, Marker 1/2 Signature. Nếu bạn không biết mà điền vào những phần này thì rất có thể bài làm của bạn không được chấp nhận đấy.

Một lời khuyên rất chân thành cho những bạn sắp bước vào kỳ thi IELTS thực tế là nên đi in nhiều phiếu Answer sheet để tập làm quen với việc điền thông tin và đáp án nhé.

2. Một số câu hỏi thường gặp khi điền IELTS listening answer sheet

1. Nếu quên không viết hoa tên mình thì bài thi có được chấp nhận không?

Câu trả lời là không nhé. Thông thường việc viết hoa hay không cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả bài thi. Bạn có thể viết hoa cả chữ MINISTRY hoặc Ministry hoặc ministry đều được tính điểm. Tuy nhiên, EMG Online vẫn khuyên bạn nên viết hoa và tuân thủ đúng hướng dẫn của giám thị nhé. 

Bạn sẽ quan tâm  Những từ vựng thường gặp trong IELTS – Cách học hiệu quả.

2. Trong đề bài yêu cầu điền True/False/Not Given có được điền thành Yes/No/Not Given và ngược lại không?

Nhìn chung thì chúng đều có nghĩa tương tự nhau. Đúng/Sai hoặc Có/Không. Tuy nhiên, nếu đề bài yêu cầu điền True/False thì bạn nên tuân thủ đúng và không điền thành Yes/No nhé. 

3. Có được viết tắt True/False/Not Given thành T/F/NG và Yes/No/Not Given thành Y/N/NG không?

Tất cả các chữ viết tắt như T/F/NG hay Y/N/NG đều không được chấp nhận trong bài thi. Rất nhiều bạn có thói quen viết tắt để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, hãy làm như vậy khi ôn tập tại nhà thôi nhé. Khi đi thi thì bạn nên viết đầy đủ và làm đúng theo hướng dẫn để không bị mất điểm một cách đáng tiếc. 

Trên đây là tất cả chia sẻ về Answer sheet IELTS Listening. Hy vọng với những chia sẻ về hướng dẫn trên đây sẽ phần nào giúp bạn đọc có thêm những kinh nghiệm sử dụng phiếu này. 

Chúc các bạn có một thời gian ôn tập hiệu quả và kỳ thi đạt điểm cao nhé!

  • Hầu hết mọi người đều cảm thấy bài IELTS Listening khó hơn bài Reading. Đó là bởi vì khi làm Reading, chúng ta có thể nhìn vào bài đọc và tìm câu trả lời. Tuy nhiên khi làm Listening, nếu bạn bỏ lỡ một câu trả lời, đồng nghĩa với việc bạn mất luôn câu đó vì bạn chỉ được nghe một lần duy nhất, không được nghe lại. Vì vậy, trước hết bạn cần vạch ra một vài chiến lược. 
  • Bên cạnh Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing, dưới đây, IELTS TUTOR xin hướng dẫn bạn những điều phải ghi nhớ trước khi đi thi IELTS Listening.

I. Cấu trúc đề thi IELTS Listening

Trong một kì thi IELTS, thí sinh phải thi 4 kĩ năng ” nghe, nói, đọc, viết” trong đó phần Listening là phần thi nhằm mục đích kiểm tra kĩ năng nghe của các thí sinh. Đây là phần mà bạn sẽ nghe những cuộc đối thoai, độc thoại. Một bài Listening test gồm 40 câu hỏi (3 - 4 phần), kéo dài 60 phút.

- Thí sinh chỉ được nghe duy nhất 1 lần, độ khó của các section tăng dần.

- Các câu hỏi thường được sắp xếp theo thứ tự nói của băng, không đảo trật tự.

- Trước mỗi phần nghe, thí sinh sẽ có khoảng 30s để xem trước các câu hỏi.

- Sau mỗi bài nghe sẽ có phần ngắt nghỉ và chuyển các section.

- Sau khi đoạn recordings kết thúc, thí sinh sẽ có 10 phút để chuyển đáp án sang answer sheet.

Các chủ đề cơ bản, thường gặp trong bài thi IELTS Listening:

Trong 4 phần (section) của bài thi IELTS Listening, Phần 1 và phần 2 là những chủ đề và tình huống quen thuộc mà bạn bắt gặp hằng ngày và thường sẽ ở dạng hội thoại ngắn để điền thông tin vào ô trống. Các chủ để thường là: thông tin tìm nhà trọ, kí túc xá, hoạt động đoàn thể ở trường học, hội sinh viên, vv.. .

Trong nhiều đề thi, bạn cũng có thể bắt gặp các cuộc trao đổi qua điện thoại của người bán và người mua và thông tin sẽ là các đặc trưng của sản phẩm. Ở phần 2, đề bài có thể sẽ đưa ra bài giới thiệu địa điểm , bảo tàng, chương trình nghệ thuật...

Phần 3 và 4 của IELTS Listening sẽ khó hơn vì các tình huống sẽ thuộc các đề tài mang tính học thuật nhiều hơn. Phần lớn nội dung các hội thoại hoặc độc thoại của phần 3, 4 thường là các bài giảng tại trường đại học, hoặc các bài diễn thuyết của học giả về chủ đề khoa học.

II. Bảng chấm điểm IELTS Listening

III. Những điều cần lưu ý

Nếu bạn đang nghe để tìm câu trả lời cho câu 3, và bạn đột nhiên nghe thấy đáp án cho câu 6. Điều này có nghĩa là bạn đã tập trung quá nhiều vào một câu và để lỡ không chỉ một mà đến tận hai câu khác!

Một cách để tránh trường hợp này là ghi chú vào tờ đề bài trong khi bạn đang nghe. Đừng lo nếu các ghi chú của bạn lộn xộn. Điều quan trọng là không để bị lỡ mất câu trả lời. Sau cùng, bạn có 10 phút để điền đáp án của mình vào tờ giấy viết đáp án (lúc này bạn cần phải thật viết thật cẩn thận và gọn gàng). Chìa khóa để làm tốt bài IELTS Listening là làm bài theo hai bước. Đầu tiên là nghe và ghi chú, sau đó điền câu trả lời vào cẩn thận vào lại tờ đáp án.

2. Điền thông tin chính xác

Trong bài IELTS Listening, bạn cần phải rất cẩn thận khi trả lời các câu hỏi. Ví dụ câu hỏi yêu cầu bạn hoàn thành cụm ‘in the …’ và đáp án là ‘morning’. Khi bạn điền thông tin lên answer sheet, chỉ có ‘morning’ mới được tính điểm. Nếu bạn viết ‘the morning’ hoặc ‘in the morning’ bạn sẽ không được điểm (mặc dù bạn biết câu trả lời).

3. Hãy điền kể ra khi bạn không chắc chắn

Có 2 lí do tại sao bạn nên làm việc này:

  • Bạn không bị trừ điểm cho câu trả lời sai.
  • Để trống ô đáp án nhiều khi sẽ gây rắc rối cho bạn vì có thể bạn sẽ điền đáp án đúng vào nhầm chỗ.  

4. Nhầm giữa -ty và -teen (sixty & sixteen)

  • Bạn cũng có thể chú ý nghe bối cảnh để xác định, con số bạn cần nghe là loại số gì: giá cả, tuổi tác, ngày tháng hay số điện thoại,...
  • Hãy chú ý, bài Listening IELTS thường xuyên đưa ra các thông tin gây nhiễu để đánh lừa thí sinh, đôi khi số đầu tiên bạn nghe thấy không phải là câu trả lời. Vì vậy, bạn chớ nên “hăm hở” tập trung vào viết đáp án khi vừa mới nghe thấy số đầu tiên, hãy vừa ghi chép lại nhanh chóng vừa để tâm vào phần còn lại của bài nghe để nắm bắt các thông tin chính xác.

  • Số “0” có thể được đọc là “zero” hoặc “oh” nhưng “oh” thì phổ biến hơn
  • Người nói sẽ nói “double” cho 2 số giống nhau đứng cạnh nhau, “triple” cho 3 số, nhưng cũng có thể đọc từng số riêng biệt

Đối với các năm trước 2000, như 1985 sẽ được đọc là “nine teen eighty five”, nhưng với các năm từ 2000 trở đi, như 2015 thì sẽ đọc là “two thousand fifteen”.

7. Đối với nghe các chữ cái thường hay bị nhầm lẫn với nhau

  • G & J
  • H & số 8
  • B & P
  • M & N
  • I & E
  • S & X

8. Với các đơn vị đo lường

Cả 2 cách viết sau đều được chấp nhận:

  • Đơn vị tiền tệ: 20 Pounds hay 20£; 15 Dollars hay 15$; 47 Euros hay 47€. Tuy nhiên, nếu không nhớ chính xác ký hiệu viết tắt thì việc đánh vần
  • Viết đơn vị đo lường: 35 metres hay 35 meters hay 35 m. 

  • 14th February hay February 14th: được xem là 2 từ.
  • 14 February hay February 14: được xem là 1 từ và 1 số.

Đều được chấp nhận:

October 25

25th October

October 25th

10. Không nên viết quá số từ quy định trong đề bài

  • Điều này muốn nhấn mạnh rằng trước khi nghe và điền đáp án, hãy đọc kĩ đề bài. Ví dụ trong đề bài ghi rằng bạn không nên viết quá 3 từ, 2 từ, hoặc chỉ viết duy nhất 1 từ thì bạn phải LƯU Ý nếu không muốn bị mất điểm. Có thể bạn nghe thấy hết, nhưng chỉ nên ghi từ khóa phù hợp với câu trả lời đó.

11. Accent trong IELTS Listening đa dạng

  • Ngoài accent Anh – Anh hay Anh - Mỹ ra thì trong đề thi IELTS, bạn phải nghe cả tiếng Anh – Úc và Anh – Canada ,… vì vậy, ngoài luyện tập đề và trả lời đáp án đúng ra thì việc làm quen với các giọng vùng miền đến từ các nước châu Âu là một việc hết sức cần thiết.
  • Hiện tại, Internet là một nguồn hết sức phong phú có thể giúp các bạn nghe được các chủ đề tiếng Anh khác nhau. Điều tưởng hết sức đơn giản nhưng thật ra lại rất khó đó là các bạn phải chăm chỉ nghe tiếng Anh mỗi ngày, không còn cách nào khác.

Ngoài việc nghe được key words, điền được key words vào tờ answer sheet, thì việc check xem từ đó thuộc số ít hay số nhiều cũng làm thay đổi band điểm của bạn.

Việc bạn thừa hay thiếu (s) trong đáp án thì coi như đáp án đó sẽ không được công nhận. Đây là một sự thật phũ phàng, tuy nhiên nó lại giúp các bạn phải cẩn thận hơn với mỗi lần đặt bút xuống ghi đáp án ra answer sheet.

13. Kiểm tra spelling của từ

Đây cũng là một phần trừ điểm rất nặng nếu bạn biết rằng đáp án là gì, nhưng khổ nỗi lại sai sót/ bất cẩn trong việc ghi xuống

Chả hạn như từ “chính phủ” trong Tiếng Anh là “government", tuy nhiên khi viết vào bạn lại quên mất chữ “n” trong từ đó và chỉ viết là “goverment” thì ngay lập tức câu trả lời đó sẽ không được công nhận.

Đây là dạng khá khó vì ví dụ 1 list có 7 phương án thì cả 7 phương án đó sẽ đều được nhắc đến trong bài nghe, vì vậy nhiệm vụ chúng ta cần làm đó là XÁC ĐỊNH XEM ĐỀ BÀI YÊU CẦU GÌ để tránh lẫn thông tin. Hãy thật tỉnh táo để nghe và chọn đúng đáp án.

15. Với dạng bài nghe có bản đồ

Có rất nhiều bạn chậm trong việc xác định phương hướng vì vậy khi làm những bài có bản đồ; bạn dễ rơi vào tình trạng không theo kịp mô tả của người nói dẫn đến thiếu sót đáp án.

Bạn có thể viết bằng chữ in hoa hoặc chữ thường mà không bị trừ điểm. Tuy nhiên, nếu chữ viết tay của bạn không đẹp lắm, tôi khuyên bạn nên sử dụng chữ in hoa.

Hi vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể cải thiện và hiểu hơn về IELTS Speaking và làm tốt hơn trong lần thi sắp tới nhé!