Cách nấu cháo mật cúng ông táo

  • Trang chủ
  • Ẩm thực

Thứ Ba, ngày 10/02/2015 07:00 AM (GMT+7)

Lễ cúng ông Công, ông Táo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây được coi như ngày cuối cùng của năm cũ vắt sang ngày đầu tiên của năm mới.

Các Táo quân là người coi sóc bếp lửa trong gia đình sẽ cưỡi cá chép bay về trời, thay mặt gia chủ bẩm báo mọi sự trong gia đình năm cũ đã qua; cũng đồng thời thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành, đủ ăn đủ mặc.

Cách nấu cháo mật cúng ông táo

Ảnh minh họa: Internet

Việc làm lễ cúng ông Công ông Táo phải được tiến hành xong trước 12 giờ trưa - là thời khắc ông Táo cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng.

Thông thường, mâm cỗ cúng Táo Quân khá cầu kỳ, bao giờ cũng có các món ăn và tiền vàng mã. Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm rất nhiều món như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.

Ngoài mâm cỗ mặn còn có hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng, ba con cá chép sống.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. 

Cách làm xôi chè thường được mọi người thực hiện vào các dịp cận Tết, Tết để bày lên bàn thờ cúng gia tiên. Đây là một món ăn truyền thống của người Việt Nam chúng ta, qua thời gian vẫn giữ được hương vị dân dã nhưng thơm ngon. Nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết cách nấu món xôi chè này.

Cách nấu cháo mật cúng ông táo
Xôi chè là món phổ biến trong mỗi gia đình khi cúng ông Công, ông Táo.

Xôi chè vốn được xem như là một nét hấp dẫn của ẩm thực Việt nói chung và của miền Bắc nói riêng vào những ngày cận Tết, các đám đình của gia đình trong năm. Vào những ngày Tết nếu chúng ta phát ngán vì các món thịt thì món xôi chè này sẽ giúp vị giác bạn được giải tỏa, một món tráng miệng cực ngon.

Thưởng thức xôi chè với vị ngọt đậm của đường, cái dẻo kẹo của gạo nếp và vị bùi của đỗ, hòa quyện lại khiến lòng người nhớ mãi không nguôi mỗi độ tết về. 

Nguyên liệu

+ Đậu xanh không vỏ: 300g

+ Gạo nếp: 500g

+ Đường và dầu ăn

+ Bột sắn: 200g

Cách làm

Bước 1:

Đem gạo nếp đi vo đãi cho sạch rồi cho vào thau nước lạnh ngâm với từ 8 đến 10 tiếng cho gạo nở mềm, nếu xác định là sẽ nấu xôi chè thì nên ngâm gạo nếp trước một đêm rồi hôm sau làm sẽ tiện hơn.

Sau khi ngâm trong nước thì vo lại gạo một lần nữa, nhặt bỏ sạn rồi để thật ráo nước. Việc để ráo gạo rất quan trọng đến chất lượng của cách làm xôi chè ngon, nên tốt nhất là bạn dùng khăn thấm cho thật khô.

Bước 2

Còn đậu xanh chúng ta cũng phải ngâm trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng trước khi nấu cho mềm rồi đem hấp chín. Hoặc nếu các bạn nấu chín bằng nồi cơm điện như nấu cơm thì không cần phải ngâm nhưng hạt đậu khi chín vẫn còn nguyên, không bị nát khó giã nhuyễn hơn. Sau khi đậu chín thì trút ra để nguôi, chia ra một phần lớn và bớt lại một phần nhỏ đậu xanh để rắc vào chè.

Phần lớn chúng ta đem giã nhuyễn, chỉ nên giã thôi nhé không nên xay, nếu xay sẽ làm hỏng món ăn này đó, sau khi giã xong thì dùng ta không nắm đậu thành một nắm tròn, nhớ là rửa tay thật sạch trước khi nắm nhé!

Ngoài ra nếu thích đỗ đen thì có thể thay thử cách làm xôi chè đỗ đen, cách làm tương tự nhưng thay đậu xanh bằng đỗ đen.

Bước 3

Tiếp tục cho gạo nếp đã xóc với một ít muối cho vào nồi hấp đậu lúc nãy hấp chín. Căn khi xôi gần chín thì mở nắp ra thêm vào một ít đường+ dầu ăn và đảo đều rồi đậy nắp lại hấp thêm khoảng 5 phút nữa là được.

Xôi chín thì cho xôi vào một cái thau lớn, trộn đều xôi với đỗ, vừa trộn vừa bóp cho tơi hạt xôi và bám đều đỗ. Tiếp tục, cho hạt sen vào trộn đều.

Bước 4 

Bắt một nồi nước lên bếp và đun sôi. Nước sôi thì cho đường vào dùng đữa khuấy đều cho tan, các bạn có thể điều chỉnh lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt hay ít ngọt của mình và gia đình.

Sau đó đem bột sắn cho vào bát rồi thêm nước vào hòa tan, sau khi hòa bột sắn thì đổ bát nước bột này vào nôi nước đường khuấy đều cho chín. Với món xôi chè này thì các bạn nên nấu bột sắn loãng một chút.

Bước 5

Nước sôi trở lại thì tắt bếp và múc bột sắn ra từng bát, rắc thêm một ít hạt đỗ xanh còn khi nãy lên trên và ăn kèm với xôi.