Cách sử dụng UPS

Bộ lưu điện UPS là thiết bị hỗ trợ khi nguồn điện gặp sự cố như mất điện, nguồn điện chập chờn không ổn định. Vậy cách sử dụng bộ lưu điện UPS như thế nào và sử dụng làm sao để duy trì tuổi thọ của bộ lưu điện, cùng Thành Công Electric tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Các bộ lưu điện UPS thông dụng

Cách vận hành bộ lưu điện UPS

Khởi động bộ lưu điện UPS

Bộ lưu điện UPS kết nối với nguồn điện lưới

Bộ lưu điện được kết nối với nguồn điện, sau đó chế độ pass by khởi động bằng phần mềm WinPower. Đối với các dòng model từ 6KVA trở lên chế độ pass by tự khởi động, nên đôi khi người sử dụng quên bật nguồn bộ điện lưu dẫn đến không thực hiện được chức năng của chúng.

Ấn giữ nút Power on để bật bộ  lưu điện UPS

Hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo nguồn điện lưới sáng cho thấy bộ UPS hoạt động bình thường. Đối với trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn điện lưới, bộ lưu điện UPS sử dụng ắc quy.

Các nút điều khiển bộ lưu điện

Bộ lưu điện UPS dùng ắc quy

Khi nguồn điện lưới gặp sự cố mất điện, không ổn định. Bộ lưu điện UPS chuyển sang chế độ sử dụng ắc quy.

Ấn giữ nút Power on để bật bộ lưu điện UPS

Hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo ắc quy sáng, bộ lưu điện UPS hoạt động bình thường.

Tắt nguồn bộ  UPS 3 pha

Đầu tiên, tiến hành tắt hết các thiết bị ngoại vi sử dụng nguồn điện của bộ điện lưu.

Sau đó, nhấn giữ nút Power off  để tắt bộ lưu điện UPS.

Hệ thống đèn báo trạng thái kiểm tra bằng cách chiếu sáng từ vị trí từ 1 đến 6 sau đó tắt hẳn. Đèn báo nguồn điện lưới hoặc đèn báo ắc quy tắt, ở đầu ra không còn nguồn điện.

Thực hiện đúng trình tự: Tắt các thiết bị ngoại vi nối với độ lưu điện, tắt bộ điện lưu cuối cùng là tắt cầu giao điện. Nhằm đảm bảo an toàn và duy trì tuổi thọ của bộ điện lưu.

Lưu ý:

– Tùy theo công suất của thiết bị ngoại vi lựa chọn phù hợp bộ lưu điện. Tốt nhất nên chọn các bộ lưu điện mà công suất của các thiết bị ngoại vi chỉ bằng khoảng 70% công suất của nó.

– Chỉ sử dụng các thiết bị ngoại vi khi bộ lưu điện đã hoạt động ổn định.

– Bộ điện lưu có thời gian sử dụng ngắn, vì vậy khi gặp các vấn đề sự cố về nguồn điện, bạn nên lưu dữ liệu và tắt máy đúng cách.

– Không để ắc quy của bộ lưu điện xả kiệt, vì như vậy làm giảm tuổi thọ ắc quy và gây hư hỏng.

– Đối với những bộ điện lưu lâu không sử dụng, khoảng hơn 3 tháng, nên lưu kho. Nếu muốn sử dụng lại cần nạp [sạc] bộ lưu điện trong khoảng từ 8 đến 16 tiếng.

– Không kết nối các thiết bị ngoại vi có công suất lớn trên 1000W như: máy in, mô tơ,…Vi các thiết bị này khi khởi động có công suất lớn dễ dẫn đến tình trạng quá tải có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm.

– Khi sử dụng bộ điện lưu, tuyệt đối không cạy, mở, đập, đốt bình ắc quy vì trong bình ắc quy có chất điện phân có thể gây nổ hoặc cháy, bỏng khi tiếp xúc với da.

Những lưu ý khi lắp đặt bộ lưu điện UPS

Cách lắp đặt bộ lưu điện

Trước khi tiến hành lắp đặt bộ lưu điện UPS cần lưu ý những điều sau:

– Đọc kỹ bản hướng dẫn của nhà sản xuất, xác định các đầu dây đấu nối, lựa chọn các loại dây nối đạt tiêu chuẩn.

– Đảm bảo chống sốc, chống va đập trong quá trình vận chuyển bộ điện lưu.

– Bình ắc quy của bộ lưu điện có chứa chất điện phân nguy hiểm nên tuyệt đối không được đập, cạy mở hoặc đốt có thể gây ra cháy nổ hoặc bỏng nếu tiếp xúc với da.

– Tại đầu vào, đầu ra và trong bo mạch của bộ lưu điện tồn tại điện áp cao khoảng 220V, vì vậy khi tiếp xúc cần chú ý và có những kiến thức cơ bản về điện.

– Các dụng cụ lắp ráp cần được cách điện đảm bảo an toàn trong quá trình lắp ráp.

– Tuyệt đối không để hai đầu nối âm dương [+,-] chập vào nhau, có thể gây cháy nổ mạch điện, nguy hiểm đến tính mạng con người.

– Khi lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng bộ lưu điện cần tháo các trang sức, đồng hồ bằng kim loại

– Để bộ lưu điện ở vị trí xa trẻ em, tuyệt đối không để trẻ đến gần bộ lưu điện.

Lựa chọn vị trí lắp đặt bộ lưu điện UPS

Kiểm tra cẩn thận trước khi lắp đặt bộ lưu điện vì trong quá trình vận chuyển, có thể xảy ra va đập, trầy xước. Bộ lưu điện tương đối nặng nên khi tháo lắp, kiểm tra nên thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận. Tiến hành kiểm tra các bộ phận của bộ lưu điện, các thông tin, giấy tờ bảo hành, dây cắm đi kèm. Sau khi kiểm tra, tiến hành lắp đặt bộ lưu điện theo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn vị trí thông thoáng, không bị che chắn, khoảng cách từ bộ lưu điện đến các thiết bị khác khoảng 40cm.

– Không đặt bộ lưu điện gần các vật dễ cháy nổ, những nơi ẩm thấp hoặc chứa chất hóa học, chất bào mòn, gần nước biển,…

– Đảm bảo nhiệt độ xung quanh bộ lưu điện được duy trì từ 0 đến 40 độ C

– Bộ lưu điện được đặt gần các ổ cắm điện, thuận tiện cho việc  tháo, lắp dây cắm nguồn.

– Không che chắn hoặc đặt bộ lưu điện lên các tấm thảm, vì như vậy có thể làm hạn chế quá trình tản nhiệt.

– Nên tắt bộ lưu điện sau khi sử dụng xong hoặc vào cuối ngày.

Hy vọng qua bài viết có thể cung cấp với bạn đọc những thông tin cần thiết và bổ ích về cách sử dụng bộ lưu điện, nếu có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm và giá thành vui lòng liên hệ với công ty Thành Công chuyên cung cấp các sản phẩm và linh kiện điện tử để được tư vấn chi tiết hơn.


Bạn Có Thể Thích :

DOWNLOAD HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG UPS: BẤM VÀO ĐÂY

VĂN BẢN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ LƯU TRỮ ĐIỆN [UPS] SANTAK CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN, LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO QUẢN


1. HƯỚNG DẪN AN TOÀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI THIẾT BỊ LƯU TRỮ ĐIỆN [UPS] SANTAK.

1.1. Người sử dụng được khuyến cáo cần phải đọc kỹ tất cả tài liệu hướng dẫn đi kèm theo UPS SANTAK trước khi đưa sản phẩm vào sử dụng hoặc lưu kho.

1.2. Điện áp cao tại đầu vào / đầu ra của UPS SANTAK cũng như trên bo mạch có thể gây nguy hiểm đến con người, do đó phải là người am hiểu về điện và UPS mới được tiếp xúc với UPS.

1.3. Tuyệt đối không cho trẻ em tiếp xúc với UPS.

1.4 Các dụng cụ điện sử dụng để lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa cần được cách điện tốt.

1.5 Vật dụng cá nhân bằng kim loại như đồng hồ, nhẫn, vòng...mang trên cơ thể cần được tháo ra trước khi tiến hành việc tháo lắp, bảo dưỡng thiết bị để tránh bị điện giật gây nguy hiểm.

1.6. Để tránh sự cố chập điện, cháy nổ gây ra tai nạn điện đáng tiếc, người sử dụng không được để hai đầu cực Âm / Dương [– / + ] của ắc quy chập vào nhau.

1.7. Bên trong ắc quy có chứa chất điện phân có thể làm tổn thương da, vì vậy tuyệt đối không được cạy mở, vứt bỏ ắc quy vào lửa. Phải là chuyên gia được đào tạo hoặc kỹ thuật viên Santak mới được phép thực hiện tháo lắp ắc quy.

1.8. Việc vận chuyển UPS phải đảm bảo được đóng gói / đóng kiện theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất nhằm chống sốc và chống va đập.

------------------

2. HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ LƯU TRỮ ĐIỆN [UPS] SANTAK.

Lưu ý:  Khi tháo vỏ hộp đựng UPS, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu va đập, đổ vỡ hay ẩm ướt thiết bị thì khách hàng cần phải liên hệ ngay với đại lý bán hàng để được hướng dẫn cụ thể, sự bất thường này của thiết bị có thể là nguyên nhân gây ra lỗi kỹ thuật và không an toàn cho vận hành. 

2.1. UPS cần phải được đảm bảo khô ráo tuyệt đối trước khi đưa vào lắp đặt và vận hành.

2.2. Không lắp đặt UPS ở nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hay gần nguồn nhiệt độ cao hoặc quá thấp.

2.3. Vị trí lắp đặt  bộ lưu điện UPS phải được bố trí ở những nơi thông gió tốt, tránh xa nước, xa khu vực dễ gây cháy nổ, hoặc các chất ăn mòn [hóa chất], khu vực có hơi nước biển gây rỉ sét linh kiện và bo mạch.

2.4. Môi trường cho phép UPS hoạt động có nhiệt độ từ 0oC ~  40oC [tối ưu là 15oC ~ 25oC] và độ ẩm là nhỏ hơn 95%, không ngưng tụ.

2.5. UPS phải được lắp đặt đúng theo phương đã được nhà sản xuất qui định trên thùng carton. Tất cả các dây nguồn và tiếp đất [nếu có] phải sử dụng đúng tiêu chuẩn về kích cỡ, chủng loại, chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật điện đã xác lập tương ứng cho từng chủng loại sản phẩm.

2.6. Tuyệt đối không được gắn thiết bị tải có tổng công suất vượt quá công suất danh định c ủa UPS.

2.7. Đối với UPS công nghiệp hoặc công suất lớn của SANTAK, khi người sử dụng có nhu cầu lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hoặc bảo dưỡng, thay thế định kỳ thì đều bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định, quy trình tương ứng với từng chủng loại sản phẩm. Tất cả các nghiệp vụ liên quan đều phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên do chính SANTAK ủy quyền, chỉ định.

------------------

3. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ LƯU TRỮ ĐIỆN [ UPS ] SANTAK.

Thiết bị đảm bảo đã được tiến hành việc kiểm tra an toàn lần cuối sau khi hoàn tất việc đấu nối với nguồn điện lưới, dây tiếp đất [nếu có].

3.1. Khởi động [ ON ] UPS theo chế độ điện lưới [nối với nguồn điện lưới]:

Ấn vào và giữ nút khởi động nguồn trong khoảng 3 giây để bật UPS. Khi được kích hoạt, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra hệ thống, vài giây sau, đèn báo điện ngõ ra của UPS sáng lên. UPS đang hoạt động theo chế độ sử dụng điện lưới.

3.2. Tắt UPS khi đang hoạt động ở chế độ điện lưới:

Ấn vào và giữ nút tắt nguồn trong khoảng 3 giây để tắt UPS.

3.3. Khởi động [ ON ] UPS theo chế độ ắc quy [không nối với nguồn điện hay mất điện]:

Ấn vào và giữ nút khởi động nguồn trong khoảng 3 giây để bật UPS. Khi được kích hoạt, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra hệ thống, vài giây sau đèn báo ắc quy sáng lên, UPS đang hoạt động ở chế độ ắc quy.

3.4. Tắt UPS đang hoạt động ở chế độ ắc quy:

Ấn vào và giữ nút tắt nguồn trong khoảng 3 giây để tắt UPS.

Lưu ý :

Ÿ   Tuyệt đối không được bật nguồn của các thiết bị tải cần lưu điện trước khi đấu nối chúng với UPS. Sau khi công việc lắp đặt và đấu nối nguồn hoàn tất, người sử dụng cần phải khởi động nguồn UPS trước cho đến khi đèn hiển thị trạng thái trên UPS đã chuyển sang màu xanh thì mới tiến hành khởi động nguồn của hệ tải được đấu nối vào UPS một cách tuần tự.

Ÿ    Bất kỳ khi nào người sử dụng muốn ngừng việc sử dụng nguồn của UPS thì cần phải tiến hành tắt thiết bị cần lưu điện một cách tuần tự và cuối cùng mới tắt UPS, cắt cầu dao để ngắt nguồn cung cấp điện.

Ÿ    Để đảm bảo an toàn cao trong quá trình lắp đặt và vận hành, nhà sản xuất khuyến cáo người sử dụng cần phải đấu nối hệ thống tiếp đất tốt cho các UPS công nghiệp hoặc công suất lớn của SANTAK.

Ÿ    Đối với những thiết bị sử dụng điện như các loại môtơ động cơ, máy bơm nước, máy in lazer, quạt điện, máy sấy,...luôn có dòng điện đề [khởi động] rất lớn, gấp 3 ~ 5 lần so với dòng điện khi chúng đã hoạt động ổn định, do vậy khi có yêu cầu đảm bảo nguồn dự phòng cho các hệ tải này, người sử dụng phải lựa chọn các loại UPS có mức công suất cao gấp 3 ~ 5 lần tổng công suất danh định được ghi trên mỗi thiết bị cần lưu điện đó.

Ÿ    Người sử dụng được khuyến cáo rằng công suất của máy phát điện khi cấp nguồn cho UPS phải có mức công suất danh định là cao gấp 3 lần công suất danh định của UPS.

------------------

4. CÁC CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN ĐẾN LƯU KHO, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG

4.1.   Hệ thống điện phải được nối tiếp đất đúng chuẩn

4.2.   Người sử dụng được yêu cầu là cần phải nạp điện lưới 16 giờ cho UPS trong các trường hợp sau:

Ÿ   Trước khi cắm tải vào UPS đó cho lần sử dụng đầu tiên.

Ÿ   Khi nhận lại sản phẩm sau mỗi lần bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì, thay thế ắc quy, linh kiện.

Ÿ   UPS đó được lưu kho hoặc không sử dụng sau một tháng.

4.3.   Tắt nguồn của UPS [ OFF ]:

Ÿ   Vào cuối mỗi ngày làm việc hay trong các trường hợp khẩn cấp như: hỏa hoạn, cháy nổ, ngập nước, động đất, thiên tai…

Ÿ   Khi không cần sử dụng đến UPS 

Video liên quan

Chủ Đề