Giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của mua sắm thường xuyên có báo nhiều cách xác định

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, một trong các căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên là kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá [nếu có].

Như vậy, việc thẩm định giá không phải là cách thức duy nhất để làm căn cứ xác định giá gói thầu. Theo đó, đối với loại hàng hóa phổ biến trên thị trường, đơn giản trong việc khảo sát, lấy báo giá thì không cần thiết phải thẩm định giá khi xây dựng giá gói thầu.

Việc chứng minh giá cả phù hợp với thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như cataloge, báo giá... và đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư khi thương thảo hợp đồng.

Mục lục bài viết

  • 1. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu ?
  • 2. Việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

1. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu ?

Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu.

2. Giá gói thầu.

Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:

a] Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;

b] Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt [gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sam một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm];

c] Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;

d] Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;

đ] Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần ong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn.

4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.

6. Loại hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện như thế nào ?

1. Trách nhiệm trình duyệt:

Bên mời thầu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định có thẩm quyền thẩm định.

2. Văn bản trình duyệt gồm:

a] Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và các căn cứ pháp lý để thực hiện;

b] Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này;

c] Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung của từng gói thầu [tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng]. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

d] Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu [nếu có], trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;

đ] Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng dự toán mua sắm được phê duyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê[tổng hợp]

Mục lục bài viết

  • 1. Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì ?
  • 2. Xác định gói thầu mua sắm hàng hóa
  • 3. Ưu đãi đối với gói đấu thầu mua sắmhàng hóa trong nước
  • 3.1 Điều kiện để được hưởng ưu đãi
  • 3.2. Cách tính ưu đãi
  • 4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
  • 4.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
  • 4.2 Tiêu chuẩn về đánh giá kỹ thuật
  • 4.3. Xác định giá thấp nhất
  • 4.4 Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục tư vấn luật đấu thầucông ty Luật Minh Khuê

>>Luậtsưtưvấnphápluật đấu thầugọi:1900.6162

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Gói thầu mua sắm hàng hóa là gì ?

Nội dung phân tích:

Khoản 25 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013quy định như sau:

"Hàng hóagồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế."

Như vậy từ định nghĩa trên có thể hiểu gói thầu mua sắm hàng hóa là Gói thầu mua sắm các máy móc, thiệt bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư , phụ tùng, hàng tiêu dùng, thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Theo quy định này thì trường hợp gói thầu cung cấp"Dịch vụ dàn dựng gian hàng, điện, nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ và trang trí chung"của bạn không phải là gói thầu mua sắm hàng hóa mà là gói thầu cung cấpdịch vụ phi tư vấncăn cứ vàoKhoản 9Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 như sau:

"Dịch vụ phi tư vấnlà một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này."

2. Xác định gói thầu mua sắm hàng hóa

Câu hỏi:

Đơn vị ông A[Khánh Hòa] đang công tác có dự án xây dựng phần mềm để phục vụ công tác quản lý chuyên môn, trong đó gói thầu xây dựng phần mềm có giá trị 700 triệu đồng. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt có ghi gói thầu xây dựng phần mềm sử dụng kinh phí sự nghiệp được giao năm 2017 thực hiện hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh thông thường phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ.

Sau khi lập Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT để trình cơ quan thẩm định thì nhận được ý kiến như sau: "Chủ đầu tư lưu ý đây là gói thầu "Dịch vụ tư vấn" căn cứ các quy định của pháp luật về đấu thầu đề nghị chủ đầu tư xem xét lại hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu tư vấn để đảm đảo lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thực hiện và đúng quy định hiện hành".

Theo ý kiến của cấp có thẩm quyền thì đây là gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Điểm e, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC, có giá gói thầu trong khoảng 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng thực hiện chào hàng cạnh tranh thông thường theo Khoản 1, Điều 19 Thông tư số 58/2016/TT-BTC.

Hỏi:Trong trường hợp này ý kiến của cơ quan nào không phù hợp? Đơn vị ông nên thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:

Trường hợp gói thầu mua phần mềm mà phần mềm này có sẵn trên thị trường thì đây là gói thầu mua sắm hàng hóa theo quy định tại Khoản 25 Điều 4 Luật đấu thầu 2013.

Trường hợp gói thầu là thuê tổ chức, chuyên gia để xây dựng, phát triển một phần mềm theo yêu cầu của bên mời thầu thì đây là gói thầu dịch vụ tư vấn theo quy định tại Khoản 8, Điều 4 Luật Đấu thầu.

3. Ưu đãi đối với gói đấu thầu mua sắmhàng hóa trong nước

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

3.1 Điều kiện để được hưởng ưu đãi

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:

D [%] = G*/G [%]

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuấttrongnước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;

- G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ³ 25% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

3.2. Cách tính ưu đãi

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] của hàng hóa đóvào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:

Điểm ưu đãi = 0,075 x [giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu] x điểm tổng hợp

Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.

4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

4.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

4.2 Tiêu chuẩn về đánh giá kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

- Khả năng cung cấp tài chính [nếu có yêu cầu];

- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

- Tiến độ cung cấp hàng hóa;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

4.3. Xác định giá thấp nhất

Xác định giá thấp nhất đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất như sau

- Xác định giá dự thầu;

- Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh sai lệch;

- Trừ giá trị giảm giá [nếu có];

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung [nếu có];

- Xác định giá trị ưu đãi [nếu có];

- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

4.4 Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá

Tiêu chuẩn xác định đánh giá đối với trường hợp áp dụng phương pháp đánh giá như sau

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG= G ± ∆G+ ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = [giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch] - giá trị giảm giá [nếu có];

- ∆Glà giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay [nếu có];

+ Tiến độ;

+ Chất lượng [hiệu suất, công suất];

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác [nếu có].

∆ƯĐlà giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./

Video liên quan

Chủ Đề