Cách uống rượu tỏi như thế nào

Y học cổ truyền đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh thu được hiệu quả tốt. Trong ngôi mộ cổ xưa ở Ai Cập, người ta đã tìm thấy đơn thuốc làm từ tỏi. Còn ở Trung Quốc, ngay từ năm 2600 trước Công nguyên đã có những bài thuốc bào chế từ tỏi. Ở nước Nga từ thế kỷ 19, người ta đã coi cây tỏi như một loài thảo dược...

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi [Liliaceae]. Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh [S]. Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin [một loại acid amin] - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen. Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...

Rượu tỏi có thể chữa được nhiều bệnh.

Có thể dùng tỏi với những cách khác nhau, nhưng độc đáo là Ai Cập hầu như nhà nào cũng dùng “rượu tỏi”. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Qua nghiên cứu phân tích cho thấy, rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:

Các bệnh xương khớp [viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp...].

Bệnh đường hô hấp [viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản...].

Bệnh tim mạch [tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch].

Bệnh đường tiêu hóa [ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng].

Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi và uống: Tỏi khô [đã bóc bỏ vỏ] 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt [tương đương 1 thìa cà phê] trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta cũng đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi này, nhưng liều lượng thì linh hoạt [thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần], nhưng không thấy phản ứng phụ. Các thông tin phản hồi đều cho biết rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, có nhiều người khỏi bệnh. Có thể nói, rượu tỏi là vị thuốc tuyệt vời, trời ban cho người nghèo...

Sau này, tỏi lại được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của nó. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm cũng đã được chứng minh - nghiên cứu dược lý thực nghiệm thấy tỏi có phổ kháng khuẩn và kháng nấm rộng. Tác dụng kháng virut cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và giảm hàm lượng cholesterol xấu [LDL], nhưng lại tăng cholesterol tốt [HDL] do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên, đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng sử dụng thích hợp [thuốc dùng liều quá cao cũng có hại] và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Nếu dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh. Coi trọng cách dùng an toàn là có thể dùng hàng ngày một cách lâu dài mà không lo nó gây ra những tác dụng xấu ngoài ý muốn.

Theo suckhoedoisong.vn

Tỏi là một vị thuốc dân gian, còn rượu có tính sát trùng. Sự kết hợp của hai thành phần này có thể đem đến công dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang và nhiều bệnh khác. Vậy cách ngâm rượu tỏi như thế nào là chuẩn nhất, giúp điều trị bệnh hiệu quả nhất?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách ngâm rượu tỏi trị viêm xoang và những bệnh khác trong bài viết dưới đây.

Công dụng của rượu tỏi ngâm và tỏi

1. Công dụng của tỏi

Trước khi tìm hiểu cách ngâm rượu tỏi, hãy cùng khám phá công dụng của tỏi. Thành phần nổi bật của tỏi là aliin, một loại axit amin mà khi giã giập mới hình thành allicin. Allicin giúp giảm viêm và có lợi trong việc chống oxy hóa. Tỏi còn có nhiều vitamin, enzyme và chất khoáng.

Nhờ chứa những thành phần đặc biệt mà tỏi có những tính năng:

  • Làm loãng máu [chống đông máu]
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Kháng sinh, tiêu diệt ký sinh trùng, kháng nấm, kháng virus
  • Giảm mỡ máu
  • Giải độc kim loại nặng như chì, thủy ngân
  • Chống oxy hóa, chống lão hóa: loại bỏ và giảm thiểu gốc tự do gây hại
  • Cải thiện chức năng miễn dịch

2. Tỏi ngâm rượu có tác dụng gì?

Nếu bạn thực hiện đúng cách ngâm rượu tỏi và sử dụng rượu tỏi đều đặn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:

  • Cải thiện các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang
  • Điều chỉnh huyết áp, đặc biệt đối với người bị cao huyết áp
  • Giảm cholesterol xấu và triglycerid, tăng cholesterol tốt, từ đó giảm các rối loạn trong chuyển hóa mỡ thành máu
  • Phòng chống xơ vữa động mạch
  • Chống lại bệnh tiểu đường
  • Cải thiện tình trạng thấp khớp [uống lượng vừa phải rượu tỏi, dùng rượu xoa bóp và đi bộ vừa sức hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng đáng kể]
  • Tăng cường hiệu suất khi tập thể dục, giảm đau nhức cơ do tập luyện thể dục, giúp giảm cân hiệu quả
  • Cải thiện các vấn đề hệ tiêu hóa ở mức độ nhẹ [người có vấn đề về viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa nếu dùng tỏi thì lợi bất cập hại]
  • Ngăn ngừa ung thư

3. Công dụng của rượu tỏi ngâm đối với bệnh viêm xoang

Nếu như thuốc kháng sinh không điều trị được cảm cúm do virus gây ra thì tỏi có thể phòng ngừa và điều trị được cảm lạnh lẫn cảm cúm hiệu quả nhờ vào tính chất kháng sinh, kháng virus, sát trùng, chống viêm nhiễm. Tác dụng của rượu tỏi trong việc diệt khuẩn, kháng khuẩn là rất tốt.

Một số nguyên tố vi lượng trong tỏi như lưu huỳnh, kẽm, mangan giúp bo vệ, tăng đề kháng của niêm mạc mũi.

Tác dụng của tỏi ngâm rượu trong việc điều trị viêm xoang là không thể phủ nhận. Rượu tỏi vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh [kháng các yếu tố gây bệnh, chống viêm], vừa làm giảm triệu chứng [chống niêm mạc sưng to gây bít tắc xoang, ứ đọng dịch mủ, đau nhức, khó thở] một cách hiệu quả.

Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những cách ngâm rượu tỏi và tự thực hiện để các thành viên trong gia đình cùng sử dụng. Trong bài viết này, Hello Bacsi gợi ý bạn cách ngâm rượu tỏi trắng và rượu tỏi đen, cũng như một số lưu ý khi làm tỏi ngâm rượu và khi dùng rượu tỏi.

Cách ngâm rượu tỏi chuẩn nhất giúp chữa bệnh hiệu quả

Bạn có thể sử dụng cả tỏi trắng lẫn tỏi đen để làm rượu tỏi.

1. Cách ngâm rượu tỏi trắng

Nguyên liệu, vật liệu:

  • 200g tỏi trắng khô đã bóc vỏ
  • 500ml rượu trắng khoảng 40 độ
  • Bình thủy tinh sạch

Cách ngâm rượu tỏi:

  • Bước 1: Cắt lát tỏi hoặc giã nhỏ, để tỏi ngoài không khí khoảng 15-30 phút.
  • Bước 2: Cho tỏi vào bình ri đổ rượu nếp 45 độ vào vừa ngập tỏi
  • Bước 3: Đậy nắp bình lại và ngâm trong khoảng 10 ngày.

Do tỏi sẽ nổi lên trên bề mặt lớp rượu nên cần thường xuyên lắc bình hoặc úp ngược bình lại để hỗn hợp đều màu và mùi vị. Bằng cách này, tỏi không trồi lên khỏi lớp rượu hay phơi ra không khí và bị hư hay mốc.

Cách ngâm rượu tỏi này sẽ giúp bạn có được một bình rượu tỏi đậm màu dần. Màu vàng nhạt ban đầu sẽ dần chuyển sang màu đậm đẹp mắt.

Cách uống rượu tỏi:

Để rượu tỏi phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên dùng 40 giọt rượu tỏi [khoảng 1 thìa cà phê] cho một lần uống. Mỗi ngày uống rượu tỏi 2 lần, tốt nhất vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi ung rượu.

2. Cách ngâm rượu tỏi đen

Tỏi đen là tỏi được lên men khoảng 1 tháng. Loại tỏi này dẻo, có vị ngọt, khác với tỏi sống ở chỗ là không có mùi hăng nồng. Tham khảo ngay cách ngâm rượu tỏi đen vừa ngon vừa bổ:

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

  • 200g tỏi đen
  • 1-1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 45 độ trở lên
  • Bình thủy tinh sạch

Cách ngâm rượu tỏi:

  • Bước 1: Bóc hết vỏ tỏi đen lấy phần thịt tỏi
  • Bước 2: Cho tỏi vào bình ngâm với rượu.
  • Bước 3: Sau khoảng 2 ngày, lắc đều bình để ti ngm đều rượu.

Rượu ngâm sau 4-7 ngày là dùng được. Cách ngâm rượu tỏi đen tốn ít thời gian chờ đợi hơn. Nghĩa là, rượu tỏi đen có thể được dùng sớm hơn rượu tỏi trắng. Nguyên nhân là do bản thân tỏi đen là thực phẩm đã được lên men.

Cách dùng rượu tỏi:

Cách dùng rượu tỏi đen giống với cách uống rượu tỏi trắng:

  • Nên dùng 40 giọt rượu tỏi [khoảng 1 thìa cà phê] cho một lần uống.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, tốt nhất là vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi ung.

Lưu ý trong cách ngâm rượu tỏi

Một số người ngâm rượu tỏi sẽ thấy tỏi chuyển sang màu xanh. Tỏi này thực ra vẫn ăn được, chỉ là nó không có tác dụng tốt như tỏi ngâm cho đúng màu vàng đậm.

Nguyên nhân vì sao tỏi ngâm có màu xanh vẫn chưa được nghiên cứu rõ, nhưng người ta cho rằng tỏi ngâm chuyển xanh là do:

  • Không bóc vỏ tỏi mà để nguyên củ tỏi khi ngâm
  • Dùng rượu không đúng độ [tốt nhất là rượu khoảng 40-45 độ]
  • Dùng loại tỏi chưa khô hẳn, vẫn còn nước [trong tỏi non vẫn còn nhiều nước nên dùng tỏi non ngâm rượu dễ bị ngả xanh]
  • Trong củ tỏi có mầm, mùa hè tỏi thường không mọc mầm, nhưng đến mùa đông sẽ tự động nảy mầm. Nếu ngâm vào mùa đông thì tỏi sẽ chuyển xanh

Mẹo ngâm rượu tỏi không bị ngả xanh:

Bạn nên “bỏ túi” một số điểm cần lưu ý trong cách ngâm rượu tỏi để thu được thành phẩm vừa đẹp như mơ, vừa bổ dưỡng:

  • Dùng tỏi già ngâm rượu vì tỏi già khô hơn.
  • Có người cho rằng nhằm đảm bảo tỏi dùng ngâm đủ khô, không bị mọc mầm và màu không ngả xanh thì cần sao tỏi qua lửa [bóc tỏi cho lên chảo, đảo đều khoảng 3 phút] để hong khô và diệt mầm. Tuy nhiên, nếu không đảo đều thì dễ bị cháy tỏi. Và nếu chế biến qua nhiệt thì tỏi bị mất một số hoạt chất có lợi như allicin.
  • Cắt đôi củ tỏi, loại phần mầm xanh ở bên trong rồi đem đi ngâm rượu, hoặc thái tỏi thành lát mỏng hoặc giã nhuyễn thì màu rượu tỏi sẽ tự nhiên hơn, không bị ngả xanh.
  • Tỏi đen dùng ngâm rượu sẽ không bị ngả xanh vì bản thân tỏi đen là loại tỏi đã được lên men. Rượu tỏi đen được cho là có hiệu quả hơn tỏi trắng, nhưng giá thành cao hơn. Tỏi đen đem ngâm rượu nếu vẫn còn màu đen thì dù đã uống hết phần rượu, vẫn cho thêm rượu vào ngâm tiếp được lần nữa.

Ngoài những lưu trong cách ngâm rượu tỏi, bạn cũng cần cẩn thận khi sử dụng loại rượu này:

  • Tỏi là nguyên liệu có mùi đặc trưng nên dù đã ngâm rượu hoặc chế biến cũng khó tránh được mùi khó chịu. Ăn ít trái cây sau khi dùng tỏi hoặc uống rượu tỏi, kết hợp với giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp khử được mùi tỏi.
  • Kết hợp dùng rượu tỏi và vệ sinh đường mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh viêm xoang cũng như các bệnh về đường hô hấp rõ rệt hơn.
  • Bên cạnh việc dùng rượu tỏi, vic duy trì chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, dùng chất kích thích…
  • Dùng rượu tỏi ngâm xoa bóp sẽ tốt cho người mắc bệnh viêm khớp.
  • Người có vấn đề hoặc có bệnh về đường tiêu hóa nhẹ như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu thì dùng tỏi sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vì tỏi có tính kích ứng nên người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa mà dùng rượu tỏi nhiều hoặc ăn tỏi sống thì sẽ gây hại.
  • Một số trường hợp cao huyết áp khi sử dụng tỏi, rượu tỏi sẽ thấy huyết áp giảm trong thời gian đầu do tỏi có công dụng điều chỉnh huyết áp, nhưng sau đó huyết áp lại tăng cao. Nguyên nhân là do tỏi có tính nóng, phải chú ý điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp nếu muốn dùng lâu dài.

Bạn có thể tham khảo thêm: Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi có thực sự hiệu nghiệm?

  • Người mắt yếu, đang bị đau mắt đỏ, sưng mắt, nóng trong người, mắc bệnh gan, thận nặng cũng không nên dùng. Người đang ung thuốc chống đông máu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tỏi chữa bệnh.
  • Không nên cho trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai dùng rượu tỏi. Dùng rượu tỏi quá nhiều sẽ gây hại nên không được lạm dụng.
  • Điều quan trọng nhất khi dùng rượu tỏi chữa bệnh viêm xoang là cần kiên trì dùng đều đặn, nhưng cũng nên để ý dùng liều lượng vừa phải. Chỉ nên dùng tỏi chữa viêm xoang khi bệnh còn ở mức độ nhẹ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách ngâm rượu tỏi chuẩn nhất, giúp điều trị bệnh hiệu quả, đặc biệt là chữa bệnh viêm xoang.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề